Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Niệm Phật trong phòng ngủ có được hay không?

Niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật. Niệm Phật trong phòng ngủ có được hay không?

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều người theo học Phật pháp. Nhưng do công việc bận rộn nên không thể đến chùa lễ bái, nhất là vào một số ngày quan trọng. Vì vậy, hiện nay nhiều người thường niệm Phật tại gia để cầu bình an, hạnh phúc. Vậy niệm Phật trong phòng ngủ có được hay không?

1. Niệm Phật là gì?

Chữ niệm có nghĩa là nhớ, suy nghĩ, chữ Phật lại có nghĩa là giác. Như vậy, niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật hay nói rộng hơn là chúng ta luôn sống trong tỉnh thức và có chánh niệm trong mọi hành động.

Khi tâm ta bị chi phối bởi những tạp niệm thì ta sẽ dùng tiếng niệm Phật để lấn áp đi những dòng suy nghĩ tạp niệm ở trong lòng và có thể đặt tâm mình vào trong xâu chuỗi mà khi ta đang hành trì.

Lúc này, tiếng niệm Phật sẽ dần dần đi vào nội tâm ta và bản thân mình cần phải xóa bỏ đi những uế trược, phiền não trong lòng, từ đó ta có thể gạn lọc và chuyển đổi tâm của ta từ cái ác trở thành thiện, từ tạp niệm chi phối đưa đến sự thanh tịnh và giống với cảnh giới của chư Phật.

2. Niệm Phật trong phòng ngủ có được hay không?

Dù bạn đang ở bất cứ đâu, đang làm gì cũng niệm được, không có bất kỳ kiêng kị nào hết. ” Không phải kiêng gì hết”. Vì pháp tu này dễ thực hành, nhiều lợi ích, quan trọng là: Ai tu cũng được.

Không phân biệt bạn Quy y hay chưa, thờ Phật hay chưa. Không kể bạn thuộc chủng loại nào: Trời, Người, A Tu La, Súc Sanh, hay Ngạ Qủy.. Không phân biệt bạn giàu hay nghèo, sang hay hèn, giữ giới hay ko giữ giới.

Không phân biệt bạn Bố thí hay không Bố thí, bạn xây Chùa hay không xây Chùa, bạn làm phước hay không làm phước… Đều tu và đều được vãng sinh hết, như Tổ Ấn Quang dạy” Vạn người tu vạn người về”.

Cứ chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật và phát nguyện vãng sinh thì chắc chắn được vãng sinh. Không phải nói nhiều, vì Bổn nguyện của Phật A Di Đà là vậy. Lại niệm Phật vừa được vô vàn lợi ích ở hiện tại và tương lai. Nghiệp tiêu, trí rạng, chướng tận, phước tăng…cuộc sống luôn khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn

Niệm 6 chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” Niệm ra tiếng hay kim cang trì, niệm thầm đều được.

Dù bạn đang ở bất cứ đâu, đang làm gì cũng niệm được, không có bất kỳ kiêng kị nào hết. ” Không phải kiêng gì hết”. Vì pháp tu này dễ thực hành, nhiều lợi ích, quan trọng là: Ai tu cũng được. – “Ấn Quang Đại Sư”.

(Nếu trong những nơi không thanh tịnh như nhà vệ sinh, hoặc khi nằm ngủ… thì chúng ta có thể niệm thầm trong ý nghĩ, không nên niệm thành tiếng để tránh tội bất kính).

Mở mắt niệm Phật tâm dễ tán loạn, có thể nhắm mắt mà niệm. Ngay khi niệm Phật, buông bỏ tất cả để lòng rỗng không, rồi đề khởi danh hiệu Phật, vừa nghe vừa niệm, vừa niệm vừa nghe, nối nhau không dứt, hành trì lâu dần tất có lúc tương ưng. Chỉ cần mỗi chữ từ thâm tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh độ. Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.

Niệm Phật trong phòng ngủ có được hay không?

3. Cách niệm Phật trước khi ngủ: Nhất tâm niệm Phật

Trích yếu sách Tử Bách Lão Nhân Tập của đại sư Tử Bách Ðạt Quán đời Minh:

“Nhất tâm là chỉ có một tâm niệm Phật. Nếu nhắm mắt liền quên thì niệm Phật như vậy dù có niệm một vạn năm cũng vô ích! Cần phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật chẳng gián đoạn thì mới có phần thoát khổ nổi!

Nếu trong giấc ngủ chẳng niệm Phật được, quên mất đi thì khi mở mắt ra liền buồn khóc, nhỏm dậy ngay, đến ngay trước đức Phật dập đầu đến chảy cả máu, hoặc niệm ngàn tiếng, vạn tiếng, dốc cạn hết sức chính mình mới thôi. Làm như thế chừng hai ba chục lần thì tự nhiên trong khi ngủ mê mệt, niệm Phật cũng chẳng bị gián đoạn.

Người đời niệm Phật hoặc là hai, ba chục năm hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ nghỉ chẳng hề có ý niệm nhớ đến Phật. Người sống như đang tỉnh, người chết như mộng; bởi vậy, người nào trong mộng vẫn niệm Phật thì lúc lâm chung tự nhiên chẳng loạn vậy! Muốn khám nghiệm một cách chính xác xem mình niệm Phật có chơn thật hay không thì chỉ cần quan sát lúc mình hoan hỷ và phiền não thì biết rõ ràng ngay là Tâm mình chơn thật hay giả dối.

Ðại để, người Chơn Tâm Niệm Phật dù là lúc hoan hỷ hay phiền não thì tất nhiên vẫn “Niệm Niệm chẳng gián đoạn vì phiền não chẳng lay động người đó nổi, hoan hỷ cũng chẳng lay động người đó được” Phiền não lẫn hoan hỷ đều đã chẳng lay động nổi người đó thì trong cảnh sanh tử sẽ tự nhiên chẳng hoảng sợ. Nay người niệm Phật vừa mới gặp phải chút vui mừng, giận hờn đã vứt A Di Ðà Phật ra sau ót thì sao mà niệm Phật được linh nghiệm cơ chứ?

Nếu làm theo cách niệm Phật của tôi, thật sự có thể chẳng quên mất câu A Di Ðà Phật trong lúc yêu ghét, thế mà chẳng được lợi ích gì trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi lâm chung chẳng được vãng sanh thì cái lưỡi của tôi ắt sẽ bị gãy nát vậy!

Nhận định: Pháp này rất diệu, muốn khám nghiệm “Tâm Niệm Phật” là chơn thật hay giả dối chỉ cần xét trong lúc hoan hỷ hay phiền não. Nếu như trong giấc ngủ, việc niệm Phật bị gián đoạn thì hãy nên dũng mãnh tinh tấn làm theo cách này thì hiện tại sẽ được lợi lạc, lâm chung tự được vãng sanh”.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Bát khổ là gì? Chân lý thứ nhất bao quát Tứ diệu đế

Định Tuệ

Phương pháp quán thập nhị nhân duyên

Định Tuệ

Mạng người trong hơi thở, tại sao lại không niệm Phật?

Định Tuệ

Ý nghĩa chân thật của 6 chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật

Định Tuệ

Xen tạp là chướng ngại lớn nhất cho con đường vãng sanh

Định Tuệ

Ngày Tết, ngày vui không nên sát sanh

Định Tuệ

Làm sao để không chấp trước vào sắc tướng?

Định Tuệ

Thiên địa quỷ thần đều nhìn thấy tất cả thiện ác của chúng sanh

Định Tuệ

Người học Phật có nên nấu món thịt mặn cho cha mẹ ăn không?

Định Tuệ

Viết Bình Luận