Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thần linh Thổ Địa là ai? Chuyện về Thần linh Thổ Địa

Thần linh Thổ Địa còn được gọi là Thổ công, là vị Thần coi sóc một mảnh đất, một khu vực cụ thể nào đó. Trong dân gian có câu: “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”. Ở mỗi gia cư, Thổ công là vị thần trong coi gia đình, dự định họa phúc.

1. Thần Thổ Địa là ai?

Thần Thổ Địa còn được gọi là Thổ công, là vị Thần coi sóc một mảnh đất, một khu vực cụ thể nào đó. Trong dân gian có câu: “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”. Ở mỗi gia cư, Thổ công là vị thần trong coi gia đình, dự định họa phúc.

Xét về nguồn gốc, việc sùng bái Thổ địa phát xuất từ thời thượng cổ. Vì có đất đai, mới có thể làm nông nghiệp, mới có thể làm ra của cải, áo cơm và có được một cuộc sống yên bình.

Qua nhiều năm tháng lịch sử, thần Thổ địa từng bước được trừu tượng hoá và được tôn vinh là “Hậu thổ hoàng địa chi”, là một trong những bậc tôn thần tối cao có chức năng sinh sản và hàm dưỡng muôn vật.

Trong xã hội hôm nay, tùy theo ảnh hưởng văn hóa của từng khu vực mà hình dạng Thổ địa hay Thổ công được biến thái dưới nhiều hình trạng. Có khi là một ông già to béo, bụng phệ, vẻ mặt hiền lành, miệng cười thoải mái. Có lúc, tượng Thổ địa được thể hiện dưới hình thức là một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài, đội mũ mỏ quạ, râu trắng như cước. Đạo giáo rất coi trọng và siêng năng thờ cúng vị thần này.

Thần Thổ địa được tôn là “Phúc đức chánh thần”. Danh xưng này kết hợp bằng bốn từ, chẳng dễ dàng có hay tùy tiện tôn đại. Phần đông những người kém hiểu biết còn lầm Thổ địa với Thần tài, nhưng thực sự không phải thế. Là Thần Thổ địa thì phải hội đủ bốn điều:

  • Phải có đủ phúc báu
  • Phải có đức hạnh
  • Phải thuộc chánh đạo (không tà)
  • Phải là Yếu thần. (Tức là vị thần rất quan trọng, không thể xem thường).

Trong kinh Địa Tạng phẩm mười từng nhắc và xác nhận: Nếu người nào ăn chay, tu tốt… thì thần Thổ địa rất hoan hỉ, luôn hộ vệ trú xứ đó hạnh phúc bình an. Bạn phải có đức hạnh tốt, thì quỷ thần mới khâm phục. Nếu đức hạnh thiếu, quỷ thần sẽ khinh chê bạn. Mà quỷ thần dù là hạng thấp nhất đi nữa, họ cũng có ngũ thông, còn chúng ta thì chẳng có thông nào. Điều mà chúng ta cần có là đức hạnh và lòng khiêm cung. Nếu ta tu mà có tâm cao ngạo, khinh rẻ quỷ thần, thì chẳng xứng đáng là kẻ học Phật chân chính.

2. Chuyện về Thần linh Thổ Địa

Đại sư Thánh Nghiêm kể lại:

Khi ngài và đệ tử ở Pháp Cổ Sơn. Lúc đi trên đường có ngang qua một miếu Thổ địa nọ, ngài bèn bước vào xá lễ. Vị đệ tử thấy vậy hết sức bất bình, nói liền:

– Thưa sư phụ, đây đều thuộc phe đảng của Diêm la vương, chẳng nên dây dưa. Là người học Phật sao có thể xá lễ quỷ thần kia chứ?

Ngài Thánh Nghiêm đáp:

– Người học Phật đối với tất cả chúng sinh cần phải có tâm khiêm cung. Ta lễ kính là vì ông Thổ địa đây cũng là bậc đức cao hạnh quý, hộ trì một phương.

Nói xong hai người lại tiếp tục đi, nhưng chuyện xảy ra sau đó rất lạ: Khi họ đi qua một thửa ruộng, thì anh đệ tử không cẩn thận bị té nhào xuống. Anh càng cựa quậy lại bị lún càng sâu, không thể nào thoát ra được. Ngài Thánh Nghiêm lập tức hiểu ngay, mỉm cười bảo đệ tử:

– Con hãy mau mau hướng về Thần Thổ địa sám hối, nói: Là Đại thần chẳng nên chấp nhất lỗi người nhỏ mà chi.

Đệ tử làm y lời, thì chân liền bước lên được. Phải biết vị được làm thần Thổ địa không phải là chuyện dễ. Ít nhất lúc còn sinh tiền, đã tạo nhiều phúc đức, làm lợi cho một bá tính. Sau khi chết rồi, căn cứ vào phúc đức, phẩm hạnh sâu dày, mới có thể làm thần Thổ địa. Vì vậy bạn không nên xem thường công đức của Thổ địa. Thần Thổ địa cũng là hộ pháp.

Thí như bạn đến một địa phương nọ, tại địa phương này: Của người thì người quản, của quỷ thần thì thần linh quản. Mà cai quản chư quỷ thần đây chính là Thần hoàng, Thổ địa. Bạn nghĩ xem, nếu như chúng sinh cõi quỷ không ai quản, chẳng phải chúng sẽ làm loạn lên cả hay sao?

Là người học Phật, đối với mọi người cần có tâm khiêm cung lễ độ. Đã quy y rồi, nếu nhìn thấy Thần Thổ địa thì vẫn nên xá chào. Để tỏ lòng cảm tạ ngài đã hộ trì địa phương, khiến phong điều vũ thuận. Cần nên cảm ân và học tập theo gương tốt của Thổ địa, vì ông đã làm việc phúc thiện cho bá tính cả một vùng. Hành xử khiêm cung lễ độ như vậy mới là tô bồi thêm phúc đức cho mình. Điểm này rất quan trọng, không nên quên.

Quy y Tam bảo: Là quy hướng, nương về Tam bảo. Còn cung kính đối với Thổ địa, là cảm ân ông. Phải biết chuyện xá lễ tuyệt đối không thể thay thế cho quy y, không phải là quy y ông.

Sống phải biết cung kính và cảm ân, đây chính là nhân cách cần có của con người. Chúng ta không nên kiêu căng khinh mạn, vì cống cao ngã mạn là điều đại kỵ với người học Phật.

Mỗi vị Phật đều có danh hiệu biểu trưng như: Phật là Vạn đức trang nghiêm, Bồ tát Quan Âm là Từ bi, Bồ tát Địa Tạng là Hiếu thuận, ngài Văn Thù là Trí tuệ, Thần Già lam là Trung nghĩa, còn Thổ địa thì là phúc đức chánh thần vì ông có phúc báu lẫn đức hạnh.

Chúng ta xá chào Thổ địa, không phải để cầu xin chi, mà chỉ là muốn làm giống như ông, học hạnh phụng hiến. Là chúng ta muốn tri ân ông mà thôi. Nên cung kính cảm tạ Thần hoàng, Thổ địa, đó là thể hiện lòng tri ân.

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Từ ngũ uẩn đến giác chơn

Định Tuệ

Lục độ vạn hạnh là gì?

Định Tuệ

Vì sao phải siêu độ vong nhân? Phương pháp siêu độ vong nhân

Định Tuệ

Sự chuyển hướng từ tu Thiền tông sang tu Tịnh độ

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Thiện Nữ Thiên Chú

Định Tuệ

Vì sao đức Phật đưa giới uống rượu nặng như tánh tội?

Định Tuệ

Phật pháp tạng là chân tâm bổn tánh của tất cả chúng sanh

Định Tuệ

Chí Xuất Trần – Hòa thượng Thích Thông Phương

Định Tuệ

Phật tử tại gia nên đọc tụng Kinh gì ở nhà?

Định Tuệ

Viết Bình Luận