Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

4 điều cần biết khi tỉa chân nhang để may mắn trong năm mới

Năm hết Tết đến, các gia đình rất chú trọng việc tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ thật sạch sẽ, chỉn chu để đón ông bà, chư Thần linh cùng về ăn Tết với gia đình, bắt đầu một năm mới sung túc, an vui và may mắn.

Đối với nhiều người, bát hương là một vật rất linh thiêng và cần cẩn trọng khi động chạm nên sinh ra nhiều điều kiêng kỵ. Vậy gia chủ cần hiểu rõ những điều dưới đây khi tỉa chân nhang để có được điều tốt đẹp mà không sợ phạm vào tâm linh qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

1. Tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất?

Quan niệm dân gian cho rằng, chân nhang phải đúng đến 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo mới được tỉa. Cho nên, nhiều gia đình để chân nhang ngút ngàn từng chồng, từng lớp lên.

Tuy nhiên, theo quan điểm đạo Phật, chúng ta có thể thường xuyên tỉa chân nhang, không cần đợi đến ngày ông Công ông Táo mới tỉa. Chân nhang đầy nên rất dễ cháy, có thể gây hỏa hoạn.

Thực chất, bát hương chỉ là một vật tượng trưng để chúng ta bày tỏ sự tôn kính đối với thế giới tâm linh; có thể là thần Phật, ông bà tiên tổ. Bát hương cũng giúp chúng ta chú tâm, hướng tâm đến và kết nối với thế giới tâm linh. Nếu chúng ta trú được tâm, hướng được tâm rồi thì không có bát hương cũng không sao.

Thực tế, ở rất nhiều nước trên thế giới, họ không thờ bát hương nhưng họ vẫn có chuyện tâm linh của họ. Các vị Thánh Tăng, chư Tổ khi vào rừng tu, không có bát hương để khấn cúng Phật, nhưng các Ngài vẫn tu đắc đạo.

Từ bản chất nói trên, chúng ta hoàn toàn có quyền lau chùi, xê dịch, bao sái bát hương thường xuyên. Chúng ta có thể lau chùi, đánh rửa bát hương sạch sẽ rồi lại đặt lên bàn thờ. Việc xê dịch các đồ thờ cúng trên bàn thờ cũng không có vấn đề gì, không sợ bị động, bị phạm vào tâm linh.

Còn nếu chúng ta không có thời gian tỉa hàng ngày thì khi chân nhang nhiều, chúng ta rút tỉa vào bất kỳ ngày nào, giờ nào cũng được và với tâm niệm “Con dọn ban thờ cho sạch sẽ để con dâng đồ cúng cho được thanh tịnh” thì chúng ta sẽ được phúc.

2. Phụ nữ có được rút tỉa chân nhang?

Quan niệm của một xã hội phụ hệ – trọng nam khinh nữ khiến cho chúng ta một thời luôn xem nhẹ người phụ nữ, cho rằng chỉ có nam giới mới kết nối được với thần linh, mới được tế tự, thờ cúng; còn nữ giới chỉ kéo theo ma quỷ.

Với góc nhìn Phật giáo, nam nữ bình đẳng về mặt tu chứng và nhiều mặt xã hội, trong đó có việc thờ cúng. Cho nên việc phụ nữ cúng lễ và lau chùi bát hương, rút tỉa chân nhang là điều hoàn toàn bình thường. Kể cả khi đến chu kỳ kinh nguyệt, người nữ vẫn có thể thắp hương, khấn vái, đi chùa lễ Phật, miễn sao giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi thân thể.

3. Tỉa chân nhang nên để lại mấy chân?

Trong việc cúng khấn, các hương linh đủ duyên được về, họ sẽ thọ thực mùi thơm từ hoa quả, mùi hương từ nhang đốt. Khi thắp nhang, chúng ta lấy tâm mình, thắp phần hương thơm để tỏa hương cúng Phật, cúng các hương linh thì mình được phước báu, chứ không phải để lại càng nhiều chân nhang thì sẽ được nhiều phước. Chúng ta không tin theo những điều mê tín như vậy.

Khi tỉa chân nhang, chúng ta có thể để lại ba chân nhang mang tính chất tiếp nối, tượng trưng cho Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng. Chúng ta cũng có thể để lại năm chân nhang tượng trưng cho “ngũ phúc” – năm điều tốt lành hoặc tượng trưng cho huyết thống năm đời.

4. Cách xử lý tro và chân nhang sau khi tỉa

Trong giới luật của chư Tăng, những vật cúng trên bàn thờ, kể cả hoa trái dâng lên cúng Phật khi héo tàn cũng không được vứt vào những nơi bẩn thỉu. Chúng ta nên để ra những nơi sạch sẽ hoặc bón vào những gốc cây. Bởi những vật này vừa ở trên bàn thờ cung kính, chúng ta vứt ngay vào những chỗ bẩn thì tâm mình sẽ cảm thấy không lành thiện, không cung kính.

Chân nhang sau khi tỉa, chúng ta đem hóa (đốt), lấy tro bón vào gốc cây. Việc này sẽ giữ tâm chúng ta cho được tốt đẹp, trọn vẹn và an ổn.

Tỉa chân nhang đúng cách không chỉ giúp chúng ta trọn vẹn tâm linh với chư Phật, chư Thần và ông bà gia tiên, mà còn đem lại điều tốt đẹp cho chính mình và gia đình. Hơn nữa, hiểu đúng bản chất của việc tỉa chân nhang, chúng ta sẽ không còn lo sợ việc động chạm bát hương, mất tài lộc nữa.


Bao sái bàn thờ: Đừng bỏ lỡ 7 điều này để cả năm may mắn

1. Trước khi bao sái ban thờ thì có phải khấn vái?

Chúng ta biết rằng nơi thờ phụng là nơi tôn nghiêm, bởi vậy khi muốn bao sái ban thờ thì nên có lời xin phép để giữ trọn vẹn lòng thành kính của mình. Trước khi chúng ta sửa soạn ban thờ, chúng ta nên chắp tay bạch, khấn với tiên tổ và người mình thờ cúng. Ví dụ khi bao sái bàn thờ Phật, chúng ta bạch Phật là: “Con kính bạch Đức Phật, hôm nay chúng con xin phép được lau dọn bàn thờ.” Như vậy, chúng ta sẽ tăng đức cung kính.

2. Lau dọn bàn thờ bằng nước gì?

Có nhiều người cho rằng phải lau dọn bàn thờ bằng nước gừng, nước tỏi hoặc rượu,… để được sạch sẽ. Tuy nhiên, thực tế việc này hoàn toàn không cần thiết, không bắt buộc. Chúng ta có thể lau dọn bằng nước thơm hoặc nước sạch đều được, miễn sao cho bàn thờ sạch sẽ, thơm tho. Ngoài ra, quan niệm lau dọn ban thờ không được dùng nước lạnh là mê tín, không đúng.

3. Tỉa chân nhang

Đối với chân nhang trong bát hương, chúng ta có thể tỉa chân nhang hàng ngày, không phải đợi đến ngày ông Công ông Táo mới tỉa. Chúng ta nên tránh việc để chân nhang lùm xùm, ngút ngát dễ bị bốc cháy, rất nguy hiểm.

Đối với người thờ Phật có thể tỉa hết chân nhang chỉ để lại ba cây, mang tính chất tiếp nối, ba chân nhang cũng tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng – Tam Bảo. Hoặc chúng ta có thể để lại năm chân nhang, gọi là ngũ phúc, tượng trưng cho năm điều phúc lành hoặc là huyết thống năm đời. Thường chúng ta để lại ba hoặc năm cây nhang chứ không để số chẵn: hai cây, bốn cây nhang vì số chẵn không có trung tâm, không có cây nhang nào ở giữa.

Trong luật của chư Tăng, những vật cúng trên bàn thờ dù héo tàn cũng không được vứt vào chỗ bẩn. Chúng ta có thể để ra những chỗ sạch sẽ hoặc bón vào các gốc cây. Bởi nếu chúng ta vừa để nơi bàn thờ cung kính lại ngay lập tức vứt vào chỗ bẩn thì tâm sẽ cảm thấy không lành thiện, không cung kính. Vậy nên, đối với chân nhang, sau khi tỉa có thể đem đi hóa, đốt lấy tro, bón vào gốc cây.

4. Xê dịch, lau chùi bát hương

Bát hương chỉ là vật tượng trưng, kết nối để chúng ta bày tỏ sự tôn kính với thế giới tâm linh, đối tượng có thể là chư Phật, vị Thánh, ông bà tiên tổ… Nếu chúng ta đã hướng tâm đến các các vị thì không nhất thiết thờ bát hương, ở các nước phương Tây không thờ bát hương nhưng họ vẫn có những chuyện tâm linh, hướng đến người đã mất.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy quan niệm về bát hương nhẹ nhàng hơn, không quá lo lắng và sợ hãi khi lỡ động chạm hay xê dịch bát hương; không những thế, chúng ta hoàn toàn có quyền lau dọn, xê dịch bát hương. Bên cạnh đó, tro trong bát hương thờ lâu ngày sẽ đầy lên, chúng ta có thể bỏ bớt hoặc thay tro mới.

5. Di chuyển các đồ vật trên ban thờ mà để sai vị trí thì có bị phạm không?

Bàn thờ đối với người Phật tử thường có ba bát hương: ở giữa thờ Phật, bên phải thờ các vị hộ Pháp, thần linh và Thổ địa, bên trái thờ gia tiên tiền tổ. Tuy rằng, thế giới tâm linh không trú ngụ trong bát hương, nhưng việc để lẫn lộn bát hương là điều không nên.

Đặc biệt, khi chư Tăng đã chú nguyện bát hương rồi thì chúng ta nên tôn trọng, cố gắng nhớ để tránh lẫn lộn vị trí. Còn các vật thờ khác như chén nước, đĩa quả, bình hoa thì chúng ta di chuyển, để vị trí nào trên bàn thờ cũng được.

6. Các đồ vật để dưới bàn thờ có bị mất tài lộc?

Một số người cho rằng, việc để các vật dụng dưới bàn thờ sẽ gây mất tài lộc. Thực tế, quan niệm đó là không đúng. Chúng ta để các vật dụng sạch sẽ dưới bàn thờ như tủ, kệ, lọ hoa, sách,… một cách ngăn nắp, gọn gàng không làm mất tài lộc của mỗi gia đình.

7. Phụ nữ có được bao sái bát hương?

Về mặt tâm linh, không phân biệt nam nữ trong việc cúng lễ hay lau chùi bát hương. Phụ nữ và nam giới đều có thể thắp hương, tỉa chân nhang, dọn dẹp ban thờ. Người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ thì vẫn có thể thắp hương, khấn vái và đi chùa lễ Phật.

Mong rằng, qua bài viết trên quý Phật tử sẽ có thêm kiến thức về bao sái bàn thờ ngày Tết sao cho đúng cách và không bị mê tín theo những quan điểm sai lầm để đón một năm mới an khang.

Nguồn: Chùa Ba Vàng!

Bài viết cùng chuyên mục

Phật không hề quy định bạn phải mỗi ngày ăn một bữa

Định Tuệ

Làm sao có thể cứu vãn những chúng sanh khổ nạn?

Định Tuệ

Chuyện tình kỳ lạ và cái kết đẹp của nàng Ma Đăng Già

Định Tuệ

Lược đàm về Si phiền não – Phải diệt niệm buồn chán

Định Tuệ

Người học Phật có nên nấu món thịt mặn cho cha mẹ ăn không?

Định Tuệ

Người thực sự cầu vãng sanh chỉ nói miệng suông thì không được

Định Tuệ

Người ngoài hành tinh thuộc cõi nào?

Định Tuệ

Ly kỳ chuyện Hòa Thượng Thiền Tâm và những con rắn thành tinh

Định Tuệ

Sự thiết yếu của việc niệm Phật cùng Tham thiền

Định Tuệ

Viết Bình Luận