Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nội dung và ý nghĩa Thần Chú Đại Luân Kim Cang Đà La Ni

Người trì tụng chân ngôn này thường được tất cả chư Phật, Bồ-tát và Thiên Long bát bộ ủng hộ, trị được tất cả bệnh, thường được an vui tự tại.

Kinh Đại Luân Kim Cang Tổng Trì Đà La Ni Kinh ghi rằng: Phật dạy Chấp Kim Cang thần: Sau khi ta diệt độ, ở Nam Diêm Phù Đề, thời mạt pháp chúng sanh bạc phước, tam tai dịch khởi, bác vạn tứ thiên thiên ma và ác độc quỷ thần…vv, cùng tùy tùng quyến thuộc của chúng, mỗi thiên ma có 5.000 quyến thuộc, sát hại chúng sanh vô lượng vô số. Các ông(Thần Kim Cang) nay trong hội này, nghe Pháp bí mật của ta, các Ông y pháp mà phụng hành, trì chú nên trước hãy tụng ‘’Đại Luân Kim Cang Đà-Ra-Ni’’ này. Nếu các ông không y lời dạy của Ta, tất cả các đà la ni (chú) dù có linh nghiệm đến đâu, cũng phải có tội hành trì ngụy pháp(trộm pháp), sau khi chết rồi phải đọa địa ngục, thọ khổ xong, phải đọa vào súc sanh, hành ngụy(trộm pháp) phải mắc tội như vậy.

Nếu có thiện nam tử ,thiện nữ nhơn và vô lượng thiên tiên Kim Cang Bồ tát, vô lượng dược xoa, tất cả quỷ thần … Ta(Phật) sẽ vì các ông nói Quyền đảnh thần chú, nếu tụng 21 biến thành tất cả chú pháp, thiện sự tốc được thành tựu. Chú này là quá khứ thập phương Chư Phật đã nói, đà ra ni này là nhân của Chư Phật mà thành Phật. Cũng là nhân của tất cả Bồ tát tất đến Phật đạo; tất cả Kim Cang bất hoại thân; tất cả tiên nhân đều được thành tựu.

Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Bà la môn …vv, thọ trì đọc tụng hoặc vì người khác mà giải nói, thì sẽ được phước vô lượng, thâm nhập vô lượng trăm ngàn pháp môn đà ra ni và tất cả Kinh tạng.

Nếu có người nào trì tụng chân ngôn này, tất cả tai nạn đều tiêu diệt, khiến thiện pháp đêm ngày tăng trưởng.

Nếu người trì tụng chân ngôn này, hành giả thường được tất cả chư Phật, Bồ-tát và Thiên Long bát bộ ủng hộ, trị được tất cả bệnh, thường được an vui tự tại.

Nếu có người nào thọ mạng ngắn ngủi, nếu biết chân ngôn này, chí tâm viết chép thọ trì đọc tụng, cúng dường lễ bái, sẽ được tăng phước tiêu nghiệp.

Nếu có Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Bà la môn …vv… đã phá giới, chí tâm thần khẩn phát nguyện sám hối, thọ trì đọc tụng thì tất cả tội cấu đều diệt trừ.

Nếu có thiên nam, người tín nữ nào tụng đà ra ni này, ngày đêm tinh tấn, thương tưởng tất cả chúng sanh trong sáu đường ác, thì những chú sanh ấy nhanh chóng xa lìa tù đày cùm trói trong ngục, hồi hướng chánh đạo giải thoát, tất cả chúng sanh thọ tội tại địa ngục đều khiến giải thoát.

Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Bà la môn …vv, đọc tụng đà la ni này, thì phải có đủ ba món phạm hạnh: một là không nói lời ác; hai là tâm không ôm lòng ác; ba là thân không nhiễm ngũ dục; còn không thì khó viên mãn thành tựu oai lực của đà la ni này.

Y cứ kinh dạy, trước khi trì nhiệm đà la ni này, hành giả phải phát lộ sám hối, dùng hương hoa khải thỉnh chư Phật- Bồ Tác chứng minh, gia hộ người trì tụng, khiến cho thiện pháp nhanh chóng thành tựu.

Nam mô Phật-đà-gia.
Nam mô Đạt-ma-gia .
Nam mô Tăng-già-gia .
Nam mô Thập nhị bộ kinh .
Nam mô Kim Cang Tạng Bồ-tát.
Nam mô Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát ma-ha-tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát ma-ha-tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát ma-ha-tát .
Nam mô Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát ma-ha-tát .
Nam mô Thập nhứt diện Quán Thế Âm Bồ-tát ma-ha-tát .
Nam mô Cứu Thoát Bồ-tát ma-ha-tát .
Nam mô Định Tự Tại Vương Bồ-tát ma-ha-tát .
Nam mô Địa Tạng Bồ-tát ma-ha-tát .
Nam mô Dược Vương Bồ-tát ma-ha-tát .
Nam mô Dược Thượng Bồ-tát ma-ha-tát.
Nam mô Di Lặc Bồ-tát ma-ha-tát.

Phạn ngữ chú:

namas tridadhvikānāṃ sarva tathāgatānāṃ āṃ viraji viraji mahā cakra vajira, sata-sata sārate-sārate, trayi-trayi vidhamani saṃbhajani tramati siddhāgriya traṃ svāhā.

Phát âm phạn ngữ:

Na ma, tơ ri da đi vi ka nam, sòa va, ta tha ga ta nam, àm, vi ra di, vi ra di, ma ha, cha cờ ra, va di ra, sa ta-sa ta, sà ra tê-sà ra tê, tơ ra i-tơ ra i, vi đà ma ni-sam ba da ni, tơ ra ma ti, si đà gơ ri da, tơ ram, soa ha.

Hoa ngữ chú 1:

那謨娑哆梨耶,地婆伽喃,怛他羯哆南,鳴牛,毘羅時毘羅時,摩訶斫迦羅,薩哆薩跢,莎羅帝莎羅帝,哆羅曳哆羅曳,毘陀摩你,三盤禪你,怛羅末你,悉陀羯梨怛焰,娑訶.

Hoa ngữ chú 2(căn bổn chú):

南無悉咥哩耶,墜尾伽南,怛他伽多南,唵尾羅時尾羅時,摩訶斫羯羅,伐折梨,伐折羅,薩跢薩跢,娑羅帝娑羅帝,怛羅曳怛羅曳,毘馱末你,三盤誓你,多羅末底,悉陀阿羯哩底(,哩焰莎訶.(大輪金剛陀羅尼心真言曰)

Hán việt ngữ chú 1:

Na mồ ta đá lê gia, địa bà dà nẫm, đát tha yết đá nẫm, minh hùm, tỳ la thời tỳ la thời, ma ha chước ca la, tát đá tát đá, ta la đế ta la đế, đá la duệ đá la duệ, tỳ đà ma nễ, tam bàn thiền nễ, đát la mạt nễ, tất đà yết lê đát diễm, tóa ha.

Hán việt ngữ chú 2(căn bổn chú):

Nam mô tất hí lị gia, trụy vĩ già nẫm, đát tha già đa nẫm, úm vĩ la thời vĩ la thời, ma ha chước yết la, phạt chiết lê, phạt chiết la, tát đá tát đá, ta la đế ta la đế, đát la duệ đát la duệ, tỳ đà mạt nễ, tam bàn thệ nễ, đa la mạt để, tất đà a yết lị đế lị diễm, tóa ha.

Chú thích nghĩa Phạn ngữ chú:

Namas(kính lễ) tridadhvikānāṃ(tam thế) sarva(nhất thiết) tathāgatānāṃ(Như Lai Thế Tôn) āṃ(quy mệnh) viraji(vô cấu) viraji(cực thanh tịnh) mahā(Đại) cakra(Luân) vajira(Kim Cang), sata(dũng mãnh) sata(cực dũng) sārate(kiên cố) sārate(cực kiên cố), trayi(Đại Thừa) trayi(vô thượng Đại Thừa) vidhamani(trí tư duy) saṃbhajani(chánh phá) tramati(tam tuệ) siddhāgriya(tối thắng quyền đảnh) traṃ(quy mệnh) svāhā(thành tựu).

Chú thích nghĩa Hán Việt chú 1:

Na mồ(quy kính) Ta đá lê gia(tam), Địa bà dà nẫm(thế), Đát tha yết đá nẫm(nhất thiết Như Lai, Phật, Thế Tôn), Minh Hùm(Chư Phật tâm ngữ bí mật), Tỳ la thời(vô cấu)tỳ la thời(vô cấu), Ma ha (Đại) chước ca la(Kim Cang), Tát đá(dũng mãnh) tát đá(dũng mãnh), Ta la đế (kiên cố) ta la đế(cực kiên cố), Đá la duệ(Đại Thừa) đá la duệ(vô thượng Đại Thừa), Tỳ đà ma nễ, Tam bàn thiền nễ(chánh phá), Đát la mạt nễ(tam tuệ), Tất đà yết lê đát(tối thắng quyền đảnh) diễm(quy mệnh), Tóa ha(thành tựu).

Chú thích nghĩa Hán Việt chú 2:(căn bổn chú)

Nam mô (kính lễ) Tất hí lị gia(tam), Trụy vĩ già nẫm( thế), Đát tha già đa nẫm(Như Lai, Thế Tôn, Phật), Úm(quy mệnh) Vĩ la thời(vô cấu) vĩ la thời(cực thanh tịnh), Ma ha(Đại) chước yết la(Luân), Phạt chiết lê(Kim Cang), Phạt chiết la(Kim Cang), Tát đá(dũng mãnh) tát đá(dũng mãnh), ta la đế(kiên cố) ta la đế(kiên cố) Đát la duệ(Đại Thừa) đát la duệ(vô thượng Đại Thừa), Tỳ đà mạt nễ (trí tư duy), Tam bàn thệ nễ (chánh phá), Đa la mạt để (tam tuệ), Tất đà a yết lị đế lị(tối thắng quyền đảnh)diễm(quy mệnh) , Tóa ha(thành tựu).

Trích: Mật Tông Kim Cang Thừa chú giải trọn bộ!

Bài viết cùng chuyên mục

Thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật phổ độ chúng sanh trọn khắp pháp giới hư không giới

Định Tuệ

Những lợi ích của việc ăn chay mà bạn cần biết

Định Tuệ

Những thói quen tạo thành ác nghiệp trên Facebook

Định Tuệ

Vô sanh pháp nhẫn là gì?

Định Tuệ

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và 10 bài học quý báu

Định Tuệ

Trách nhiệm của người Phật tử tại gia đối với Tam Bảo

Định Tuệ

Thần Chú Bảo Khiếp Ấn Đà Ra Ni tiếng Phạn và tiếng Việt

Định Tuệ

Biết khổ phải ý thức đến sự giải thoát

Định Tuệ

Ba hạng người làm giảm phá niềm tin vào Tịnh Độ

Định Tuệ

Viết Bình Luận