Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phật tánh là bổn nguyên của tất cả chúng sanh

Vạn sự vạn vật, căn bản đều là do nơi Phật Tánh, tự “Có” mà hóa thành “Vô” từ nơi Vô mà biến thành Có, sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng…

Lúc ban sơ, Vũ Trụ mênh mông, bắt đầu khai Thiên lập Địa, thời chẳng có người, chẳng có chúng sinh, chẳng có thế giới, căn bản chẳng có gì cả. Nhưng từ từ đến cái kiếp thành thì bắt đầu có chúng sinh. Thử hỏi chúng sinh từ đâu lại?

Có người nói từ nơi loài khỉ tiến hóa mà thành. Nhưng khỉ từ đâu tiến hóa ra? Nếu như loài khỉ tiến hóa thành người, thì sao bây giờ không thấy các loài khỉ tiếp tục biến thành người? Ðây chẳng qua là học thuyết của những kẻ không có trí thức.

Nếu như thế tại sao họ không nói rằng người có thể do chuột biến thành, hoặc là những con vật đầy lông lá tiến hóa ra! Làm sao họ có thể biết rằng con chuột không phải là loài người biến thành?

Tất cả những loại bay, nhẩy, lội dưới nước, động vật, thực vật; cho đến những loài có cánh trên trời; dưới biển những loài cá, cua, tôm, ếch cùng loài người là những có khí huyết; hoặc là loại thảo mộc. Tổ tiên các thứ phi, tiễn, động, thực ở đâu mà ra? Tất cả đều lưu xuất từ nơi Phật Tánh.

Ở trong trời đất thì Thiên Địa có cái đặc tính là sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng; không ngừng sinh hóa. Bởi vì có Phật Tánh, nếu không có Phật Tánh mọi thứ đều bị hủy diệt, chỉ có Phật Tánh là trải qua trăm ngàn vạn năm mà không diệt, luôn luôn trường tồn.

Bởi vì do Phật Tánh nên mới có biến hóa thành mười Pháp giới. Mười Pháp giới này cũng không ngoài cái niệm tâm, cái niệm tâm này tức là Pháp Tánh, cũng là một cái tên khác của Phật Tánh; cho nên con người do Phật Tánh mà biến hóa thành. Súc Sanh do con người Đọa Lạc mà thành, trong mười pháp giới này mình có thể thấy một cách rõ ràng vậy.

Kẻ Ngu Si thì cho rằng tổ tiên người là loài khỉ, Ấn Ðộ cho bò là thần; đó tức là biên kiến; chỉ biết một chút mà không biết toàn thể một cách triệt để, làm thế giới trở thành mê hoặc.

Những người đó còn viết sách lập thuyết, có kẻ nói rằng khoa học, có kẻ nói rằng triết học, phân chia môn loại. Kỳ thật đó chính là nhàn cư vi bất thiện, ăn xong thiếu chuyện làm, nên mới nói những chuyện mê hoặc kẻ khác.

Cứu cánh, như vậy con người ở đâu mà có? Quý vị coi thử con gà ở đâu mà ra? Con gà có trước hay trứng có trước? Nếu không có gà thì làm sao có trứng, mà nếu như không có trứng thì cũng không thể có gà được! Ðó là chuyện của con gà không ra cái lý tự nhiên của nó.

Như con người thì đàn ông có trước hay đàn bà có trước? Như đàn ông có trước thì đàn ông từ nơi bụng mẹ mà ra, nếu như đàn bà có trước thì phải có đàn ông mới có thai được. Bởi vì thời gian trải qua lâu dài, loài người chúng ta quên đi chuyện này như thế nào, không ai tìm hiểu nữa.

Vạn sự vạn vật, căn bản đều là do nơi Phật Tánh, tự “Có” mà hóa thành “Vô” từ nơi Vô mà biến thành Có, sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng; cho nên càng hóa thì càng nhiều, giống như những thứ sâu bọ nẩy nở trong gạo vậy, càng ngày càng nhiều. Ở nơi cái chỗ vô tình mà sinh ra hữu tình.

Phật Tánh thì có thể từ nơi không biến thành có, biến ra tất cả các loài chúng sinh, nhân loại cũng là cái đạo lý như vậy. Nếu như khỉ biến thành người, cái lý thuyết này hoàn toàn không lập luận được.

Nếu mình coi trên thế giới mỗi quốc gia, mỗi loại người, có người da đen, vàng, trắng, đỏ đủ thứ mầu da. Những người đó thì do đâu mà biến ra? Nói đi nói lại thì cũng không tìm ra được nguyên thủy của nó.

Nếu mình quy vào Phật Tánh, từ nơi không biến thành có, rồi nơi có biến thành không, hóa hóa vô cùng sinh sinh bất tức, thì lý luận này có thể nói một cách thông suốt được mặc dù ít người có trình độ để hiểu nó.

Con người từ nơi chỗ không mà biến thành có, và chúng sinh cũng vậy. Bây giờ những kẻ tu Ðạo thì phải ra sao? Tức là từ có mà biến thành không, gọi là “phản bổn hoàn nguyên”, quay về cái chỗ bản hữu Phật Tánh.

Có người hỏi như vậy thì công dụng gì? Thử hỏi, ngược lại làm người thì có công dụng gì? Mình quay về với Phật Tánh, đó tức là thành Phật Ðạo. Phật Tánh thì trường tồn, nếu khi chúng sinh đều chết hết cả rồi, thì Phật Tánh mãi mãi vẫn còn mà không bị mai một.

Quí vị hỏi tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì hôm nay là ngày vía đức Ðịa Tạng. Ngài là người có sức nguyện lực, khiến cho tôi nói điều đạo lý chân thật, căn bản làm người cho quý vị nghe, đó tức là “Tự vô hóa hữu, tự hữu hóa vô”, nếu các vị không thì thử hỏi tại sao trong gạo mà sinh ra các loại sâu bọ được?

Con người ở trên đời cũng giống như loài sâu bọ vậy, bất quá con người có tri giác, có linh tánh đặc biệt hơn sâu bọ mà thôi; tuy nhiên, nếu đem so sánh với Phật thì chúng ta khác với Ngài xa lắc. Nếu đem so sánh chúng sinh với Phật thì cũng như so sánh sâu bọ với loài người vậy.

Nếu chúng ta hiểu được như thế, thì phải tu hành. Tu thì phải giữ tâm quân bình, giống như cái cân vậy, lúc nào cũng bình bình, tĩnh tĩnh; ở trong tự tánh, không một gợn sóng.

Nếu như các vị thật sự hiểu Phật Pháp, thì tôi có thể cùng với các vị đàm luận Phật Pháp, nghiên cứu làm thế nào để tu Ðạo.

Nếu các vị không thật sự hiểu, chạy theo chuyện ham danh háo lợi, không chịu buông bỏ tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống và ngủ nghỉ, không chịu buông bỏ những thứ đó thì làm sao tôi có thể cùng với các vị đàm luận Phật Pháp được. Các vị phải cảnh tỉnh, cảnh tỉnh!

Hòa Thượng Tuyên Hóa!

Bài viết cùng chuyên mục

Các uy nghi khi lễ lạy, tụng kinh

Định Tuệ

Người phát tâm niệm Phật nương vào bổn nguyện và oai thần của Phật A Di Đà gia bị, ma chẳng thể quấy nhiễu

Định Tuệ

Phật giáo Nguyên thủy có chủ trương ăn chay hay không?

Định Tuệ

Phương pháp cải tạo vận mạng, tích lũy tài khố cho đầy lên

Định Tuệ

Nguy cơ to lớn trong thời Mạt Pháp

Định Tuệ

Phật A Di Đà có phước báo lớn nhất trong tất cả chư Phật

Định Tuệ

Sự linh ứng nhiệm mầu của Kinh Hoa Nghiêm

Định Tuệ

Niệm Phật đúng cách sẽ được sự gia trì từ 10 phương Như Lai

Định Tuệ

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo

Định Tuệ

Viết Bình Luận