Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Kinh Hoa Nghiêm tập 7: Phẩm Như Lai Danh Hiệu thứ bảy

Kinh Hoa Nghiêm với tên gọi đầy đủ là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Dưới đây là nội dung phẩm Như Lai Danh Hiệu thứ bảy.

Lúc bấy giờ đức Thế-Tôn ở nước Ma-Kiệt-Ðề, trong đạo-tràng bồ-đề, sơ-thỉ thành chánh-giác, nơi điện Phổ-Quang-Minh, ngồi trên tòa Liên-Hoa-tạng-sư-tử, diệu-ngộ đều viên mãn, tuyệt hẳn hai hạnh, đạt pháp vô-tướng, an-trụ nơi chỗ trụ của chư Phật, được Phật bình đẳng, đến chỗ vô-chướng, chỗ làm vô-ngại, đứng nơi bất-tư-nghì, thấy khắp tam-thế.

Cùng với mười phật-sát vi-trần-số chư Bồ-Tát câu hội, tất cả đều là bực nhứt-sanh-bổ-xứ, từ phương khác đồng vân tập đến, đều khéo quan-sát chúng-sanh-giới, pháp-giới, thế-giới, niết-bàn-giới, các nghiệp quả báo, tâm-hành thứ đệ, tất cả văn nghĩa thế-gian, xuất thế-gian, hữu-vi-trần, vô-vi, quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, những pháp như vậy đều khéo quan-sát cả.

Chư Bồ-Tát nghĩ rằng : nếu đức Thế-Tôn có lòng mẫn niệm chúng tôi, xin tùy theo sự ưa thích mà khai thị những điều :

Phật-sát, phật-trụ, phật-sát trang-nghiêm, phật-pháp-tánh, phật-sát thanh-tịnh, phật-thuyết-pháp, phật-sát thể-tánh, phật oai-đức, phật-sát thành-tựu, phật đại bồ-đề.

Như chư Phật Thế-Tôn trong thập phương thế-giới, vì thành tựu tất cả Bồ-Tát, vì khiến chủng-tánh Như-Lai không dứt, vì cứu hộ tất cả chúng-sanh, vì khiến chúng-sanh lìa tất cả phiền-não, vì rõ tất cả công-hạnh, vì diễn thuyết các pháp, vì dứt trừ tất cả tạp-nhiễm, vì dứt hẳn tất cả lưới nghi, vì trừ bỏ tất cả tham vọng, vì hoại diệt tất cả chỗ ái-trước, mà diễn nói thập-trụ, thập-hạnh, thập hồi-hướng, thập-tạng, thập-địa, thập-nguyện, thập-định, thập-thông, thập-đảnh của Bồ-Tát. Và cũng diễn nói Như-Lai địa, Như-Lai cảnh-giới, Như-Lai thần-lực, Như-Lai vô-úy, Như-Lai tam-muội, Như-Lai thần-thông, Như-Lai tự-tại. Như-Lai vô-ngại, nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý của Như-Lai, Như-Lai biện-tài, Như-Lai trí-huệ, Như-Lai tối-thắng.

Mong đức Thế-Tôn cũng vì chúng tôi mà diễn thuyết cho !

Lúc đó đức Thế-Tôn rõ tâm niệm của chư Bồ-Tát, đều tùy theo từng loại mà vì họ hiện thần-thông.

Sau khi đức Phật hiện thần-thông, phương đông, quá mười phật-sát-vi-trần-số thế-giới, có thế-giới hiệu Kim-Sắc, Phật hiệu Bất-Ðộng-Trí, nơi đó có Bồ-Tát tên Văn-Thù-Sư-Lợi, cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa liên-hoa-tạng-sư-tử ở phía đông mà ngồi kiết-già trên đó.

Phương nam, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới có thế-giới Diệu-Sắc, Phật hiệu Vô-Ngại-Trí, có Bồ-Tát Giác-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số chư Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa liên-hoa-tạng-sư-tử ở phía nam mà ngồi kiết-già trên đó.

Phương tây, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Liên-Hoa-Sắc, Phật hiệu Diệt-Ám-Trí, có Bồ-Tát Tài-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng sư-tử ở phía tây mà ngồi kiết-già trên đó.

Phương bắc, mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Chiêm-Bặc-Hoa-Sắc, Phật hiệu Oai-Nghi-Trí, có Bồ-Tát Nhựt-Bửu-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng-sư-tử ở phía bắc mà ngồi kiết-già trên đó.

Phương đông-bắc, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Ưu-Bát-La-Hoa-Sắc, Phật hiệu Minh-Trí-Tướng, có Bồ-Tát Công-Ðức-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng sư-tử ở phía đông-bắc mà ngồi kiết-già trên đó.

Phương đông-nam, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Kim-Sắc, Phật hiệu Cứu-Cánh-Trí, có Bồ-Tát Mục-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng-sư-tử ở phía đông-nam mà ngồi kiết-già trên đó.

Phương tây-nam, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Bửu-Sắc, Phật hiệu Tối-Thắng-Trí, có Bồ-Tát Tinh-Tấn-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng sư-tử ở phía tây-nam mà ngồi kiết-già trên đó.

Phương tây-bắc, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Kim-Cang-Sắc, Phật hiệu Tự-Tại-Trí, có Bồ-Tát Pháp-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng sư-tử ở phía tây-bắc mà ngồi kiết-già trên đó.

Hạ phương, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Pha-Lê-Sắc, Phật hiệu Pham-Trí, có Bồ-Tát Trí-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng sư-tử ở hạ-phương mà ngồi kiết-già trên đó.

Thượng phương, quá mười phật-sát vi-trần-số thế-giới, có thế-giới Bình-Ðẳng-Sắc, Phật hiệu Quan-Sát-Trí, có Bồ-Tát Hiền-Thủ cùng mười phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên-hoa-tạng-sư-tử ở thượng phương mà ngồi kiết-già trên đó.

Bấy giờ, Văn-Thù-Sư-Lợi Ðại Bồ-Tát thừa thừa oai-lực của Phật quan-sát tất cả chúng-hội Bồ-Tát mà nói rằng : ‘Chư Bồ-Tát này rất hi hữu’.

Chư Phật-tử ! Phật quốc-độ chẳng thể nghĩ bàn. Phật trụ, phật-sát trang-nghiêm, Phật pháp-tánh, phật-sát thanh-tịnh, Phật thuyết-pháp, Phật xuất-hiện, phật-sát thành-tựu, Phật vô-thượng bồ-đề đều chẳng thể nghĩ bàn.

Tại sao thế ?

Chư Phật-tử ! Tất cả chư Phật trong mười phương biết rằng chúng-sanh ưa thích không đồng, nên tùy chỗ thích nghi mà thuyết pháp điều-phục họ, nhẫn đến khắp pháp-giới, hư-không-giới.

Chư Phật-tử ! Ðức Như-Lai nơi thế-giới Ta-Bà này, trong những tứ châu thiên hạ, thị hiện nhiều thân, nhiều hiệu, nhiều sắc tướng, nhiều dài ngắn, nhiều tuổi thọ, nhiều xứ sở, nhiều căn, nhiều chỗ sanh, nhiều tiếng lời, nhiều quan-sát, khiến chúng sanh đều thấy biết khác nhau.

Chư Phật-tử ! Ðức Như-Lai ở trong tứ châu thiên hạ này, hoặc hiệu Nhứt-Thiết-Nghĩa-Thành, hoặc hiệu Viên-Mãn-Nguyệt, hoặc hiệu Sư-Tửu-Hống, hoặc hiệu Thích-Ca-Mâu-Ni, hoặc hiệu Ðệ-Nhất-Tiên, hoặc hiệu Tỳ-Lô-Giá-Na, hoặc hiệu Cù-Ðàm-Thị, hoặc hiệu Ðại-Sa-Môn, hoặc hiệu Tối-Thắng, hoặc hiệu Ðạo-Sư, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến chúng-sanh thấy biết riêng khác.

Chư Phật-tử ! Phương đông của tứ thiên hạ này, có thế-giới tên Thiện-Hộ-Ðức. Như-Lai ở tại thế-giới đó, hoặc hiệu Kim-Cang, hoặc hiệu Tự-Tại, hoặc hiệu Hữu-Trí-Huệ, hoặc hiệu Nan-Thắng, hoặc hiệu Vân-Vương, hoặc hiệu Vô-Tránh, hoặc hiệu Năng-Vi-Chủ, hoặc hiệu Tâm-Hoan-Hỉ, hoặc hiệu Vô-Giữ-Ðẳng, hoặc hiệu Ðoạn-Ngôn-Luận, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết riêng khác.

Chư Phật-tử ! Phương nam của tứ thiên hạ này, có thế-giới tên Nan-Nhẫn. Ủức Như-Lai ở thế-giới đó hoặc tên Ðế-Thích, hoặc hiệu Bửu-Xưng, hoặc hiệu Ly-Cấu, hoặc hiệu Thật-Ngữ, hoặc hiệu Năng-Ðiều-Phục, hoặc hiệu Cụ-Túc-Hỉ, hoặc hiệu Ðại-Danh-Xưng, hoặc hiệu Năng-Lợi-Ích, hoặc hiệu Vô-Biên, hoặc hiệu Tối-Thắng, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết riêng khác.

Chư Phật-tử ! Phương tây của tứ thiên hạ này, có thế-giới tên Thân-Huệ. Ðức Như-Lai ở thế-giới đó hoặc hiệu Thủy-Thiên, hoặc hiệu Hỉ-Kiến, hoặc hiệu Tối-Thắng-Vương, hoặc hiệu Chơn-Thiệt-Huệ, hoặc hiệu Ðáo-Cứu-Cánh, hoặc hiệu Hoan-Hỉ, hoặc hiệu Pháp-Huệ, hoặc hiệu Sở-Tác-Dĩ-Biện, hoặc hiệu Thiện-Trụ, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết khác nhau.

Chư Phật-tử ! Phương bắc của tứ thiên hạ này có thế-giới tên Hữu-Sư-Tử. Ðức Như-Lai ở thế-giới đó hoặc hiệu Ðại-Mâu-Ni, hoặc hiệu Khổ-Hạnh, hoặc hiệu Thế-Sở-Tôn, hoặc hiệu Tối-Thắng-Ðiền, hoặc hiệu Nhứt-Thiết-Trí, hoặc hiệu Thiện-Ý, hoặc hiệu Thanh-Tịnh, hoặc hiệu Kề-La-Bạt-Na, hoặc hiệu Tối-Thượng-Thí, hoặc hiệu Khổ-Hạnh-Ðắc, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết khác nhau.

Chư Phật-tử ! Phương đông bắc của tứ thiên hạ này có thế-giới tên Diệu-Quan-Sát. Ðức Như-Lai ở thế-giới đó hoặc hiệu Ðiều-Phục-Ma, hoặc hiệu Thành-Tựu, hoặc hiệu Tức-Diệt, hoặc hiệu Hiền-Thiên, hoặc hiệu Ly-Tham, hoặc hiệu Thắng-Huệ, hoặc hiệu Tâm-Bình-Ðẳng, hoặc hiệu Vô-Năng-Thắng, hoặc hiệu Trí-Huệ-Âm, hoặc hiệu Nan-Xuất-Hiện, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết khác nhau.

Chư Phật-tử ! Phương đông nam của thứ thiên hạ này có thế-giới tên Hỉ-Lạc. Ðức Như-Lai ở thế-giới đó hoặc hiệu Quang-Diệm-Tụ, hoặc hiệu Biến-Tri, hoặc hiệu Bí-Mật, hoặc hiệu Giải-Thoát, hoặc hiệu Tánh-An-Trụ, hoặc hiệu Như-Pháp-Hành, hoặc hiệu Tịnh-Nhãn-Vương, hoặc hiệu Ðại-Dũng-Kiện, hoặc hiệu Tinh-Tấn-Lực, có mười ngàn hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết khác nhau.

Chư Phật-tử ! Phương tây nam của tứ thiên hạ này có thế-giới tên Thậm-Kiên-Lao. Ðức Như-Lai ở thế-giới đó hoặc hiệu An-Trụ, hoặc hiệu Trí-Vương, hoặc hiệu Viên-Mãn, hoặc hiệu Bất-Ðộng, hoặc hiệu Diệu-Nhãn, hoặc hiệu Ðảnh-Vương, hoặc hiệu Tự-Tại-Âm, hoặc hiệu Nhứt-Thiết-Thí, hoặc hiệu Trì-Chúng-Tiên, hoặc hiệu Thắng-Tu-Di, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết khác nhau.

Chư Phật-tử ! Phương tây bắc của tứ thiên này có thế-giới tên Diệu-Ðịa. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Phổ-Biến, hoặc hiệu Quang-Diệm, hoặc hiệu Ma-Ni-Kế, hoặc hiệu Khả-Ức-Niệm, hoặc hiệu Vô-Thượng-Nghĩa, hoặc hiệu Thường-Hỉ-Lạc, hoặc hiệu Tánh-Thanh-Tịnh, hoặc hiệu Viên-Mãn-Quang, hoặc hiệu Tu-Tý, hoặc hiệu Trụ-Bổn, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Hạ phương của tứ thiên-hạ này có thế-giới tên Diệm-Huệ. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu là Tập-Thiện-Căn, hoặc hiệu Sư-Tử-Tướng, hoặc hiệu Mãnh-Lợi-Huệ, hoặc hiệu Kim-Sắc-Diệm, hoặc hiệu Nhứt-Thiết-Trí-Thức, hoặc hiệu Cứu-Cánh-Âm, hoặc hiệu Tác-Lợi-Ích, hoặc hiệu Ðáo-Cứu-Cánh, hoặc hiệu Chơn-Thiệt-Thiên, hoặc hiệu Phổ-Biến-Thắng, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Thượng phương của tứ thiên hạ này có thế-giới tên Nhựt-Trì-Ðịa, Ðức Như-Lai ở đó, hoặc hiệu Hữu-Trí-Huệ, hoặc hiệu Thanh-Tịnh-Diện, hoặc hiệu Giác-Huệ, hoặc hiệu Thượng-Thủ, hoặc hiệu Hạnh-Trang-Nghiêm, hoặc hiệu Phát-Hoan-Hỉ, hoặc hiệu Ý-Thành-Mãn, hoặc hiệu Như-Thạch-Hỏa, hoặc hiệu Trì-Giới, hoặc hiệu Nhứt-Ðạo, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Cõi Ta-Bà này có trăm ức tứ châu thiên hạ. Ðức Như-Lai ở đây có tất cả trăm vạn ức danh hiệu, khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương đông của cõi Ta-Bà này, có thế-giới tên Mật-Huấn. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Bình-Ðẳng, hoặc hiệu Thù-Thắng, hoặc hiệu An-Ủy, hoặc hiệu Khai-Hiểu-Ý, hoặc hiệu Văn-Huệ, hoặc hiệu Chơn-Thiệt-Ngữ, hoặc hiệu Ðắc-Tự-Tại, hoặc hiệu Tối-Thăng-Thân, hoặc hiệu Ðại-Dũng-Mãnh, hoặc hiệu Vô-Ðẳng-Trí, có trăm vạn ức hiệu như vậy, khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương nam của cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Phong-Dật. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Bổn-Tánh, hoặc hiệu Cần-Ý, hoặc hiệu Vô-Thượng-Tôn, hoặc hiệu Ðại-Trí-Cự, hoặc hiệu Vô-Sở-Y, hoặc hiệu Quang-Minh-Tạng, hoặc hiệu Trí-Huệ-Tạng, hoặc hiệu Phước-Ðức-Tạng, hoặc hiệu Thiên-Trung-Thiên, hoặc hiệu Ðại-Tự-Tại, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương tây của cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Ly-Cấu. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Ý-Thành, hoặc hiệu Tri-Ðạo, hoặc hiệu An-Trụ-Bổn, hoặc hiệu Năng-Giải-Phược, hoặc hiệu Thông-Ðạt-Nghĩa, hoặc hiệu Nhạo-Phân-Biệt, hoặc hiệu Tối-Thắng-Kiến, hoặc hiệu Ðiều-Phục-Hạnh, hoặc hiệu Chúng-Khổ-Hạnh, hoặc hiệu Cụ-Túc-Lực, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương bắc của cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Phong-Lạc. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Chiêm-Bặc-Hoa-Sắc, hoặc hiệu Nhựt-Tạng, hoặc hiệu Thiện-Trụ, hoặc hiệu Hiện-Thần-Thông, hoặc hiệu Tánh-Siêu-Mại, hoặc hiệu Huệ-Nhựt, hoặc hiệu Vô-Ngại, hoặc hiệu Như-Nguyệt-Hiện, hoặc hiệu Tấn-Tật-Phong, hoặc hiệu Thanh-Tịnh-Thân, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương đông bắc của cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Nhiếp-Thủ. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Vĩnh-Ly-Khổ, hoặc hiệu Phổ-Giải-Thoát, hoặc hiệu Ly-Thế-Gian, hoặc hiệu Vô-Ngại-Ðịa, hoặc hiệu Ðại-Phục-Tạng, hoặc hiệu Giải-Thoát-Trí, hoặc hiệu Quá-Khứ-Tạng, hoặc hiệu Bửu-Quang-Minh, hoặc hiệu Tịnh-Tín-Tạng, hoặc hiệu Tâm-Bất-Ðộng, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương đông nam của cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Nhiêu-Ích. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Hiện-Quang-Minh, hoặc hiệu Tận-Trí, hoặc hiệu Mỹ-Âm, hoặc hiệu Thắng-Căn, hoặc hiệu Trang-Nghiêm-Cái, hoặc hiệu Tinh-Tấn-Căn, hoặc hiệu Ðáo-Phân-Biệt-Bỉ-Ngạn, hoặc hiệu Thắng-Ðịnh, hoặc hiệu Giản-Ngôn-Từ, hoặc hiệu Trí-Huệ-Hải, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương tây nam của cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Tiển-Thiểu. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Mâu-Ni-Chủ, hoặc hiệu Cụ-Chúng-Bửu, hoặc hiệu Thế-Giải-Thoát, hoặc hiệu Biến-Tri-Căn, hoặc hiệu Thắng-Ngôn-Từ, hoặc hiệu Minh-Liễu-Kiến, hoặc hiệu Căn-Tự-Tại, hoặc hiệu Ðại-Tiên-Sư, hoặc hiệu Khai-Ðạo-Nghiệp, hoặc hiệu Kim-Cang-Sư-Tử, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Phương tây bắc của thế-giới Ta-Bà này có thế-giới tên Hoan-Hỉ. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Diệu-Hoa-Tụ, hoặc hiệu Chiên-Ðàn-Cái, hoặc hiệu Liên-Hoa-Tạng, hoặc hiệu Siêu-Việt-Chư-Pháp, hoặc hiệu Pháp-Bửu, hoặc hiệu Phục-Xuất-Sanh, hoặc hiệu Quảng-Ðại-Nhãn, hoặc hiệu Hữu-Thiện-Pháp, hoặc hiệu Chuyên-Niệm-Pháp, hoặc hiệu Võng-Tạng, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Hạ phương của cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Quan-Thược. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Phát-Khởi-Diệm, hoặc hiệu Ðiều-Phục-Ðộc, hoặc hiệu Ðế-Thích-Cung, hoặc hiệu Vô-Thường-Sở, hoặc hiệu Giác-Ngự-Bổn, hoặc hiệu Ðoạn-Tăng-Trưởng, hoặc hiệu Ðại-Tốc-Tật, hoặc hiệu Thường-Lạc-Thí, hoặc hiệu Phân-Biệt-Ðạo, hoặc hiệu Tòi-Phục-Tràng, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Thượng phương cũa cõi Ta-Bà này có thế-giới tên Chấn-Âm. Ðức Như-Lai ở đó hoặc hiệu Dũng-Mãnh-Tràng, hoặc hiệu Vô-Lượng-Bửu, hoặc hiệu Lạc-Ðại-Thí, hoặc hiệu Thiên-Quang, hoặc hiệu Cát-Hưng, hoặc hiệu Siêu-Cảnh-Giới, hoặc hiệu Nhứt-Thiết-Chủ, hoặc hiệu Bất-Thối-Luân, hoặc hiệu Ly-Chúng-Ác, hoặc hiệu Nhứt-Thiết-Trí, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng-sanh thấy biết sai khác.

Chư Phật-tử ! Mười phương quanh cõi Ta-Bà này mỗi phương đều có trăm ngàn ức vô-số, vô-lượng, vô-biên, vô-đẳng, bất-khả-sổ, bất-khả-xưng, bất-khả-tư, bất-khả-lượng, bất-khả-thuyết thế-giới, tận pháp-giới, hư-không-giới, trong đó danh hiệu của Như-Lai đều không đồng.

Như thuở xa xưa, lúc đức Như-Lai còn là Bồ-Tát, do nhiều thứ đàm luận, nhiều thứ ngôn-ngữ, nhiều thứ âm-thinh, nhiều thứ nghiệp, nhiều thứ báo, nhiều thứ xứ-sở, nhiều thứ phương tiện, nhiều thứ căn, nhiều thứ tín giải, nhiều thứ địa-vị mà được thành thục, cũng khiến các chúng-sanh thấy biết như vậy nên vì họ thuyết pháp.

Mời quý vị đọc trọn bộ Kinh Hoa Nghiêm tại: Kinh Hoa Nghiêm trọn bộ PDF cho bạn đọc tụng – Thích Trí Tịnh

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Hoa Nghiêm tập 25: Phẩm Thập Hồi Hướng

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Thọ học vô học nhơn ký thứ chín

Định Tuệ

Lời Phật dạy: Gieo nhân lành sẽ gặp quả lành

Định Tuệ

Lợi ích thù thắng của việc tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư

Định Tuệ

Phẩm thứ 43: Tu Đạt làm Tịnh Xá – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Định luật nghiệp quả: Bốn loại nghiệp

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 48: Văn kinh hoạch ích

Định Tuệ

Danh hiệu của Đức Phật A Di Đà

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 42: Bồ Tát vãng sanh

Định Tuệ

Viết Bình Luận