Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành

Điều kiện cơ bản làm người là gì? Tức là Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành. Nếu ai ai cũng chịu tuân theo như vậy thì thiên hạ sẽ được thái bình.

Quý vị hãy nhìn xem! Hiện nay đa số con người trên Thế Giới hầu như đang phát điên phát cuồng, trông giống như người mắc bệnh tâm thần vậy. Thế Giới này sắp sửa biến thành Thế Giới điên cuồng mất.

Bất luận là nam hay nữ, già hay trẻ cũng đều không nhận thức được về các điều kiện cơ bản làm người. Cho nên mới có cảnh anh tranh, tôi đoạt. Vì muốn đạt được mục đích cá nhân mà con người bất chấp mọi thủ đoạn, thấy lợi quên nghĩa, bán rẻ bạn bè.

Thật đáng sợ thay! Vậy điều kiện cơ bản làm người là gì? Tức là Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành. Nếu ai ai cũng chịu tuân theo như vậy thì thiên hạ sẽ được thái bình.

Lục Đại Tông Chỉ là:

1. Không tranh: Không tranh với bất cứ người nào. Tự giữ những gì mình nên có, và không nên có những thứ mình không cần. Tuyệt đối là không nổi nóng.

2. Không tham: Bất luận những gì về vật chất, hễ mình có đủ dùng là được rồi, và cái gì cũng không tham. Đồ vật của tôi, nếu anh cần thì tôi sẽ cho anh. Chúng ta đừng nên keo tham tiếc của.

3. Không cầu: Không tìm cầu những thứ bên ngoài, gọi là: Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao, người không tìm cầu tức là người có nhân cách cao thượng. Phàm người có nhân cách là người thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ. Người nào không tham tài, không tham sắc, không tham danh, không tham ăn, không tham ngủ thì tâm người ấy sẽ được nhiều an lạc và lòng họ cũng không cảm thấy lo sợ gì cả.

4. Không tự tư, ích kỷ: Bất cứ vật gì thuộc về công cộng để mọi người thuận tiện dùng, chúng ta không được cất dấu cho riêng mình. Quý vị có thể bố thí, tức là quý vị không có lòng tự tư, ích kỷ, gọi là: Xem tất cả người già như cha mẹ ta, thương tất cả trẻ thơ như thương con em mình. Đó là sự biểu hiện của người không có lòng tự tư ích kỷ. Sự thành lập các trường Đại Học, Trung Học, Tiểu Học và viện dưỡng lão tại Vạn Phật Thánh Thành vốn cũng từ tư tưởng đó.

5. Không tự lợi: Là xả mình vì người. Việc gì có lợi thì ta nhường cho người khác làm. Trái lại, việc gì không lợi thì để lại mình làm. Tuyệt không bao giờ có tham đồ về danh văn lợi dưỡng, mua danh câu tiếng, vì đó là những tư tưởng tự tư, tự lợi.

6. Không vọng ngữ: Miệng có bốn tội ác là: Vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu và lưỡng thiệt. Người mà phạm một trong các tội ác này, tương lai sẽ bị đọa địa ngục bạt thiệt cắt lưỡi. Vọng ngữ là một trong năm giới. Người học Phật Pháp, nhất định nên nghiêm giữ năm giới.

Vọng ngữ là gì? Là nói lời giả dối, gọi là: Thấy nói không thấy. Không thấy nói thấy. Nghe nói không nghe, không nghe nói nghe. Không hiểu nói hiểu, hiểu nói không hiểu. Biết nói không biết, không biết nói biết. Đó tức là vọng ngữ.

Tại sao người trên thế gian lại phát điên, phát cuồng như thế?

Bởi vì họ có tâm tranh, tâm tham, tâm cầu, tâm ích kỷ, tâm tự lợi và tâm vọng ngữ. Cho nên suốt ngày họ cứ điên điên đảo đảo chẳng được tự tại. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, chúng ta không nên xem đó như những lời hý luận mà hãy mau cải thiện tập quán xã hội, nếu không thì sẽ nhận lãnh hậu quả không thể tưởng tượng được.

Giảng giải: Hòa Thượng Tuyên Hóa!
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Hòa Thượng Tịnh Không niệm Phật như thế nào?

Định Tuệ

Ý nghĩa 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng

Định Tuệ

Niệm danh hiệu Phật và niệm ân đức Phật

Định Tuệ

Ngồi thiền sẽ sinh Định, cho nên phải thường thích ngồi thiền

Định Tuệ

Vô Niệm là gì? Chính là tâm không nhiễm trước vạn pháp

Định Tuệ

Trách nhiệm của người Phật tử tại gia đối với Tam Bảo

Định Tuệ

Không sanh về Tây Phương thì nhất định sẽ bị luân hồi

Định Tuệ

Công đức và lợi ích của pháp tu lạy Phật sám hối hàng ngày

Định Tuệ

Pháp ngữ của Sư Bà Hải Triều Âm

Định Tuệ

Viết Bình Luận