Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tâm nhớ A Di Đà, miệng niệm A Di Đà, Thân lễ A Di Đà Phật

Tâm nhớ A Di Đà, miệng niệm A Di Đà, Thân lễ A Di Đà, đây gọi là tu hành Tam nghiệp, như vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng.

Chư Phật Như Lai, tổ sư đại đức dạy chúng ta một câu “A Di Đà Phật”, tất cả kinh luận, pháp môn đều không thể tiêu hết nghiệp chướng, nhưng niệm Phật có thể tiêu trừ.

Thật sự tin tưởng, ý chí tinh thần của chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này niệm liên tục, thì không có phiền não, cũng không có tri kiến. Một câu Phật hiệu thật sự đem mọi vọng tưởng, chấp chước phá bỏ đi. Đây là pháp môn tiêu nghiệp chướng bất khả tư nghì.

Nghiệp là gì? Nghiệp là tạo tác, khởi tâm động niệm tức là tạo nghiệp.

  1. Khởi tâm động niệm là ý nghiệp,
  2. Lời nói từ miệng là khẩu nghiệp,
  3. Động tác (cử động) của thân thể là thân nghiệp.

Thân, khẩu, ý tam nghiệp đều đang tạo ác, tạo ác thì làm chướng ngại lòng không thanh tịnh.

Nếu lấy đề mục kinh này (Kinh Vô Lượng Thọ) mà nói, tức đã làm chướng ngại “Vô Lượng Thọ”, làm chướng ngại “Trang nghiêm”, làm chướng ngại “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”. Suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ lung tung, miệng đầy những lời không đâu vào đâu thì nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ?

Trong hai đến sáu thời (nhị lục thời trung), cả ngày từ sáng đến tối khởi động tâm niệm.

  1. Trong lòng tưởng nhớ A Di Đà Phật.
  2. Miệng niệm A Di Đà Phật.
  3. Thân lễ bái A Di Đà Phật.

Đây gọi là tu hành tam nghiệp, như vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng.

Pháp môn niệm Phật đệ nhất thù thắng, tức là trong tâm chỉ nhớ A Di Đà Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, thân lễ bái A Di Đà Phật, tam nghiệp đều ở A Di Đà Phật. Nghiệp chướng tự nhiên không hiện tiền, tội chướng cũng được tiêu trừ.

Thiện trong các thiện, thiện nhất không sao qua được một câu sáu chữ hồng danh này… Tâm chúng ta dừng ở đây, khẩu cũng dừng ở đây, thân cũng dừng ở đây. Thân ngữ, ý tam nghiệp đều có thể dừng lại ở sáu chữ hồng danh “Nam mô A Di Đà Phật” là chí thiện thật sự, quả báo gặt hái được cũng là chí thiện (thiện nhất).

Nghiệp chướng làm sao tiêu trừ?

Vọng niệm ít đi, Phật hiệu nhiều rồi, không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, đó là nghiệp chướng đã tiêu trừ. Trong tâm thường có Phật hiệu, đó là thiện căn, phước đức hiện tiền. Do đó, phải hiểu được nghiệp chướng là gì, cách tiêu trừ ra sao. Từ có niệm khéo léo đi vào vô niệm, đây thật là phương pháp vi diệu.

Pháp môn niệm Phật thù thắng ở chỗ không câu lệ hình thức. Ở nhà hay đang làm việc đều có thể niệm Phật. Niệm trong tâm không ra tiếng. Bất kể làm việc gì, Phật hiệu cũng có thể không gián đoạn.

Nếu lúc làm việc cần suy nghĩ, thì tạm thời buông xuống câu Phật hiệu. Sau khi làm xong việc, việc làm bỏ xuống, lại khởi lên câu Phật hiệu. Pháp môn này thật thù thắng và tiện lợi, bất luận ở hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được, đều làm cho công phu không bị gián đoạn. Đây là điều mà những pháp môn khác không thể làm được.

Ngoài công việc cần dùng trí óc để suy nghĩ, chúng ta đều gác lại để niệm Phật. Chuyên tâm làm việc, xong việc lại niệm Phật quả báo bất khả tư nghì.

Hòa thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Người sắp mất thấy người thân đã chết hiện về, hãy bảo họ đừng để ý đến

Định Tuệ

Ta mỗi ngày tưởng A Di Đà Phật, tai nạn xảy đến cũng chẳng sợ

Định Tuệ

Muốn liễu sanh tử thoát luân hồi phải hiểu luân hồi từ đâu mà có?

Định Tuệ

Đọc tụng Kinh trong phòng ngủ có được hay không?

Định Tuệ

Pháp môn Tịnh độ vô cùng thù thắng diệu kỳ

Định Tuệ

Mơ thấy người nhà quyến thuộc nên vì họ mà tụng kinh Địa Tạng

Định Tuệ

Mở máy niệm Phật trong lúc nằm ngủ có tội lỗi hay không?

Định Tuệ

Phẩm vị cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà

Định Tuệ

Pháp môn niệm Phật thù thắng và tiện lợi, không câu nệ hình thức

Định Tuệ

Viết Bình Luận