Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Niệm Phật phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi

Niệm Phật là phương tiện. Phải niệm đến tiêu chuẩn nào thì mới có thể vãng sanh? Phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi. Tâm thanh tịnh và tâm từ bi đều là chân tâm.

1. Niệm Phật là gì?

Chữ niệm có nghĩa là nhớ, suy nghĩ, chữ Phật lại có nghĩa là giác. Như vậy, niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật hay nói rộng hơn là chúng ta luôn sống trong tỉnh thức và có chánh niệm trong mọi hành động.

Khi tâm ta bị chi phối bởi những tạp niệm thì ta sẽ dùng tiếng niệm Phật để lấn áp đi những dòng suy nghĩ tạp niệm ở trong lòng và có thể đặt tâm mình vào trong xâu chuỗi mà khi ta đang hành trì.

Lúc này, tiếng niệm Phật sẽ dần dần đi vào nội tâm ta và bản thân mình cần phải xóa bỏ đi những uế trược, phiền não trong lòng, từ đó ta có thể gạn lọc và chuyển đổi tâm của ta từ cái ác trở thành thiện, từ tạp niệm chi phối đưa đến sự thanh tịnh và giống với cảnh giới của chư Phật.

2. Niệm Phật phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi

Tâm của bạn không thanh tịnh, tâm không lương thiện thì bạn chắc chắn không thể vãng sanh, bạn phải ghi nhớ. Không thể nói niệm Phật thì có thể vãng sanh, không hề có việc dễ dàng như vậy.

Niệm Phật là phương tiện. Phải niệm đến tiêu chuẩn nào thì mới có thể di dân qua được? Phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi. Tâm thanh tịnh và tâm từ bi đều là chân tâm.

Tâm địa của bạn không thanh tịnh, tâm địa bạn không từ bi, người xưa nói, cho dù bạn một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật, có câu là: “Đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”.

Đây chính là người thông thường nói: “Tu học nhà Phật là trọng thực chất, không trọng hình thức”. Hình thức không quan hệ gì. Thực chất là gì? Tâm thanh tịnh, tâm từ bi của bạn.

Chúng ta tổng hợp Kinh Giáo Đại Thừa dạy bảo chúng ta, chúng ta viết hai mươi chữ: “Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi; Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật”.

Quả nhiên, chúng ta đầy đủ những điều kiện này thì chắc chắn vãng sanh, khi lâm chung một niệm – mười niệm đều được sanh.

Cho nên, làm việc, đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải dùng tâm chân thành, phải dùng tâm thanh tịnh.

Chân thành thì chắc chắn không có hư ngụy, chắc chắn không có hư giả. Tâm thanh tịnh thì chắc chắn không có vọng tưởng (vọng niệm), phân biệt, chấp trước (dính mắc).

Có chấp trước thì không thanh tịnh, có phân biệt thì không bình đẳng, có vọng tưởng thì không chân thành. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng chính là thảy đều đoạn hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Hòa Thượng Tịnh Không!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Trì Chú Lăng Nghiêm quan trọng nhất là phải nghiêm trì giới luật

Định Tuệ

Vì sao người học Phật nhưng không có được lợi ích từ Phật pháp?

Định Tuệ

Thân thể này không phải là ta, thân cũng không là sở hữu của ta

Định Tuệ

Lời khai thị về Tà dâm – Thủ dâm của Ấn Quang Đại Sư

Định Tuệ

Hộ pháp là gì? Bốn hệ tượng Thần Hộ Pháp trong các ngôi chùa Việt

Định Tuệ

Bất Tương Ưng Hành Pháp là gì?

Định Tuệ

Tìm hiểu về loài rồng – Long Thần Hộ Pháp

Định Tuệ

Phương pháp bậc nhất của hết thảy chư Phật phổ độ chúng sanh là trì danh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ

Định Tuệ

Có tiền bạc là phước báo, cách dùng tiền là trí tuệ

Định Tuệ

Viết Bình Luận