Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Có phải trì tụng chú Đại Bi bằng tiếng Phạn sẽ tốt hơn?

Nhiều người hay có suy nghĩ rằng: Phải trì tụng chú Đại Bi tiếng phạn mới tốt hơn và nhanh linh ứng. Điều này không đúng!

Nhiều người hay có suy nghĩ rằng: Phải tụng chú Đại Bi tiếng phạn mới tốt hơn và nhanh linh ứng. Điều này không đúng! Bởi trong Phật pháp, điều kiện để được cảm ứng gói gọn trong hai chữ Chí Tâm: “Chí tâm là điều quan trọng nhất”. Nếu chí tâm cung kính tụng chú Đại Bi, dù bạn tụng bằng tiếng nào cũng đều linh nghiệm như nhau, không có sai khác!

Như khi xưa lúc đức Phật còn tại thế. Ngài giảng pháp bằng Phạm âm, mà tất cả pháp giới, từ vô hình đến hữu hình… từ Thiên nhân, người, Quỷ thần, Súc sanh, Ngạ quỷ… loài nào nghe cũng đều hiểu hết.

Trong kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, Tổ Thiền Tâm cũng đã giải thích điều này rất rõ, nhưng ít ai để tâm lưu ý thành ra vướng phải điều tối kỵ khi tụng chú: Khởi nghi tâm phân biệt hơn kém.

Xin hãy đọc kỹ lời Tổ dặn: “Theo trong Hiển Mật Viên Thông, người tu Chân ngôn về sắc trần cần phải rõ rệt. Như quán nước phải ra nước, quán lửa phải ra lửa, chớ không thể khác được.

Riêng về thinh trần thì dù tiếng tăm đọc tụng có trại với Phạm Âm đôi chút cũng không sao, miễn có lòng tin tưởng chí thành là được công hiệu.

Vì thế, từ trước đến nay hàng Phật tử ở Trung Hoa cho đến Việt Nam ta, khi đọc tụng chú, thật ra đều trại với chánh âm, song vẫn cảm được oai thần công đức không thể nghĩ bàn. Vậy người học Phật, muốn trì chú, đừng lấy điểm này làm nghi, mà mất phần lợi ích.

Những lợi ích khi trì tụng Chú Đại Bi

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

Được 15 điều lành

1. Sinh ra thường được gặp vua hiền, 2. Thường sinh vào nước an ổn, 3. Thường gặp vận may, 4. Thường gặp được bạn tốt, 5. Sáu căn đầy đủ, 6. Tâm đạo thuần thục, 7. Không phạm giới cấm, 8. Bà con hòa thuận thương yêu, 9. Của cải thức ăn thường được sung túc, 10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ, 11. Có của báu không bị cướp đoạt, 12. Cầu gì đều được toại ý, 13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ, 14. Được gặp Phật nghe pháp, 15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

Không bị 15 thứ hoạnh tử

1. Chết vì đói khát khốn khổ, 2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập, 3. Chết vì oan gia báo thù, 4. Chết vì chiến trận, 5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại, 6.Chết vì rắn độc, bò cạp, 7. Chết trôi, chết cháy, 8. Chết vì bị thuốc độc, 9. Chết vì trùng độc làm hại, 10. Chết vì điên loạn mất trí, 11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm, 12. Chết vì người ác trù ếm, 13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại, 14. Chết vì bệnh nặng bức bách, 15. Chết vì tự tử.

Ngoài ra, theo kinh Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh. Thần chú Đại Bi được các tông phái Phật giáo trì niệm rất phổ biến và thịnh hành.

Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục. Đọc thêm: Nghi thức trì tụng Chú Đại Bi đúng pháp đơn giản tại nhà

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

7 chướng ngại vãng sanh cõi Cực Lạc của người tu Tịnh độ

Định Tuệ

Lễ Phật là để tiêu trừ nghiệp chướng, dốc lòng mà hoàn thành

Định Tuệ

Tích đức lớn lao nhờ ngày đêm niệm Phật

Định Tuệ

Họa từ miệng mà ra – Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất

Định Tuệ

Phật tử tại gia nên đọc tụng Kinh gì ở nhà?

Định Tuệ

Niệm Phật: Pháp môn thoát sanh tử trong một đời

Định Tuệ

Nguyên nhân thứ nhất người niệm Phật sanh về Biên Địa Nghi Thành

Định Tuệ

Táo thần là thật có, quyết không phải là giả

Định Tuệ

Pháp Hữu Vi và Vô Vi nghĩa là gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận