Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Đã không niệm Phật thì không có nhân duyên Tịnh Độ

Có người bảo rằng: “Ta chỉ tự thanh tịnh tâm mình thì tự nhiên vãng sanh Tịnh Độ, cần gì niệm Phật cầu vãng sanh?”.

Hỏi: Tâm chính là Phật, thì quán xét ngay nơi tâm mình là được, cần gì niệm Phật nào khác?

Đáp: Tâm mình cùng với chư Phật thật sự đồng một thể, thì quán xét tâm mình hay quán xét đức Phật khác chỉ tùy theo sự tiện lợi ở căn cơ. Lẽ nào lại chấp tâm mình là Phật, bảo rằng đức Phật khác ở ngoài tâm hay sao?

Vả lại, niệm đức Phật khác là một phương tiện thù thắng của chư Phật, khiến cho được vãng sanh cõi nước kia, nhờ tha lực mau đến Bồ Đề. Sự lợi ích ấy thật rất to lớn.

Hỏi : Tịnh Độ ở nơi tâm, cần gì cầu sinh Cực Lạc?

Đáp: Ông nói Tịnh Độ ở nơi tâm là đã chấp vào cái tâm nhỏ bé này làm Tịnh Độ, mà Cực Lạc thì xa xôi ở ngoài mười muôn ức cõi. Như thế, hoàn toàn chẳng biết ý chỉ của Duy Tâm.

Bảo rằng, Duy Tâm nghĩa là tâm bao trùm hư không, lượng khắp pháp giới. Tùy tâm thanh tịnh thì biểu hiện cõi thanh tịnh; tâm uế trược thì biểu hiện cõi uế trược. Thế nên biết, người vãng sanh Cực Lạc chính bởi tâm thanh tịnh nên biểu hiện thanh tịnh, lẽ nào lại ở ngoài tâm?

Nếu tâm bị hạn cuộc nơi nhỏ bé rồi cho đó là Tịnh Độ, thì chẳng những Cực Lạc không ở trong tâm mà Ta Bà cũng chẳng ở trong tâm; không chỉ Cực Lạc chẳng nên vãng sanh, mà Ta Bà cũng chẳng nên sinh vào.

Vả lại, nay hỏi ông đời sau quả thật có sinh hay chăng? Quả thật không sinh hay chăng? Nếu như nói rằng có sinh thì đem cái gì sinh, rồi sau đó mới thành Duy Tâm? Nếu như nói rằng không sinh, đã rơi vào kiến chấp đoạn diệt. Đó là cái thấy của Ngoại Đạo, lý luận của Ma Ba Tuần.

Hỏi: Có người bảo rằng: “Ta chỉ tự thanh tịnh tâm mình thì tự nhiên vãng sanh Tịnh Độ, cần gì niệm Phật cầu vãng sanh?”.

Đáp rằng: Đã không niệm Phật thì không có nhân duyên Tịnh Độ. Chỉ muốn ở nơi thế giới uế trược này tự thanh tịnh tâm mình, đây là điều Bồ Tát Long Thọ gọi là “khó hành đạo”.

Bởi vì cõi này cảnh duyên uế trược tạp loạn, nhiều chướng ngại đối với sự tu hành, bảy người tiến tám người lùi, xoay vần trong sáu nẻo, trải qua số kiếp nhiều như cát bụi vẫn còn vướng mắc trong sinh tử. Cần phải đoạn hết Kiến Hoặc và Tư Hoặc mới ra khỏi ba cõi, chứng đắc đến Thất trụ (Bất thối trụ: đạo tâm tăng trưởng không còn lui sụt) mới gọi là Bất thối, mà còn chưa có phần vãng sanh Tịnh Độ, sao lại nói là “tâm tịnh thì cõi tịnh?”. Như thế không phải là rất khó khăn hay sao?

Trích : Tịnh Từ Yếu Ngữ
Thiền Sư Nguyên Hiền
Dịch: Thích Minh Thành
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu

Định Tuệ

Khoa học chứng minh con người không chết

Định Tuệ

Những hạng người nào có đủ phước báu nhất để niệm Phật?

Định Tuệ

Người niệm Phật phải đoạn cội gốc ái dục

Định Tuệ

Lược đàm về Si phiền não – Phải diệt niệm buồn chán

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Thiện Nữ Thiên Chú

Định Tuệ

Kiếp nạn từ đâu mà tạo thành?

Định Tuệ

Ngàn kinh muôn luận chỗ nào cũng chỉ về kinh Vô Lượng Thọ

Định Tuệ

Chỉ cần tham ái một ngọn cỏ thì sẽ đi vào luân hồi trở lại

Định Tuệ

Viết Bình Luận