Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Mười ác nghiệp phải thọ quả báo nhiều ốm đau bệnh tật

Lại có mười nguyên nhân khiến cho thân thể mang nhiều bệnh tật. Những gì là mười?

Thứ nhất, là thích đánh đập mọi loài chúng sanh. Bất luận là chúng sanh nào, hễ trông thấy là đều muốn đánh đập, đây là nguyên nhân đầu tiên của quả báo thân thể phải mắc nhiều bệnh khổ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến quả báo bệnh tật khổ sở là xúi giục hoặc sai bảo người khác đánh đập chúng sanh, chó, mèo, chuột… thậm chí cả trẻ em.

Thứ ba, là khen ngợi việc đánh nhau. Khen ngợi cái gì? Trầm trồ, khen ngợi cách đánh đập, hành hạ chúng sanh. Do vì tán thưởng cách đánh đập của người khác, nên chính bản thân mình phải chịu quả báo nhiều bệnh tật.

Thứ tư, là thấy sự đánh đập mà vui mừng. Có những kẻ thấy người khác đánh đập chúng sanh thì trong lòng lại vui mừng hớn hở, cho là chuyện thú vị: Hay thật! Đáng đời! Đánh thật là đẹp mắt. Xem ra còn thú vị hơn cả coi xi nê nữa.

Thứ năm, là thấy chúng sanh bệnh tật đau đớn rên siết, thì trong lòng lại hân hoan vui sướng. Có nhiều người hễ thấy kẻ khác bị ốm đau bệnh hoạn, thì trong lòng lại mừng rỡ, thích thú: Có chúng sanh bị đau ốm rồi. Ồ! Hay quá! Có thế chứ, hắn bệnh rồi đấy. Họ không cảm thông thương xót đã đành, lại còn vui cười mừng rỡ nữa.

Thứ sáu, là thấy người bệnh được bình phục thì trong lòng cảm thấy không vui. Có những kẻ thấy người khác mắc bệnh song sau đó được thuyên giảm hoặc khỏi hẳn thì họ không vui, chính vì thế cho nên kiếp sau chính bản thân họ phải chịu quả báo nhiều bệnh tật, hay đau ốm.

Thứ bảy, là cho chúng sanh uống thứ thuốc không đúng bệnh. Có những người đem thuốc cho chúng sanh bị bệnh, họ cho thứ thuốc gì? Họ cho thứ thuốc không phải trị đúng chứng bệnh mà chúng sanh đó đương mắc phải.

Ví dụ, như người bệnh đau đầu thì họ lại cho thuốc đau bụng, chẳng những thế, họ còn huênh hoang: Quý vị xem, tôi cho bệnh nhân uống thuốc rồi đó.

Thứ tám, là thấy người bệnh được Thầy thuốc tận tâm chữa trị cho, thì sanh lòng đố kỵ, ghen ghét, nói rằng: Ôi! Ông Bác Sĩ đó tốt nhất là chết sớm đi, khỏi cần phải trị bệnh cho hắn nữa. Thấy mà gai mắt.

Thứ chín, là thấy người khác ốm đau bệnh hoạn thì lại vui thích, còn mong sao người đó cứ luôn luôn ốm đau, mãi mãi bị bệnh tật hành hạ.

Thứ mười, là thích ăn vặt, ăn luôn miệng. Mới vừa ăn xong chưa kịp tiêu hóa hết thì lại ăn nữa, miệng lúc nào cũng thấy thèm ăn, muốn ăn luôn miệng, không ngừng nghỉ.

Do mười thứ ác nghiệp này mà phải thọ quả báo nhiều ốm đau bệnh tật.

Nam Mô A Di Đà Phật!
Giảng giải: Hòa Thượng Tuyên Hóa!


Bệnh tật do đâu mà thành?

Với Phật giáo, Đức Phật được biết đến như là Vị Lương Y Có Một Không Hai bởi vì sự quan tâm sâu sắc của Ngài đối với sức khỏe tinh thần không chỉ của ngài mà của còn đối với vạn loài chúng sinh, sự giác ngộ của ngài về căn nguyên của bệnh tật, và chánh pháp mà ngài dạy để chữa trị, giống như lương dược để phòng hộ, ngăn ngừa, và điều trị phục hồi.

Trong nhiều bài kinh chúng ta cũng thường thấy hình ảnh Đức Phật bị bệnh tật, bị thọ bệnh. Đúng vậy đã có thân thì phải có bệnh. Vậy bệnh từ đâu đến? Đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra, do nghiệp lực tác thành, do thừa tự các nghiệp xấu ở quá khứ. Nghiệp xấu ở đây chủ yếu là do não hại, đánh đập, hành hạ các loài hữu tình, không tu dưỡng tâm từ (Kinh Trung bộ, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, số 135). Nghiệp nhân gây bệnh tật có cũ và mới. Nghiệp cũ thì như đã nói, nghiệp mới có thể là tiếp tục bức hại sinh vật hoặc do các hành vi lối sống không lành mạnh góp phần gây ra tật bệnh.

Bệnh do nghiệp mà sinh, muốn hết bệnh thì phải chuyển nghiệp. Đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hợp pháp là cách chuyển nghiệp đầu tiên. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ ra bệnh trạng, các nguyên nhân gây bệnh (di truyền, ăn uống, lối sống v.v…), cách chữa lành bệnh. Tuân thủ theo phác đồ điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ chính là cách chuyển hóa bệnh nghiệp.

Tuy nhiên, ngành y khoa không phải toàn năng nên có bệnh thì chữa lành, có bệnh chỉ chữa bớt vài phần, có bệnh thì chờ… nghiên cứu thêm. Thế nên, người Phật tử khi mang bệnh, ngoài trị liệu theo y khoa cần gia tâm sám hối, làm thiện để hồi hướng công đức, đây là cách chuyển nghiệp tiếp theo. Sám hối để tiêu trừ oan nghiệp đã tạo trong quá khứ. Làm thiện để vun bồi thêm phước báo hiện tại. Khi tội diệt, phước sinh thì góp phần tích cực cho việc chuyển hóa bệnh tật và các điều không như ý khác trong cuộc sống.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của nghiệp cũ và nghiệp quả xấu ấy đã chín muồi hay chưa để biết quá trình chuyển hóa bệnh nghiệp thành công được nhiều hay ít (bệnh có chữa lành hay không). Bởi khi nghiệp quả xấu đã đến gần với cường độ mạnh mẽ thì rất khó để hóa giải, nói cách khác là không ai có thể cứu được.

Người Phật tử có chánh kiến cần nhận thức các vấn đề liên quan đến bệnh nghiệp theo quy luật nhân-duyên-quả. Tránh các niềm tin sai lạc, tà kiến, rơi vào mê tín, cầu cúng để cầu mong khỏi bệnh chỉ tiền mất tật mang.

Đọc thêm: Bệnh tật từ đầu mà có? Vì sao người mắc bệnh nặng, người khỏe mạnh?

Bài viết cùng chuyên mục

Sát sinh bị ác báo, phóng sinh được thiện báo

Định Tuệ

Ngày nay tai nạn rất nhiều, là do nghiệp lực chiêu cảm?

Định Tuệ

Niệm Phật có thể độ được hung thần ác sát

Định Tuệ

Tạo nghiệp là gì? Tạo nghiệp nên phải chịu quả báo

Định Tuệ

Thọ mạng của chúng sanh trong sáu cõi là do nghiệp lực làm chủ

Định Tuệ

Vì sao không nên sát sinh?

Định Tuệ

Mẹ đầu thai thành vịt bị con cắt cổ

Định Tuệ

Chuyện nhân quả luân hồi: Người trở về từ âm phủ

Định Tuệ

Nếu tất cả mọi người trên thế giới đều là nhà sư?

Định Tuệ

Viết Bình Luận