Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cử chỉ lời nói hành vi nào có lợi, có hại đối với chúng ta?

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đối với người, đối với vật, đối với việc, cử chỉ lời nói hành vi, phạm phải những lỗi lầm này thì đều có hại cho chính mình.

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đối với người, đối với vật, đối với việc, cử chỉ lời nói hành vi, phạm phải những lỗi lầm này thì đều có hại cho chính mình. Cử chỉ lời nói hành vi nào có lợi, có hại đối với chúng ta, người biết được điều này không nhiều.

Lợi là cái gì? Lợi chính là người khác hoan hỷ tán thán, dùng lời hiện nay mà nói chính là có ấn tượng tốt đối với chúng ta. Người khác có ấn tượng tốt đối với chúng ta, chúng ta làm việc sẽ thuận tiện hơn, sẽ được nhiều người giúp đỡ hơn.

Hại là gì? Người khác có ấn tượng xấu đối với chúng ta, khiến cho người khác có ấn tượng xấu, tương lai chúng ta làm chuyện tốt cũng không được người khác giúp đỡ, sẽ gặp rất nhiều chướng ngại, phải hiểu đạo lý này.

Đạo lý này ở nơi nào dạy vậy? Các vị tỉ mỉ mà xem, hiện tại ở Canh Tâm Viên dạy Đệ Tử Quy. Gần đây Canh Tâm Viên muốn may quần áo cho các em nhỏ, muốn mời tôi viết cho họ vài chữ, họ cầm Đệ Tử Quy tới, tôi xem một lượt từ đầu đến cuối. Chúng ta ngay đến thường thức này cũng không có, là dạy điều gì? Là dạy lợi hại, dạy các vị hiểu được cái gì là thiện, cái gì là ác, cái gì là lợi, cái gì là hại.

Trong Đệ Tử Quy chỉ dạy bốn chữ, “thiện ác lợi hại”, chúng ta chân thật phải học lại từ đầu. Tôi bảo thầy Nhẫn lấy thêm nhiều quyển Đệ Tử Quy một chút, hãy đem phát cho mỗi người chúng ta một quyển, mỗi ngày đều đọc tụng.

Các em nhỏ đã học rồi, học xong thì phải dạy chúng, chúng biết đọc, chúng thuộc lòng, chúng biết hát nhưng ý nghĩa là gì chúng không hiểu, việc này không được, phải dạy chúng. Dùng ngôn từ đơn giản nhất để các em nhỏ có thể nghe hiểu được, sau khi học xong chúng có thể làm được, giáo dục như vậy mới xem là thành công. Chỉ dạy các em nhỏ biết đọc, biết thuộc lòng nhưng làm không được, giáo dục như vậy là thất bại rồi, cũng như là không dạy.

Cho nên chúng ta không thể xem thường việc biết lỗi, biết thiện này, đây là chuyện lớn. Đẳng Giác Bồ-tát vẫn còn lỗi lầm, vẫn phải biết lỗi, vẫn phải biết thiện. Các Ngài có lỗi lầm gì? Chúng ta đọc trong kinh điển xem thấy, các Ngài vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, các Ngài vẫn có lỗi lầm, vẫn phải cầu học cầu biết.

Làm thế nào loại bỏ một phẩm sanh tướng vô minh sau cùng đó? Đến quả vị Như Lai mới không còn lỗi lầm nữa, lỗi lầm không còn, thiện mới viên mãn. Cho nên thiện của Đẳng Giác Bồ-tát vẫn chưa viên mãn, vẫn còn lỗi lầm chưa được loại bỏ. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này, hiểu được chân tướng sự thật này, khiêm tốn cầu học.

Trong Kinh Hoa Nghiêm các vị nhìn thấy đức Văn Thù, đức Phổ Hiền vẫn khiêm tốn ở đó cầu học, chúng ta làm sao có thể tự cho là ta học cũng không tệ, tự cho là mình đã thành tựu rồi. Thể hiện ở thái độ bên ngoài, cống cao ngã mạn, vậy thì sai rồi.

Cho nên các vị Thánh Hiền Nho Thích Đạo ngày xưa dạy các em nhỏ, đầu tiên là dạy khiêm tốn nhường nhịn. Trong Tam Tự Kinh có nói “Khổng Dung 4 tuổi đã biết nhường lê”, đó là giáo dục. Em nhỏ bốn tuổi đã biết khiêm tốn nhường nhịn, anh trai lớn hơn ăn trái lê lớn; em trai nhỏ ăn trái lê nhỏ. Giáo dục hiện nay không hiểu được.

TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG
TRÍCH THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN, TẬP 69

Bài viết cùng chuyên mục

Từ bi là gì? Muốn phát tâm từ bi thì làm như thế nào?

Định Tuệ

Triết học trong Kinh Phật ở kinh điển, không ở trong chùa chiền

Định Tuệ

Niệm Phật chính là diệt tội, niệm Phật chính là sám hối

Định Tuệ

Cầu nguyện trong Phật giáo có ý nghĩa gì? Chánh tín hay mê tín?

Định Tuệ

Mười nghiệp lành theo lời Phật dạy

Định Tuệ

Phương pháp giúp tiêu tai giải nạn thù thắng nhất

Định Tuệ

Khi tu, bạn phải có thái độ vô quái ngại ở mọi nơi, mọi chốn

Định Tuệ

Tu ở nhà một mình có tiến bộ hay không?

Định Tuệ

Nguyện thứ sáu: Thỉnh chuyển pháp luân

Định Tuệ

Viết Bình Luận