Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ý hòa đồng duyệt có ý nghĩa như thế nào?

Ý hòa đồng duyệt có ý nghĩa như thế nào? Ý hòa đồng duyệt, chữ duyệt có nghĩa là vui vẻ. Đây là phép hòa quan trọng trong sáu phép hòa.

Hỏi: Về sáu phép lục hòa Phật dạy, trong đó có phép hòa thứ sáu là Ý hòa đồng duyệt, con chưa hiểu rõ phép hòa nầy như thế nào? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con rõ.

Đáp: Ý hòa đồng duyệt, chữ duyệt có nghĩa là vui vẻ. Đây là phép hòa quan trọng trong sáu phép hòa. Vì những phép hòa kia: từ Thân hòa đồng trụ, Khẩu hòa vô tránh, Lợi hòa đồng quân, Kiến hòa đồng giải và Giới hòa đồng tu, đều là ngọn ngành, mà phép hòa nầy mới là cội gốc. Ý là những tư tưởng suy nghĩ không dừng trong tâm thức của chúng ta. Theo Duy Thức học, thì Ý thức rất là hệ trọng hơn hết. Vì nó là động cơ chính thúc đẩy miệng và thân. Cho nên, luận về công trạng, thì nó đứng đầu, mà nói về tội lỗi, thì nó cũng đứng trước (công vi thủ, tội vi khôi). Vì thế, sống trong gia đình, hoặc trong một đoàn thể, muốn cho mọi việc đều được hòa thuận êm ấm, thì mỗi người cần phải giữ gìn ý tứ tâm địa của mình. Nếu người nào cũng khéo biết gìn giữ kiểm soát thật kỹ ở nơi tâm ý của mình, không cho nó tự do buông lung phóng dật, nghĩ xằng tính bậy, thì chắc chắn khi hành động hoặc nói năng, tất nhiên là mỗi người sẽ được hòa khí an vui. Trái lại, nếu ý tứ bất hòa, tư tưởng thường chống trái xung đột với nhau, gây ra cảnh ganh ghét thù nghịch, thì không làm sao giữ được thân và miệng hòa ái được.

Bởi ý tưởng là cái gốc mà thân và miệng là cái ngọn. Nói rõ hơn thân và miệng chỉ là công cụ của ý thức. Ý thức là chủ nhân ông có quyền quyết định sai sử. Nếu trong tâm tưởng của mỗi người bất hòa, thì dù cho có cố gắng giữ thân và miệng được hòa khí bao nhiêu, thì đó cũng chỉ là giả trá che đậy ở bên ngoài mà thôi. Có khác nào như một lớp sơn đẹp đẻ tô phết lên một tấm gỗ mục ruỗng nát. Một khi mỗi cá nhân không còn kềm chế được tâm ý, thì việc tranh chấp đấu đá bằng những hành động của thân và miệng chắc chắn sẽ xảy ra. Chừng đó, không có một thế lực nào ngăn chận được, khi mà tư tưởng bất hòa gây nên sự xung đột ác liệt.

Xưa nay, những cuộc chiến tranh xảy ra cảnh tàn sát đẩm máu kịch liệt với nhau, tất cả cũng đều do ý thức chủ động mà ra. Vì hai bên bất đồng quan điểm, trở nên thù nghịch và rồi đưa đến tình trạng tranh chấp bắn giết lẫn nhau. Người ta thường nói, đó là chiến tranh ý thức hệ. Cùng có đồng một quan điểm lập trường giống nhau, thì tạo thành một phe nhóm. Khác quan điểm lập trường thì tạo thành phe nhóm khác chống đối lại. Đó là hậu quả của sự xung đột bất hòa của ý thức.

Nếu là Phật tử cùng sinh hoạt chung trong một môi trường tu học, muốn cho sự sinh hoạt của đoàn thể đó được nhịp nhàng tốt đẹp, thì việc giữ gìn ý hòa đồng duyệt nầy rất là quan trọng. Thân có hòa, khẩu có hòa, nhưng ý không hòa, thì trước sau gì đoàn thể đó cũng sẽ gây nên tình trạng xung đột chống đối nhau và rồi trước sau gì nhứt định cũng sẽ tan rã. Thế nên, Phật dạy người Phật tử mỗi người phải luôn giữ gìn cái tâm ý của mình, đừng để nó khởi nghĩ những điều bất thiện xấu ác mà gây ra cảnh bất hòa xung đột chia rẽ với nhau. Được như vậy, thì bản thân, gia đình và xã hội mới có được một cuộc sống chung hợp hòa thuận an vui và mới thực sự có hạnh phúc vậy.

Trích: 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2!


Lục Hòa gồm những gì?

Lục hòa gồm có sáu điểm sau đây:

1. Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú): Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng hành.

Khi đã sống chung đụng hằng ngày như thế, thì phải hòa thuận với nhau, không dùng sức mạnh, võ lực để lấn hiếp, đánh đạp nhau. Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình, thì phải trên thuận dưới hòa, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ không được lộn xộn vô trật tự, hiếp đáp, sát phạt nhau.

Nếu là những Phật tử, cùng ở với nhau học tập dưới một mái chùa, thì tuy là không phải ruột thịt, nhưng cũng là những người con chung của đức Phật, cùng một lý tưởng mục đích, thì cũng phải lấy cái hòa khí làm đầu, không được chia phe phái, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô, mạnh ai nấy được.

Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt, chia năm xẻ bảy, làm thành giặc chòm, giặc xóm; sát phạt nhau, chém giết nhau.

Tóm lại, đã cùng chung sống với nhau trong một địa vị, một giới hạn, một hoàn cảnh, thì bao giờ cũng phải hòa hảo với nhau.

2. Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tránh): Muốn thân không đánh đạp nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rà, cãi cọ nhau.

3. Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt): Như đã nói ở trên!

4. Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu): Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỷ luật qui củ hẳn hoi. Trong đạo Phật, mỗi Phật tử, tùy theo địa vị cấp bậc tu hành của mình, mà thọ lãnh ít hay nhiều giới luật. Người tại gia thì thọ Ngũ Giới; người xuất gia thiì thọ 10 giới nếu là Sa Di, thọ 250 giới nếu là Tỳ kheo, thọ 348 giới nếu là Tỳ kheo Ni…

Khi Phật tử hội họp lại, hay khi cùng chung sống để tu học, mỗi ngày tùy theo cấp bậc của mình mà giữ giới. Đã cùng một cấp bực với nhau, thì tất phải thọ giới và giữ giới như nhau, chứ không được lộn xộn, giữ giới nầy, bỏ giới kia, giữ giới kia, bỏ giới nọ, mỗi người mỗi thứ. Nếu có sự vô kỷ luật nầy thì lẽ tất nhiên tổ chức ấy sẽ tan rã. Vì thế, đức Phật dạy: khi Phật tử đã chung sống với nhau, thì triệt để phải cùng nhau tu những giới luật như nhau, giữ đúng những giới luật của cấp bực mình.

5. Thấy biết giải bày cho nhau hiểu (Kiến hòa đồng giải): Trong sự sống chung, mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu. Như thế trình dộ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể.

6. Lợi hòa cùng chia cân nhau (Lợi hòa đồng quân): Về tài lợi, vật thực, đồ dùng phải phân chia cho cần nhau hay cùng nhau thọ dụng, không được chiếm làm của riêng, hay giành phần nhiều về mình.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Atula có nghĩa là gì? Sao gọi là Thiên Atula? Vì sao đọa Atula đạo?

Định Tuệ

Phật ở trong tâm hay Phật ở ngoài tâm?

Định Tuệ

Thần chú Chuẩn Đề có tác dụng gì khi trì tụng?

Định Tuệ

Chúng ta tu hành là tu gì vậy?

Định Tuệ

Hủy báng Tam Bảo, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?

Định Tuệ

Ngũ trược ác thế là gì? Ngũ Trược ác thế thệ tiên nhập là gì?

Định Tuệ

Học Phật không chịu thiệt thòi thì không học Phật được

Định Tuệ

Thần chú Phổ triệu thỉnh chân ngôn và Giải oán kết chân ngôn

Định Tuệ

Ấn tống, lưu thông kinh điển là phước báo đệ nhất thế gian

Định Tuệ

Viết Bình Luận