Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nằm nghe Pháp có phạm tội bất kính không?

Nếu thường nằm để nghe Pháp từ băng đĩa hoặc điện thoại, như vậy có phạm tội gì hay không? Có mang tội bất kính không?

Người nghe pháp thì luôn tôn trọng Pháp. Ngày xưa, nghe pháp trực tiếp từ các vị Tỳ-kheo thì người thuyết ngồi cao, người nghe ngồi thấp hơn để thể hiện sự cung kính giáo pháp. Ngày nay cũng vậy, khi vào giảng đường vị giảng sư ngồi trên pháp tòa cao, thính chúng ngồi dưới thấp trang nghiêm cung kính lắng nghe.

Ngoài việc nghe pháp trực tiếp từ những bậc thầy, hiện chúng ta có nhiều phương tiện để có thể tranh thủ nghe pháp mọi lúc mọi nơi. Dĩ nhiên chúng ta đều nghe pháp với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Vì cuộc sống hiện đại quá bận rộn nên phần lớn phải tranh thủ nghe pháp. Khá nhiều người nghe pháp trong lúc lái xe, làm việc nhà, làm việc mà không cần quá tập trung, kể cả trong khi thư giãn, nghỉ ngơi.

Trong tinh thần phương tiện, nếu quá mệt mỏi hay tranh thủ lúc nghỉ ngơi có thể nằm nghe pháp mà không mang tội bất kính.

Nghe Pháp có lợi ích gì?

Nghe Pháp là được phúc báu; nghe Pháp là được công đức; nghe Pháp có thể được tiêu tội, chuyển hóa nghiệp và có thể còn đắc đạo nữa. Thời Đức Phật đã rất nhiều vị nghe Đức Phật giảng Pháp mà đắc đạo, đạt đến cả A-la-hán quả. Cho nên, nghe Phật Pháp rất quý. Không kể là nghe ở đâu, nghe ở nhà, nghe trên mạng hay nghe ở đài, tivi thì đều được cả, đều có công đức phước báu.

Người đệ tử tại gia hay xuất gia muốn tiến tu đều phải nghe giáo Pháp, rồi tư duy và thực hành. Vậy những người biết nghe Pháp, tư duy và thực hành Pháp sẽ đạt được những lợi ích gì?

Lợi ích thứ nhất của nghe Pháp là được nghe những điều chưa nghe. Có nhiều điều mình chưa biết, hôm nay nghe quý Thầy giảng Pháp, mình hiểu ra nên rất vui.

Lợi ích thứ hai của việc nghe Pháp là làm trong sạch điều đã được nghe, điều mình đã được nghe từ trước. Hôm nay đi nghe Pháp giúp mình được trong sạch điều đã được nghe.

Nghe Pháp giúp chúng ta đoạn trừ nghi ngờ. Trước đây mình không nghe Pháp thì mình nghi ngờ, bán tín bán nghi. Nghi là chướng ngại của sự tu tập. Nghi dẫn đến mình không tin Phật Pháp, là một trong năm triền cái cản trở sự tu tiến. Đã có nghi thì không có tin. Nghi ngờ tức không tin nên nghi là chướng ngại. Nhưng nhờ nghe Pháp mà đoạn trừ nghi ngờ cho mình, nghi ngờ mà đoạn thì lòng tin tăng trưởng. Dứt nghi thì mình tin. Hôm nay, dứt được nghi do nghe Pháp hiểu, giác ngộ ra thì dứt được nghi ngờ cho nên lòng tin tăng trưởng, nghe Pháp có lợi ích như vậy.

Nghe Pháp Phật làm cho tri kiến được chính trực. Nhờ đi nghe giáo Pháp Phật được lợi ích, làm cho tri kiến của mình chính trực, chân chính, ngay thẳng, không lệch lạc. Điều ấy rất quý mà Phật gọi là chánh tri kiến. Đứng đầu trong Bát Chính Đạo.

Lợi ích thứ năm của nghe Pháp là làm cho tâm mình được tịnh tín, tâm mình trong được sạch, lòng tin đầy đủ. Chữ tịnh tín ở đây là tin trong sạch; tin trong sạch là tin không có nghi ngờ.

Đọc thêm: 5 lợi ích của việc nghe Pháp mà người Phật tử cần phải biết

Tâm Hướng Phật/st!

Bài viết cùng chuyên mục

Chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức

Định Tuệ

Thiền định Ba la mật là gì? Sự chú tâm siêu nhiên

Định Tuệ

Pháp môn niệm Phật, quan trọng nhất là kiến lập tín tâm

Định Tuệ

Bồ Tát Quán Thế Âm là ai? Ngày Vía Quan Âm Bồ Tát là ngày nào?

Định Tuệ

Oan gia nên giải không nên kết

Định Tuệ

Thiên ma Ba Tuần tu phước nghiệp gì mà được sinh về cõi trời?

Định Tuệ

Niệm Phật hay Bồ Tát Quán Thế Âm là liều thuốc trị vọng tưởng

Định Tuệ

Người tu tịnh nghiệp trình độ nào được vãng sanh theo ý muốn?

Định Tuệ

Họa từ đâu mà ra và phước từ đâu mà đến?

Định Tuệ

Viết Bình Luận