Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Lý nhân quả không sai một mảy, hễ tạo nhân nào thì kết quả nấy

Lý nhân quả không sai một mảy, chẳng qua chúng ta chỉ nhìn trên hiện tại mà không biết quá khứ thấy được vị lai. Hể tạo nhân nào thì kết quả nấy, như sát sanh phải đền mạng, trộm cướp phải trả nợ oan khiên v.v…

Một Cư Sĩ đến hỏi Phật:

– Bạch Thế Tôn, con nghe ngoại đạo nói người sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối phải bị cảm thọ đau khổ có đúng chăng?

Phật đáp:

– Chưa đúng hẳn! Ví dụ: Như có người ra trận giết được nhiều địch quân, khi về được vua phong thưởng. Như thế tuy sát sanh mà đâu có khổ. Trái lại nếu người ấy giết quan đại thần trong nước sẽ bị tội.

-Ví như có người đến đánh nước khác lấy được tiền của châu báu chở về nước mình, sẽ được vua phong thưởng. Như thế tuy làm việc trộm cướp nhưng đâu có khổ. Trái lại, nếu trộm cướp của vua quan sẽ bị bắt bớ tra tấn khổ sở.

– Ví như có người đến kẻ địch của vua đánh bắt gái đẹp đem về làm người hầu cho vua, sẽ được vua phong thưởng. Như thế tuy làm việc bất chánh cũng được vua khen thưởng đâu có khổ sở. Trái lại nếu tư tình với thê thiếp của vua quan sẽ bị hình phạt lưu đày.

– Ví như có người dùng mưu kế dối gạt nước để chiếm lấy đất đai về cho nước mình sẽ được vua khen thưởng. Tuy là dùng lời dối gạt nhưng đâu có khổ. Trái lại, nếu nói dối với triều đình sẽ bị trừng trị.

Bình:

Qua thí dụ nói trên, chúng ta thấy người sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối đâu nhất định hiện đời phải chịu quả khổ (có kẻ khổ người vui). Như thế, căn cứ lý nhân quả của Phật dạy có đúng chăng?

Tuy nhiên lý nhân quả không sai một mảy, chẳng qua chúng ta chỉ nhìn trên hiện tại mà không biết quá khứ thấy được vị lai. Hể tạo nhân nào thì kết quả nấy, như sát sanh phải đền mạng, trộm cướp phải trả nợ oan khiên v.v…

Kinh Nhân Quả, Phật nói: “Giả sử trăm ngàn muôn kiếp nghiệp không mất, nhân duyên đến quả báo tự mình chịu”. Vậy chúng ta phải có cái nhìn rộng rãi và thấu đáo lý nhân quả của Phật dạy để khỏi lầm lẫn trong cuộc sống.

Trích: Nhặt Lá Bồ Đề – Quả có theo nhân không

Bài viết cùng chuyên mục

Thiên tai nhân họa, tai nạn từ đâu mà đến?

Định Tuệ

Những hậu quả nặng nề từ việc sát sinh dưới góc nhìn của Phật giáo

Định Tuệ

Tai họa do tham dâm là to lớn nhất

Định Tuệ

Tụng Chú vãng sanh giúp siêu độ oan hồn vất vưởng

Định Tuệ

Bồ Tát Quan Âm cứu nạn: Hữu cầu tất ứng

Định Tuệ

Thế nào là Khẩu Phật Tâm Xà?

Định Tuệ

Các loại nghiệp: Sự sai khác nặng nhẹ của nghiệp nhân và quả

Định Tuệ

Người keo kiệt bủn xỉn phải chịu quả báo khổ vô cùng

Định Tuệ

Niệm Quan Âm Bồ Tát và lễ Phật Dược Sư thai nhi không bị dị tật

Định Tuệ

Viết Bình Luận