Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Lễ Phật là để tiêu trừ nghiệp chướng, dốc lòng mà hoàn thành

Lễ Phật là để tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu trừ trần lao cũng như tiêu trừ những chướng ngại đã tích lũy từ những tư thế chẳng đúng trong các hành vi thường nhật…

LỄ PHẬT TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG, CHỚ LẦM TƯỞNG LÀ KHỔ NHỤC KẾ

Lễ Phật là để tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu trừ trần lao cũng như tiêu trừ những chướng ngại đã tích lũy từ những tư thế chẳng đúng trong các hành vi thường nhật, kéo duỗi các chỗ căng thẳng, co rút, tiêu trừ những ứ trệ, đả thông những chỗ bế tắc, rèn giũa thân tâm không chướng ngại, chứ chẳng phải là khổ nhục kế.

Có kẻ cho rằng càng lễ Phật đến nỗi kiệt sức, thống khổ, càng quỳ đến nát cả đầu gối, mọp đầu đến rách trán, thì càng được Phật, Bồ Tát thương xót. Sau đấy vì quá mệt mỏi, kiệt sức, không cách chi giữ mãi như thế được, tâm bèn lui sụt, hối hận.

Do chẳng nhẫn được sự cực khổ quá mức (cũng là do chưa xả được nỗi khổ nơi da thịt) bèn viện cả đống lý do: “Vì tôi lễ Phật chẳng được khoẻ khoắn như thế, bác sĩ bảo tôi đừng nên lễ Phật”. Ðấy cũng là hạng thiếu tín tâm, chưa hiểu rõ lý rốt ráo.

Thật ra, chẳng phải vì lễ Phật mà không khỏe khoắn, mà chính là vì chẳng hiểu cách lễ Phật và nhiều vọng tưởng nên mới không khỏe khoắn!

Kẻ mạt học này lúc mới học cũng hiểu lầm như thế, chẳng nắm được yếu lãnh, lễ Phật đến mệt nhoài nhọc khổ, cho rằng lễ Phật rất mệt mỏi, sau rồi mới biết là chính mình lầm lạc.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ MỆT NHỌC TRONG KHI LỄ PHẬT

Lúc ban đầu tập tành lễ Phật, thấy nhọc nhằn, đau khổ là vì:

– Phương pháp chẳng thích đáng, tư thế mâu thuẫn với những nguyên tắc kiện khang của sinh lý học: chẳng khéo giữ trọng tâm theo vật lý học, chẳng khéo dùng lực tự nhiên, tự dùng sức một cách nhầm lẫn, lãng phí sức.

– Các khớp, khủyu, gân, thịt của mình vốn đã sẵn có những phế vật ứ trệ hoặc đã tiêu mòn vì tuổi tác (khác nào khe nước vốn sẵn có bùn lầy lắng đọng), lại còn thiếu vận động nhiều năm (giống như khe nước chẳng hề nạo vét). Trong tình huống như thế, toan vét sạch một lúc thì đương nhiên những bùn lầy chìm đắm, ứ đọng sẽ nổi lên khiến cho nước trong khe ngầu đục quá mức. Chỉ cần liên tục đổ nước trong vào, tự nhiên bùn lầy sẽ trôi đi, khôi phục sự trong sạch. Quý vị nên hiểu rõ: Lúc nạo vét sạch, chất bẩn thỉu, tạp nhạp nổi lên chính là những bùn lầy sẵn có, chứ nào phải đâu do nạo vét sạch mà có. Nếu bảo là do nạo vét mới có bẩn thỉu, tạp nhạp thì chính là chẳng quan sát, suy nghĩ rõ ràng vậy.

Cùng một lý ấy, nếu phương pháp lễ Phật đã chính xác mà cảm thấy có bộ phận nào đặc biệt co rút hoặc đau đớn thì đấy chính là những “Bùn lầy” ứ đọng nhiều năm hiển hiện, cho thấy chỗ ấy vốn bị ứ trệ hoặc mòn mỏi vì tuổi già, chứ nào phải là Phật hại chúng ta, cũng chẳng phải do lễ Phật mới bị đau đớn. Nói cách khác, lúc quét dọn thấy bẩn thỉu, lộn xộn, đấy chính là dấu hiệu báo trước cho sự thanh tịnh, quý vị càng nên tin tưởng dọn dẹp. Xin quý vị hãy quan sát, suy nghĩ chính xác, sự lý phân minh, chớ thấy mình có chút bịnh vặt liền quy tội cho việc lễ Phật.

Người hằng ngày thiếu vận động, bảo đi một đoạn ngắn đã thấy đau chân, bảo khiêng vật nặng liền kêu đau hông, nhức lưng; đương nhiên khi lễ Phật cũng phải bị đau nhức, mỏi nhọc. Kỳ thật chỉ vì các chi thể thiếu được huấn luyện, hoạt động, chẳng tuần hoàn tốt, cho nên sự chuyển hóa năng lượng và thải trừ các chất cặn bã đều yếu kém. Do vậy, phải khéo luyện tập, nếu không lương tri, lương năng sẵn có sẽ bị mất đi. Tuổi trẻ không tập luyện, đến già sẽ phải chịu khổ không thể nói. Ðã nhận thức được giá trị của sự tập luyện thì mới có thể đột phá những khó khăn.

DỐC LÒNG VÀO MỘT CHỖ THÌ KHÔNG VIỆC GÌ CHẲNG HOÀN THÀNH, ÐỪNG PHÍ TINH THẦN THAN THỞ, GIẬN HỜN

Trong nhà Phật, có rất nhiều người có thể mỗi ngày lễ Phật cả ba ngàn lạy, lặng lẽ dụng công (mặt chẳng đổi sắc, thung dung tự tại), đủ thấy họ là những người lễ lạy có phương pháp, có rèn luyện.

Quý vị phải khéo tự trân trọng bản năng Phật tánh, dụng tâm khai ý, đừng lãng phí thời gian, tinh lực quý báu để than khổ và oán hờn. Thậm chí suốt ngày bôn ba tìm người khác giãi bày nỗi khổ, chẳng dụng tâm tự giải ngộ!

Nếu có thể đem hết tâm lực than khổ, bất mãn đó chuyên chú nơi việc khai phát tự tâm thì những phiền muộn đó sẽ bị trừ sạch!

Phật nói: “Dốc lòng vào một chỗ, không sự gì chẳng hoàn thành”. Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ người thiếu lòng!

CÓ NHIỀU CÁCH LỄ NGŨ THỂ ÐẦU ÐỊA KHÁC NHAU, NHƯNG MỖI CÁCH ÐỀU CÓ Ý NGHĨA SÂU XA

Trong các đạo tràng, chùa miếu của ta, phần nhiều dùng cách “Ngũ thể đầu địa” để lễ Phật. Tuy cùng gọi là “Ngũ thể đầu địa”, nhưng có nhiều cách thực hiện khác nhau:

1) Trước phải sau trái: Tại Ấn Ðộ, dùng phía phải tượng trưng cho Chánh Ðạo nên quỳ gối phải trước, theo thứ tự: Tay phải rồi tay trái chạm đất, biểu ý: Tôn trọng chánh pháp, nguyện cho chúng sanh đắc Giác Chánh Ðạo.

* Cách lạy: Ðứng ngay thẳng, chắp tay ngang trán (cánh tay hơi chạm theo mép áo). Trước hết là gối phải rồi đến gối trái, hai khủy tay lần lượt theo thứ tự chạm đất, rồi xòe hai tay ra, lòng bàn tay ngửa lên. Quán tưởng như đang chạm vào chân đối phương, dùng trán dập xuống đất một lạy (theo Phật Quang Ðại Từ Ðiển, điều 6.582).

2) Phải trái cùng lúc: Hai tay đối xứng đồng thời chạm đất, hai gối cũng đồng thời chạm đất. Cách lạy này dùng tả, hữu tượng trưng cho Chỉ – Quán, Ðịnh – Huệ, Quyền – Thật, Từ – Bi nên dùng trái phải cùng lúc, biểu thị các ý nghĩa: “Ðịnh Huệ Ðẳng Trì” (cùng bình đẳng gìn giữ Ðịnh lẫn Huệ), “Từ Bi Song Vận” (cùng vận dụng Từ và Bi), “Chỉ Quán Song Vận”…

Do hai cách lạy này, cách nào cũng có đạo lý, ý nghĩa sâu xa, chúng ta đều phải bình đẳng học tập, thâm nhập thể hội.

Lễ Phật là để tiêu trừ nghiệp chướng, dốc lòng mà hoàn thành

TINH THẦN, THÁI ÐỘ ÐÚNG ÐẮN TRONG VIỆC HỌC TẬP CÁCH LỄ PHẬT

Do những điều vừa nói trên, ta biết lễ Phật có nhiều cách khác nhau, trong mỗi đạo tràng lại quen dùng những cách thức lễ Phật khác nhau. Mỗi cách thức đều có điểm đặc sắc, ý nghĩa và ưu điểm khác nhau. Ðến mỗi nơi, chúng ta phải đặc biệt lưu tâm. Ðến trong đạo tràng nào để tham gia đoàn thể cộng tu, chúng ta đều phải tôn trọng sự chỉ dạy của người lãnh đạo, và cũng phải tôn trọng phương tiện và cách sắp đặt trật tự đoàn thể của họ, cần phải làm đúng theo nghi thức được sử dụng bởi đạo tràng ấy. Bởi lẽ, tôn trọng người khác cũng là biểu hiện sự lễ kính chư Phật, là thực tiễn để hòa thuận với chúng sanh.

Chúng ta phải bắt chước như hang núi trống rỗng hòng hấp thâu những điều sở trường của người khác thì mới có thể tự mình cải tiến không ngừng, sửa mình ngay thẳng. Như vậy mới là tu hành, mới là lễ Phật, mới là tinh thần học Phật khiêm kính, mới là thái độ đúng đắn. Những phương pháp lễ Phật chúng tôi giới thiệu ở đây chỉ là nhằm kính trình mọi người tham khảo mà thôi.

ÐỪNG KHỞI NHỮNG TÂM THÁI SAI TRÁI KHIẾN CHÍNH MÌNH BỊ CHƯỚNG NGẠI

Ngàn vạn phần chúng ta chớ vì người khác dùng cách thức lễ bái khác với cách mình đã học trước đây hoặc khác với tư thế mình quen dùng mà nảy sinh tâm lý kháng cự, chẳng chấp nhận, tự sanh lòng phiền não (chẳng những chỉ đối với việc lễ Phật như vậy mà đối với những điều khác cũng đều nên như vậy), hoặc lãng phí tinh thần vào những hoài nghi, không cách nào thâm nhập, lãnh hội những điểm hay của họ. Chớ vì một động tác nào ta không học được mà ngã lòng, chán nản. Hoặc vì gân cốt thiếu vận động, trở thành cứng cỏi chẳng thể thực hiện ngay được động tác ấy bèn chán nản.

Thậm chí phê bình mù quáng, sanh tâm khinh mạn thì là hoàn toàn chẳng phù hợp với nội dung của tinh thần lễ Phật, mà cũng là trái nghịch với mục đích của việc lễ Phật là khai phát Phật tánh, mỹ đức nơi tự tâm.

ĐIỀU PHỤC THÂN TÂM, KHIÊM KÍNH, NHU NHUYỄN

Học tập lễ Phật thì điều đầu tiên là phải hàng phục thái độ kiêu căng, lười nhác, ngạo mạn của chính mình, điều hòa, làm dịu đi sự ngoan cố, bướng bỉnh, khẩn trương nơi thân tâm mình. Hễ tâm đã khoan hòa, rỗng rang, từ bi, dịu dàng thì thân cũng tự nhiên thong dong, đoan chánh, linh hoạt, khí huyết cũng thông suốt. Nếu như tâm căng thẳng, cố chấp vào một thói quen nào đó, thân sẽ tự nhiên trở nên cứng còng, mất đi tánh linh hoạt, dẻo dai, biến thành lão hóa, các công năng của thân bị thoái hóa, bệnh tật phát sanh.

LỄ PHẬT LÀ MỘT CÁCH VẬN ÐỘNG ÐỂ KHÔI PHỤC THÂN TÂM KHANG KIỆN

Phật là bậc giác ngộ. Ngài cũng là bậc Ðại Y Vương về thân và tâm. Lễ Phật là hình thức vận động phù hợp với những nguyên lý của y học, khiến cho nội tâm giao cảm với bậc Ðại Y Vương, khiến cho công năng chữa bệnh tự nhiên được phát khởi, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, đề phòng bệnh tật, tự mình điều tiết, khiến cho thân, tâm và cả thế giới cùng điều hòa. Vì thế, lễ Phật tiêu trừ được nguyên nhân gây bệnh, chữa lành tật bệnh.

Pháp sư Đạo Chứng!

Bài viết cùng chuyên mục

Địa Tạng Vương Bồ Tát: Pháp lực vô biên, từ bi vô hạn

Định Tuệ

Làm thế nào để thành mãn Bồ Đề Tâm?

Định Tuệ

Vì sao chúng ta không nên đọc báo chí, xem phim ảnh truyền hình?

Định Tuệ

Khuyến tấn hướng thượng – Khuyến tu giải thoát

Định Tuệ

Niệm Phật chính là diệt tội, niệm Phật chính là sám hối

Định Tuệ

Người tâm địa thanh tịnh, sớm tối 10 niệm cũng được vãng sanh

Định Tuệ

Bệnh tật từ đầu mà có? Vì sao người mắc bệnh nặng, người khỏe mạnh?

Định Tuệ

Tu học Phật pháp phải học từ đâu?

Định Tuệ

Người tu Tịnh nghiệp tụng các kinh Đại thừa được không?

Định Tuệ

Viết Bình Luận