Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Tại sao có nhiều người sống thiện mà lại chết sớm?

Theo luật nhân quả, nói chính xác là Nhân-Duyên-Quả, thì tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó.

Qua truyền thông báo chí, chúng ta được biết trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua, có những trường hợp người sống rất tốt, rất đạo đức, chuyên làm công việc từ thiện giúp đời nhưng lại bị chết sớm, thậm chí có người còn bị chết rất đau đớn và đột ngột. Và thêm nữa có những kẻ sống bằng việc lừa đảo, gian tham, bất chính mà vẫn giàu có, sống yên ổn tới cuối đời. Vậy thử hỏi nhân quả có công bằng không?

Không ai có thể trả lời được rõ ràng nhưng Phật Giáo có thể giải thích được thông qua luật nhân quả.

Theo luật nhân quả, nói chính xác là Nhân-Duyên-Quả, thì tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ gặt hái được cam. Không thể nào trồng cam mà lại ra xoài được. Lẽ dĩ nhiên, muốn có trái cam, phải cần có thêm những yếu tố phụ mà thuật ngữ nhà Phật gọi là duyên, như nước, phân bón, ánh sáng mặt trời và công sức người chăm sóc. Ngoài ra phải cần có thời gian, không thể nào mới trồng mà có quả ngay được.

Con người làm ác hay làm lành cũng tương tự, nghĩa là phải hội đủ nhân, duyên và thời gian thích hợp thì quả mới trổ. Sự chuyển biến từ nhân đến quả, có khi nhanh khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng nhất.

Có những nhân và quả xảy ra tức thời, nhân vừa sinh thì quả trổ. Cũng có khi nhân đã gieo trồng, nhưng quả phải đợi một thời gian mới hình thành, như từ khi gieo hạt giống, cho đến khi gặt lúa, cần phải có một thời gian ít nhất là ba tháng. Có khi từ nhân đến quả cách nhau từng chục năm, như đứa trẻ mới cắp sách đi học đến ngày thành tài, phải qua một thời gian ít nhất là mười hai năm.

Vì lý do mau chậm trong sự trổ quả, chúng ta không nên cho rằng luật nhân quả không hoàn toàn đúng khi thấy có những cái nhân chưa phát sinh ra quả. Có nhiều người trong đời sống hiện tại làm rất nhiều điều ác mà vẫn sống sung sướng giầu sang, tại vì kiếp trước hay nhiều kiếp trước đó, họ đã làm những điều lành, đến nay mới có thời gian thích hợp nên quả lành mới trổ. Còn những nhân ác gieo trồng kiếp hiện tại chưa hội đủ nhân duyên nên chưa trổ quả thế thôi. Phật giáo xếp loại nhân quả này vào loại nhân quả khác thời, tức là loại nhân quả mà thời gian đi từ nhân đến quả phải có một khoảng thời gian. Khoảng thời gian này có thể là gieo nhân trong đời này sẽ gặt quả ngay trong đời này, hay gieo nhân trong đời này nhưng sẽ gặt quả ở đời sau hoặc là gieo nhân trong đời này sẽ gặt quả ở các đời sau hay các kiếp sau. Nói như vậy cho có vẻ đơn giản nhưng thực sự nhân quả trùng trùng điệp điệp và vô cùng phức tạp. Chỉ có các bậc giác ngộ mới biết hết được.

Nhân quả theo Phật giáo không phải là định mệnh và cũng không mang tính chất cố định. Cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau không phải do Thượng đế, Trời Phật hay thánh thần ban cho mà là do chính bản thân chúng ta tạo ra. Tập thể xã hội cũng vậy, nó tốt lành là do tập thể cộng đồng trong xã hội quyết định. Bất kỳ một kết quả nào cũng do các nhân gieo trồng từ qúa khứ. Quá khứ này có thể là ngày hôm qua, tháng qua, năm qua hay từ vô lượng kiếp trước.

Nhân quả theo Phật Giáo cũng không phải là định pháp mà là duyên sinh pháp, và do đó vận mệnh của con người không hoàn toàn bị bó buộc vào những nhân đã gieo trồng trong quá khứ. Con người, nếu muốn, có thể thay đổi được quả trổ ở tương lai bằng cách gieo trồng và vun xới các hạt nhân khác trong hiện tại, bởi vì một hạt nhân đã gieo không thể ra quả được nếu như không có các nhân và duyên khác phụ trợ.

Hạnh phúc hay bất hạnh là quả của chúng ta gặt, tùy thuộc vào nhân của chúng ta gieo, tức hành động qua thân khẩu ý của chúng ta hàng ngày. Với người Phật Giáo, niềm tin cơ bản không phải là tin vào một đấng thượng đế toàn năng, ban phước giáng họa, mà là tin sâu nhân quả. Nếu chưa tin, nên tìm hiểu rõ ràng lý nhân quả rồi xây dựng niềm tin trên cơ sở này, để từ đó vận dụng mọi nỗ lực tự thân làm các điều lành, tránh các điều ác và tự thanh tịnh hoá tâm. Một khi tâm đã được chuyển hóa từ nhiễm sang tịnh thì tội liền tiêu, cảnh giới địa ngục tự nhiên tan rã và cảnh giới an lạc hiện tiền.

Nói tóm lại, dưới góc nhìn của Phật giáo, Nhân – Quả không thể sai khác. Không có Quả nào trổ ra mà không có Nhân trước đó, cũng không có Nhân nào gieo mà không có ngày gặt Quả. Chỉ là chưa đến lúc mà thôi!

Đức Phật nói rằng: “Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh.” (Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, bài kinh Cullakammavibhanga Sutta, số 135)

Tâm Diệu!


5 điều không nên làm khi nghiệp trổ

1. KHÔNG SỸ DIỆN, CHÁN ĐỜI, NGHĨ QUẨN RỒI TỰ TỬ

Trần gian suy cho cùng cũng chỉ là cõi tạm và cuộc sống của chúng ta cũng chỉ là tạm nương, không có gì là thật cả, kiếp người là để vay trả không ai mà không có nghiệp vậy thì sỹ diện để làm gì?

Sinh mệnh của chúng ta rất quý, mang kiếp người là để chúng ta hoàn thành bản mệnh đó là thức tỉnh trở về với quê hương nguồn cội. Mặt khác, thân thể này chính là do Cha Mẹ sinh ra và nuôi dưỡng với biết bao nhiêu gian lao, vất vả, lẽ ra chúng ta phải đền đáp, báo hiếu cho Cha Mẹ chứ không phải chọn cái chết để báo đời Cha Mẹ và gia đình, Ông, Bà, Vợ, Chồng, Con, Cháu, làm cho họ phải sống trong sự đau khổ và phiền não vì lỗi lầm của mình gây ra???

Hơn nữa những người chết vì tự tử, họ luôn “TƯỞNG” rằng “chết là hết, chết là xoá nợ” nhưng thực tế, những người chết vì tự tử họ còn đau khổ, sợ hãi gấp ngàn lần nỗi đau khi họ còn sống, bởi đơn giản thế gian này gieo nhân thì gặt quả, có vay thì phải trả đó là chưa tính đến nghiệp trong tiền kiếp mình đã tạo, chúng ta có thể trốn tránh được con người, nhưng CHẮC CHẮN MỘT ĐIỀU LÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ NÀO TRỐN TRÁNH ĐƯỢC NGHIỆP CỦA MÌNH.

Chính vì thế mà trong khoảng thời gian này chúng hãy tạm lánh xa những môi trường tiêu cực, lánh xa những con người tiêu cực, không lạm dụng bia rượu trong lúc này mà phải luôn giữ cho mình tỉnh táo, lành mạnh, tích cực để dối diện sự thật dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nghiệt ngã nào thì vẫn mỉm cười xem như đó là cách để chúng ta trả nghiệp. Chẳng phải hối tiếc dù là mang trọng bệnh hay đứng giữa ranh giới sanh tử.

2. KHÔNG COI THẦY PHÁP, PHONG THỦY, CÚNG TẾ ĐỂ MONG ĐƯỢC “GIẢI HẠN”

Ngay bản thân những “vị thầy” này còn không thể cứu được nghiệp báo của họ thì làm sao họ cứu chúng ta????

Họ chỉ là vẽ chuyện để LỪA TIỀN của chúng ta làm cho chúng ta “TIỀN MẤT NGHIỆP THÊM MANG” mà thôi. Mặt khác, khi nghiệp quả trổ đến, mà mình còn không chịu ăn năn, sám hối, không chịu hồi tâm chuyển tánh, mà còn đi gặp thầy pháp để cúng giải hạn thì không khác gì ĐỔ DẦU VÀO LỬA, sẽ làm cho nghiệp quả của các vị thêm phần chồng chất.

Thật ra thì chiêu trò của những vị thầy hay pháp sư bùa ngải là đi chiêu mộ các vong hồn, ngạ quỷ vất vưỡng đem về “nuôi” và huấn luyện thành đội ngũ “binh âm” để làm theo sự chỉ đạo của họ và ngay bản thân họ cũng bị ma quỷ nhập. Do vậy, khi chúng ta tìm đến các vị thầy pháp này dù chưa làm gì, thì cũng đã tự rước họa vào thân.

3. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐẦU TƯ MỞ RỘNG QUY MÔ HOẶC VÌ SỸ DIỆN VAY THÊM NỢ MỚI. HAY CẦM CỐ HOẶC CÓ Ý ĐỊNH LÂM VÀO CỜ BẠC CÁ ĐỘ, SỐ ĐỀ, BANH BÓNG, ĐỂ TRẢ NỢ HOẶC ĐI LỪA GẠT, TRỘM CƯỚP ĐỂ TRẢ NỢ. HOẶC LÀM BẤT KỲ ĐIỀU GÌ ĐỂ CỨU BỆNH TÌNH

Khi nghiệp quả trổ đến với mình, thì điều đó có nghĩa là mọi điều tốt đẹp sẽ không đến với mình trong suốt khoảng thời gian này, chính vì thế nên, việc đầu tư thêm hay vay nợ mới chỉ làm cho các vị thêm phần bế tắc. Tuyệt đối không vì sỹ diện mà tạo thêm nghiệp nợ.

Cuộc đời của mỗi một con người đều có số mệnh và cũng đều trải qua những lúc khó khăn gian nan vất vả thì sỹ diện để làm gì? Quan trọng là nhân cách sống và tâm tánh của mình không hỗ thẹn với trời đất là được.

Còn người khác nghĩ mình như thế nào không quan trọng, bởi đơn giản người quý mình sẽ hiểu mình, còn người ghét mình thì chắc chắn sẽ hại mình. Khi nghiệp đổ, công việc suy sụp thì hãy bỏ ngay ý định cứu vãn bằng mọi giá vì điều này sẽ khiến bạn nhanh trắng tay mà thôi.

Nếu phải cầm đồ hay cầm cố tài sản để trang trải vì nghĩ rằng sẽ chuộc lại vào một lúc khác thì đó cũng là một suy nghĩ sai lầm, vì thực tế là bạn sẽ chẳng những không chuộc lại được tài sản, mà còn đóng lãi mỗi tháng để nuôi tiệm cầm đồ, bởi đơn giản khi nghiệp trổ đến mình thì mọi thứ sẽ luôn đi ngược với mong muốn của bạn.

Nếu cần tiền để trang trải thì tốt nhất là bán luôn tài sản đó và sẽ mua lại vào một lúc khác, không luyến tiếc vì suy cho cùng thì tài sản rốt cuộc cũng chỉ là vật ngoài thân.

Cũng có người vì tham lam nên “TƯỞNG RẰNG” lao vào cờ bạc, cá độ, số đề hay banh bóng để thắng và nhanh có tiền trả nợ, nhưng rốt cuộc nợ lại chồng thêm nợ rơi vào đường cùng, hoặc cũng có người vì bị áp đặt, bí bách nên nảy ra ý định trộm cướp để nhanh có tiền trả nợ?

NẾU ĐƠN GIẢN NHƯ VẬY THÌ AI CŨNG DỄ DÀNG TRẢ NỢ NGHIỆP. VẬY THÌ LUẬT NHÂN QUẢ VÀ CÁC VỊ THẦN THỰC THI NHÂN QUẢ ĐỂ LÀM GÌ? Cũng giống như chúng ta sống trong xã hội mà không có luật pháp và những vị thực thi pháp luật thì sẽ như thế nào?

Cũng như khi mang trọng bệnh như ung thư, tai biến, tai nạn nghiêm trọng,… đó đều là do nghiệp và phải chấp nhận mà thôi, nhiều người xót thương nên bán hết tài sản ruộng vườn để chạy chữa nhưng cuối cùng người bệnh cũng chết và người còn sống thì quằn lưng trả nợ rồi cũng chết, con cháu cũng khó ngóc đầu lên được. Khổ chồng thêm khổ!

4. KHÔNG OÁN TRÁCH, ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI

Khi gặp nạn, chúng ta vốn thường hay oán trách, đổ thừa, đổ lỗi do người này dụ dỗ, tại người kia hãm hại mà không biết được tất cả đều do nghiệp nơi mình!

Vị Thần thực thi nhân quả không khi nào sai xót dù là nhỏ nhoi nhất, bởi đơn giản gieo gì gặt nấy, không vô cớ mà QUÝ NHÂN hay các vị OAN GIA TRÁI CHỦ, đến để giúp đỡ hay đòi nợ các vị mà tất cả đều có nguyên nhân cả.

5. KHÔNG THÙ HẬN HAY CÓ Ý ĐỊNH TRẢ THÙ BẤT KỂ AI

Nếu các vị có suy nghĩ này, thì mãi mãi không bao giờ chuyển được nghiệp mà chỉ làm cho nghiệp tội của các vị ngày càng thêm chất chồng, đau khổ chỉ thêm đau khổ. Chính sân hận là ngọn lửa đốt cháy tương lai của các vị.

Đọc thêm: 5 điều nên và không nên làm khi quả nghiệp trổ ra

Bài viết cùng chuyên mục

Trì Chú Đại Bi được thăng chức, sinh con trai như ý

Định Tuệ

Bố thí quý ở tâm chứ không phải ở lượng

Định Tuệ

Uy thần công đức của Kinh Địa Tạng và Chú Đại Bi

Định Tuệ

Quả báo bội tín vong nghĩa – Báo ứng hiện đời tập 3

Định Tuệ

Dùng phúc đức cải lại tướng số

Định Tuệ

500 ngạ quỷ nhờ thân quyến cúng dường Tam Bảo được sanh thiên

Định Tuệ

Khuyên người không nên đánh rắn – An Sĩ Toàn Thư

Định Tuệ

Đập chùa phá tượng và những quả báo phải chịu

Định Tuệ

Nghề sát sinh và quả báo: Sát sinh phải chịu nỗi khổ ở địa ngục

Định Tuệ

Viết Bình Luận