Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phát tâm Bồ đề, nhất hướng chuyên niệm

Người niệm Phật chí ít phải đem tám chữ “Phát tâm Bồ đề, nhất hướng chuyên niệm” này làm cho rõ ràng. Nếu như tám chữ này không rõ ràng, thì Phật hiệu sẽ niệm không tốt, công phu sẽ không có lực.

Nguyên tắc tu học của pháp môn Tịnh Độ là “Phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. “Nhất hướng”, ý nghĩa chính là một phương hướng, một lòng.

Cái gì là Tâm Bồ Đề? Ngoài chính mình một lòng tuyệt đối cầu vãng sanh ra, còn phải mỗi niệm dùng tất cả những phương tiện khéo léo, đem pháp môn niệm Phật giới thiệu cho người khác, đây chính là Tâm Bồ Đề. Bởi vì chúng ta hiểu rõ, chỉ có pháp môn này mới có thể đoạn phiền não, ra ba cõi, có thể bất thoái thành Phật.

Người tu học Tịnh Độ, việc lớn của cả một đời là chính mình cầu sanh Tịnh Độ, đem pháp môn niệm Phật giới thiệu cho người khác, tự hành hóa tha; ngoài ra không có gì khác. Đây chính là phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm. Tâm nguyện như vậy, hành trì nhất định vãng sanh. Vọng tưởng, phiền não tuy là không cố ý đoạn trừ nhưng tự nhiên sẽ ít đi, trí huệ tự nhiên sẽ tăng trưởng từng ngày.

Người niệm Phật chí ít phải đem tám chữ “Phát tâm Bồ đề, nhất hướng chuyên niệm” này làm cho rõ ràng. Nếu như tám chữ này không rõ ràng, thì Phật hiệu sẽ niệm không tốt, công phu sẽ không có lực. Không những không thể chuyển cảnh giới, vẫn cứ bị cảnh giới chuyển.

Bị cảnh giới chuyển chính là tiếp tục phải luân hồi sáu cõi. Nếu có thể chuyển cảnh giới thì nhất định vãng sanh. Cho nên tám chữ này vô cùng quan trọng.

Cái gì gọi là tâm Bồ đề? Làm thế nào để phát. Kinh Kim Cang nói “sanh tâm”. Sanh tâm chính là phát tâm, “Sanh” là sanh khởi, ý nghĩa cùng với phát khởi giống nhau. Trong “Chú giải” của cư sĩ Giang Vị Nông nói: “Sanh” ý nghĩa sâu hơn, viên mãn hơn “Phát”.

“Nhất hướng chuyên niệm”, “Nhất hướng” có nghĩa hẹp, có nghĩa rộng. Nói theo nghĩa hẹp, chính là mỗi niệm đều hướng về thế giới Tây Phương Cực Lạc; một phương hướng, hướng về Tịnh Độ Tây Phương, như thế có thể vãng sanh, đây là thuộc về Sự, có thể được Sự nhất tâm.

Nói theo nghĩa rộng, “Nhất” là nhất chân pháp giới, hướng đến nhất chân pháp giới. Phàm phu, Nhị thừa, Quyền giáo Bồ Tát không hiểu nhất chân pháp giới, không nhập được vào nhất chân pháp giới, cho nên vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại trùng trùng.

Có thể thấy được nhất chân Pháp giới, thì thành Phật rồi, chính là “kiến tánh thành Phật” mà nhà Thiền đã nói. Nhất chân chính là chân tánh, chân tâm.

Phật nói: “Tất cả pháp duy tâm sở hiện, mười pháp giới y chánh trang nghiêm (nhiều tầng không gian khác) là do thức biến ra. Có thể theo hướng nhất tâm chuyên niệm, sẽ được Lý nhất tâm bất loạn, đây gọi là biết niệm Phật, công phu dễ dàng có lực.

Hiện tượng của công phu có lực, chính là vọng tưởng, phiền não, phân biệt, chấp trước mỗi ngày giảm xuống, trí huệ cũng sẽ tăng trưởng theo, tâm địa ngày một thanh tịnh hơn, tự nhiên có thể buông xả.

Họ có thể từ bị, họ chịu niệm Phật, đây đều là hiện tượng của công phu có lực. Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, những hiện tượng này không xuất hiện, chính là vì vẫn còn mê hoặc điên đảo rất nặng nề, do đó công phu không có lực.

Tịnh Không gia ngôn lục!
Vọng Tây cư sĩ dịch!

Bài viết cùng chuyên mục

Sửa mình chân chánh, cảm hóa người khác

Định Tuệ

Người tu Tịnh nghiệp tụng các kinh Đại thừa được không?

Định Tuệ

Lợi ích khi trì tụng kinh Phổ Hiền Quảng Nguyện Vương

Định Tuệ

Một niệm này bạn buông xả được thì chính là Phật Bồ Tát

Định Tuệ

Ngũ vị tân là gì? Ăn ngũ vị tân có tội hay không?

Định Tuệ

Lợi dụng Internet để cúng dường Pháp Bảo

Định Tuệ

Hiện thời tai nạn ngày càng nhiều, làm sao mới có thể hóa giải?

Định Tuệ

Những bộ Kinh Phật thường đọc tụng, người tại gia nên biết

Định Tuệ

Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh

Định Tuệ

Viết Bình Luận