Chúng ta học bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, trong bộ kinh này tôi nói với mọi người, chúng ta chắc chắn có thể sanh Tịnh độ, vì sao vậy?
Thiên tai nhiều như vậy, mỗi tháng chúng tôi nhìn thấy một bảng biểu báo cáo, xem qua là được, như vậy là đủ, không cần nghe ngóng. Mười phương thần thánh truyền tin tức đến, cũng không cần thiết, nhất tâm chuyên niệm Phật A Di Đà, buông bỏ vạn duyên, đoạn tất cả điều ác, tu tất cả điều thiện, không cần hỏi đến thiên tai.
Từ lâu tôi từng nói, khi ở Úc châu, tháng ba năm nay ở Úc châu, tôi đã nói rất rõ ràng: Khi kiếp nạn đến, cần lưu lại thì lưu, cần đi thì đi. Cần đi là cộng nghiệp, quý vị không thể không đi, đi đến đâu, bây giờ chúng ta có thể quyết định. Nếu bây giờ không quyết định nơi đến là bị nghiệp lực dẫn dắt.
Chúng ta hy vọng vãng sanh Tịnh độ, thân cận Phật A Di Đà, thì ngay lúc này chúng ta phải thật sự buông bỏ vạn duyên, tin tức thần minh truyền đến cũng buông bỏ. Chính là trong kinh nói, phải tin thật, nhất tâm chuyên niệm Phật A Di Đà.
Phát tâm Bồ đề, tâm Bồ đề là gì? Tôi quyết tâm muốn cầu sanh Tịnh độ, chính là tâm vô thượng bồ đề. Đây là lời của đại sư Ngẫu Ích nói trong Di Đà Kinh Yếu Giải. Không nên nghi hoặc, tôi nhất định vãng sanh.
Chúng ta học bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, trong bộ kinh này tôi nói với mọi người, chúng ta chắc chắn có thể sanh Tịnh độ, vì sao vậy? Vì tịnh độ là tâm tánh chúng ta sở hiện sở sanh, là A lại da thức của chúng ta sở biến. “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm và thức đều là chính mình, không phải bên ngoài. Trong kinh điển đại thừa Đức Phật nói rất nhiều: “Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm”. Nếu như không tin điều này, niệm Phật sanh Tịnh độ cũng là biên địa nghi thành.
Thật sự có trí tuệ, thật sự minh bạch, buông bỏ tất cả. Nếu chúng ta không bị cộng nghiệp, vẫn lưu lại thế gian, lưu lại thế gian này là có sứ mạng, lưu lại đều là người thiện, người thiện dễ dạy. Họ có thể tin, có thể hiểu, có thể hành, hành nghĩa là họ cũng biết niệm Phật. Chúng ta lưu lại phải làm tấm gương tốt cho chúng sanh.
Trong kinh này chúng ta nhìn thấy, thế giới Cực Lạc là tấm gương tốt, cho tất cả quốc độ chư Phật khắp biến pháp giới hư không giới. Nên chư Phật Như Lai xưng tán Phật A Di Đà là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, tán thán này do đâu mà có? Phật A Di Đà làm tấm gương tốt nhất cho tất cả chư Phật và tất cả cõi nước chư Phật. Tấm gương tốt nhất là gì? Giảng kinh không gián đoạn, niệm Phật không gián đoạn. Thế giới Cực Lạc niệm Phật không gián đoạn, thế giới Cực Lạc giảng kinh dạy học không gián đoạn, đây chính là tấm gương tốt nhất, chúng ta cần phải học tập.
Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 552 do pháp sư Tịnh Không chủ giảng.
Nam Mô A Di Dà Phật – Xin thường niệm!
Hoan nghênh chia sẻ, tuyên lưu Phật Pháp!