Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú khi trì tụng có tác dụng gì?

Trì tụng Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú này được tai qua nạn khỏi, hết bệnh, bản thân và gia đình bình an, như ý như nguyện, nhiệm mầu linh ứng vô cùng.

Trong Phật giáo có rất nhiều bộ kinh khác nhau. Đối với mỗi bộ kinh đều mang những ý nghĩa và sự linh ứng nhất định. Trong đó Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú được đánh giá là một trong số những bài kinh đang được nhiều Phật tử quan tâm. Bài viết dưới đây Tâm Hướng Phật sẽ cung cấp tới các bạn một số lợi ích khi trì tụng Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú.

1. Giới thiệu Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú

Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú là một trong những bộ kinh được các Phật tử truyền tai nhau và thực hiện tụng trì. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa biết nên bắt đầu từ đâu và hiểu rõ về bộ kinh này là như thế nào.

Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển 1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ. Phương đẳng bộ là các kinh đại thừa ngoài bốn bộ: Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa và Niết Bàn.

Trong Phương đẳng bộ chia làm hai bộ chính là Bảo Tích và Đại Tập. Nếu phân loại theo hiển mật thì kinh này thuộc Phương đẳng mật chú bộ, vì có thần chú Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ, gọi tắt là thần chú Cứu khổ.

2. Bạch Y Thần Chú có tác dụng gì?

Kinh văn:

Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách. Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn. Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi”.

Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.

Phát nguyện:

Kính lạy bồ tát Quan Thế Âm, bậc đại sĩ cứu khổ.

Kính lạy trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những bậc toàn giác có vô lượng công đức.

Con xin quay về nương tựa sức oai thần của Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sanh tâm ác độc, làm cho mọi người và bản thân được Phật cứu độ.

Con xin quay về nương tựa bồ tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Điện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ nạn.

Kinh Cứu Khổ – Bạch Y Thần Chú có tác dụng gì?

Phật nói kinh này cũng tức là thần chú Cứu khổ, rất là cao cả, nhiệm mầu, linh ứng, người trì tụng kinh này, thần chú này thì tai qua nạn khỏi, hết bịnh, ra khỏi ngục tù thế gian và ngục tù phiền não, thoát nạn cửa quan và phiền toái, bản thân và gia đình bình an, người không sanh ác tâm, hóa giải hận thù, như ý, như nguyện.

Biểu tượng của kinh này là sự cứu khổ của bồ tát Quán Thế Âm, biểu hiện qua tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm hướng về chân tâm, tâm hướng thiện, tâm cung kính, tâm cứu độ, tâm giữ giới, tâm bỏ ác làm lành, tâm rủ bỏ phiền não, tâm tin tưởng mãnh liệt vào sự cứu độ của Phật, bồ tát, la hán. Trì kinh chú này thì phải hành theo biểu tượng như vậy.

Trì chú Cứu khổ – Bạch Y Thần Chú ít nhiều đều được, cố nhiên càng nhiều càng tốt, như kinh nói một ngàn biến, một muôn biến, một ngàn muôn biến. Muốn trì chú này thì trước phải tụng đọc kinh văn và phát nguyện như trên đã nói, sau đó trì chú theo khả năng và thì giờ của mỗi người, cần nhất là phải sống theo tinh thần biểu tượng của kinh này.

Ngoài ra, khi trì tụng Kinh Cứu Khổ – Bạch Y Thần Chú thì Phật tử nên ăn các món ăn chay thanh tịnh, kiêng cử Ngũ vị tân. Trước mỗi lần tụng kinh chú nên tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, súc miệng cho sạch sẽ.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Tu tịnh khẩu là tu như thế nào? Tu sao để không mắc khẩu nghiệp?

Định Tuệ

Tu là gì trong đạo Phật? Thế nào là tu tướng, tu tâm?

Định Tuệ

Niệm Phật mà còn tham tài, sắc, danh, lợi chẳng thể vãng sanh

Định Tuệ

Phản bổn hoàn nguyên trong Phật giáo thường nói là gì?

Định Tuệ

Làm như thế nào để phát Bồ Đề tâm?

Định Tuệ

Đạo cao một thước, Ma cao một trượng

Định Tuệ

Kiếp nạn từ đâu mà tạo thành?

Định Tuệ

Phật pháp chẳng có gì khác, buông xuống là được

Định Tuệ

Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niêm tương ưng niệm niệm Phật

Định Tuệ

Viết Bình Luận