Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thân trung ấm là gì? Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm

Thân trung ấm hay thân trung hữu là trạng thái trung gian hoặc khoảng không gian mà chúng ta sẽ trải nghiệm giữa cái chết và lần tái sinh tiếp theo.

1. Thân trung ấm là gì?

Thân trung ấm (tiếng Phạn: Antarābhava – Bardo) hay thân trung hữu là một thuật ngữ nói về trạng thái trung gian hoặc khoảng không gian mà chúng ta sẽ trải nghiệm giữa cái chết và lần tái sinh tiếp theo. Đó là khoảng thời gian chuyển trạng thái khi mà tâm và thân đã tách rời độc lập, không còn liên kết với nhau nữa.

Ấm hay uẩn tức là chỉ ngũ ấm hay ngũ uẩn, là năm yếu tố sắc thọ tưởng hành thức, tổ hợp nên chúng sinh trong tam giới. Chúng ta có thể hiểu nôm na là sự sống sau khi chết, trước khi thần thức của con người đi tái sinh vào nơi mà mình có thể khế hiệp với nghiệp của mình trong sáu cõi.

Thân trung ấm nếu có phước báo thì lấy hương thơm làm thức ăn để bồi dưỡng, còn thân trung ấm không có phước báo thì lấy mùi xú uế làm thức ăn.

Thân trung ấm không có xác thịt mà chỉ lấy tư tưởng làm thân. Thân trung ấm đều có thần thông, nó có thể trông thấy những gì mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được.

2. Thân trung ấm kéo dài bao lâu trước khi đi tái sinh?

Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận: “Người mất trong khoảng bốn mươi chín ngày là thân trung ấm”.

Vì trong thời gian ở lại với cõi Trung ấm này, thần thức của họ vẫn còn tính con người, họ đã về nhà và cũng muốn sinh hoạt với mọi người trong gia đình, thế nhưng những điều họ muốn không ai có thể đáp lại lời mong cầu của họ. Mãi đến khi họ muốn hiện hình trong tấm gương hay nắm lấy một vật gì thì giờ đây họ biết mình không còn tồn tại ở thế gian này nữa.

Trong thời gian này, thân trung ấm nếu chưa tìm thấy được nơi mình tái sinh thì nó sẽ chết đi và sống lại sau bảy ngày, sau đó thần thức sẽ chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi thần thức đi tái sinh.

Giờ đây đối với họ chỉ là bản tình ca du dương trong cuộc đời, họ hồi tưởng lại những việc thiện, việc ác của mình đã làm. Nếu vong linh đã từng tạo các phước đức, tu tập tâm linh thì có những cảm giác an lành, thanh thản và sẽ dễ tìm đường tái sinh cõi lành.

Ngược lại, vong linh sinh thời từng làm việc ác, sống một đời sống bỏn xẻn, gây tội ngũ nghịch,… thì luôn bị hình ảnh khổ đau, sợ hãi và sẽ tái sinh vào ba đường ác.

Thân trung ấm là gì? Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm

3. Những hình ảnh xuất hiện ở giai đoạn trung ấm

Cần phải nhớ kỷ rằng: nếu có những hình ảnh ghê rợn, dữ dằn hiện ra thì cũng đừng lo sợ vì chỉ là do tâm tạo ra mà thôi chớ năng lực thật sự thì không có. Nhưng vì sao lúc ấy lại sợ hãi? Vì lúc chết đi, cái thân vật lý của ta không còn nữa, đã bất động, đã chết. Chỉ có Thần thức mà thôi thì những hình ảnh ấy lại trông như thật.

Hơn nữa, đối với những ai lúc còn sống không tu tập vững vàng không được chỉ dạy về sự kiện này, không chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho giai đoạn Trung ấm thì những hình ảnh vừa nói sẽ là hình ảnh thật sự hiện ra ngay trước mắt chớ không thể bảo là ảo ảnh hay ảo giác không thật.

Do đó mà vào giai đoạn Trung ấm, phần lớn những hình ảnh do tâm tạo sẽ gây nên sự lo sợ hay thích thú. Cảm xúc mạnh nhất của nghiệp thức ta lúc ấy sẽ định đoạt đưa ta đi vào lối nào đó của lục đạo (còn gọi là 6 ngả luân hồi) khiến ta dễ sa vào những cõi xấu xa dẫn đưa ta vào một kiếp đời mới qua sự tái sanh mới.

Chính vì sự quan trọng của nhận thức hiểu biết vào lúc đó nên Tử thư Tây Tạng đã thường nhắc nhở mọi người rằng: bất cứ ai rồi cũng phải trải qua giai đoạn Chuyển Tiếp ấy nên phải cẩn thận – muốn vậy phải chuẩn bị học hỏi từ khi ta đang còn sống chớ đừng đợi tới lúc lâm chung, tâm trí bất định hoảng hốt khiến mê mờ, nhận định sai lạc mang lại hậu quả xấu xa bất lợi cho kiếp lai sinh.

Các vị Đại sư Tây Tạng từ ngàn xưa đã thấy rõ là sự thần thức của người mới qua đời đối với màu sắc, ánh sáng, cảnh quang chung quanh ở giai đoạn Trung ấm là rất quan trọng. Vì thế nên đã chỉ bày rất chi li, cẩn thận cho các đệ tử, nhắc nhở họ phải biết rõ về giai đoạn này (giai đoạn Trung ấm) hầu cứu giúp mọi người lúc lìa đời khỏi rơi vào lầm lạc…

Theo sự giảng dạy ấy thì:

Sau khi chết được 3 ngày, Thần thức sẽ chứng kiến nhiều hình ảnh lạ lùng kỳ diệu, đôi khi rất khiếp sợ. Trước tiên là thấy ánh sáng màu sắc vàng tỏa ra như cầu vồng. Nguồn ánh sáng ấy rất chói chang khiến Thần thức không chịu nổi khi trông thấy ánh sáng ấy. Nhưng cùng lúc ấy lại có một nguồn sáng dịu màu xanh chiếu tới khiến Thần thức cảm thấy an ổn, yên bình quá nên vội vã tránh ánh sáng vàng rực rỡ để tiến vào vùng ánh sáng màu xanh mát dịu vừa mới xuất hiện kia. Nơi có ánh sáng xanh mát ấy không phải thuộc cảnh giới tốt lành thanh thản mà là cõi của kiếp người.

Mà trở lại kiếp người thì cũng lại phải đắm mình trong kiếp trầm luân, chịu quả báo do nghiệp tạo ra… Ngoài cảnh giới màu xanh dịu kia ra còn có những cõi giới có mầu sắc khác nhau tương ứng với những cõi giới khác nhau – Vì có nhiều cõi giới còn xấu hơn cõi người nhiều nữa nên cần biết rõ để khỏi lạc vào… Do đó mà lúc còn sống nên biết rõ về màu sắc, âm thanh từng cõi giới để khi lìa đời nhận biết được cõi giới nào tốt, là xấu – Chuẩn bị được sự hiểu biết đó trước khi mất là điều rất quan trọng.

Trong phút lâm chung, thường thì ai cũng hay thấy những nguồn ánh sáng, những hình ảnh quái dị, ghê sợ hay nghe những âm thanh lạ lùng sẽ làm cho ta lo lắng sợ hãi bàng hoàng, ngơ ngác – Giây phút đầu tiên tiếp cận ranh giới của sống chết mà đã vậy thì rất tai hại – Vì thế khi còn sống nên tập cho quen hay chuẩn bị tinh thần để phút ra đi thấy những điều vừa nói sẽ không làm cho tâm thần chao đão. Lúc ấy, cứ giữ tâm an nhiên tự tại, đừng khiếp sợ mà hãy đọc kinh hướng về Phật – nghĩa là tùy theo niềm tin tôn giáo của mình mà liên tục tụng niệm để được nhất tâm bất loạn có thế thì mọi hình ảnh xấu sẽ qua mau.

Ngoài ra phút cận kề cõi chết, phần lớn đều thấy người thân đã quá cố tới bên giường hay chào đón lôi kéo thì phải biết họ đã vào một trong 6 nẻo luân hồi không mấy tốt lành nên đừng theo họ vì có thể bị lôi kéo vào cõi giới không an lành. Lúc ấy cần nhất tâm đọc kinh hoặc tụng kinh, giữ tâm an định, không lo lắng phân vân.

Những lời khuyên trên của các vị chân sư từng thấu rõ mọi sự việc bên kia cửa tử mách bảo cho chúng nhân để tránh rơi vào cõi xấu trong lục đạo rất khó tránh. Lý do là ở giờ phút hấp hối phần lớn con người ta ham sống sợ chết, thân nhân bên mình thì khóc lóc kêu than, níu kéo còn tâm thần thì hoảng loạn, làm sao đủ bình tĩnh để làm y lời dặn hữu ích trên. Do đó tốt nhất khi còn sống mỗi người nên tập trước về tâm thân, ý chí, tập để chuẩn bị cái chết trước sau rồi cũng phải đến – Theo Kinh Phật Giáo thì người sắp lìa đời hãy trì chí niệm câu “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì sẽ được vãng sanh cực lạc – (Phật A Di Ðà có đại nguyện là dẫn dắt bất kỳ ai lúc lâm chung muốn được ngài đến dẫn về cõi an lạc).

Phần lớn những người chết, khi bước vào cõi giới bên kia thường bị cái “Tâm trạng hốt hoảng, lo sợ, đau buồn, xót xa vì cảm thấy xa lìa người thân và bơ vơ lạc lõng ở nơi mà họ nghĩ là chưa bao giờ thấy hay biết. Tâm xao xuyến của họ lúc ấy sẽ hiện ra mà phần lớn theo sự tưởng tượng của mình qua những gì mà lúc sống họ đã từng nghe, từng đọc qua. Nếu họ là người Thiên Chúa giáo có thể họ lúc ấy sẽ thấy Ðịa ngục, nơi luận tội, hay thấy Chúa có thể họ sẽ thấy Thiên đàng vân …vân… Nếu là Phật giáo thì họ thấy Phật, thấy nhà sư, thấy hào quang hay thấy ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục… Như vậy: Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì tùy vào Tâm thức mà người chết thấy những cảnh giới khác nhau. Khi người sắp chết, những giây phút lúc lâm chung càng lo lắng, đau khổ, sợ hãi, hoảng hốt bao nhiêu thì họ sẽ phải trãi qua một giai đoạn thời gian rất lâu với cảnh trí mà họ đã tưởng tới bấy nhiêu. Tuy nhiên sự bình tỉnh, sáng suốt thường hiếm thấy nơi những người sắp lìa đời nhất là khi quanh họ có các người thân vật vã khóc lóc – điều mà các vị sư, các Lạt Ma rất tối kỵ. Lý do là càng làm cho người sắp chết dùng dằng không thể lìa đời một cách thanh thản tự nhiên. Điều đó cũng thường khiến họ sa vào những ngỏ sai lạc ở các nẻo luân hồi khi chết.

Phần lớn những người chết vẫn còn mang nặng cái “Tôi” tức là cái bản ngã của họ mà ngay lúc sống họ luôn luôn bảo vệ lấy (cái này là của tôi, người này là của tôi, cái kia là của tôi, tôi thương, tôi ghét, tôi thích, tôi giận.. cái gì cũng tôi cả – chính vì cái tôi ấy mà khi sống đã tạo ra biết bao sự khổ..). Vì cố bảo vệ lấy ngay cả sau khi lìa đời, lìa bỏ thân xác, cái tôi vẫn đeo đẳng nơi cái gọi là Hồn và vì chỉ biết có mình nên không lưu ý tới những gì xảy ra khi linh hồn thoát ra khỏi thân xác.

Các vị Lạt Ma Tây Tạng cho biết rằng: rất nhiều linh hồn mất dịp may vì khi bắt đầu đi vào thế giới bên kia thường có một luồng ánh sáng rực rỡ phát ra. Nếu họ sáng suốt do không bị mê mờ cố bám lấy cái Tôi hay cái Ta của mình hoặc đã được các Lạt Ma hỗ trợ, chỉ dạy lúc lâm chung thì họ sẽ thấy và biết nguồn sáng đó là loại ánh sáng cao cấp chỉ đường cho họ tới cõi giới tốt lành yên ổn hơn. Tuy nhiên phần đông các linh hồn đều lầm lạc nên đã đi nhầm vào những nơi tai hại.

4. Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm

Kinh sách cổ Tây Tạng kể chi tiết về màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm như sau: màu sắc cầu vồng, ánh vàng chói mọi rực rỡ khó chịu đựng nổi khi thấy chính là ánh sáng trí tuệ phát ra từ cõi tốt lành hay Cõi Phật.

Nếu người chết đã được truyền dạy, căn dặn, học hỏi được khi đang còn sống thì lúc này thần thức sẽ an tâm nương vào ánh sáng ấy để tới mặc cho ánh sáng quá chói chang làm cho khiếp sợ. Ánh sáng màu xanh dịu chính là ánh sáng của cõi người, nơi mà bất kỳ ai cũng đều phải trải qua sự khổ đau tàn hại của Sanh, Già, Bệnh, Chết.. Khi vào đó rồi thì sự giải thoát rất khó khăn. Nhưng theo các vị Lạt Ma Tây tạng thì nguyên nhân khiến Thần thức chuyển vào cõi màu xanh ấy là do khi sống, con người ta hay bị cái tham, sân, si làm mê mờ. Sống chỉ thích cho an nhàn, khoẻ khoắn, thích có nhiều của cải bạc tiền, thích vật chất, sắc đẹp, danh vọng, chức quyền, ăn ngon mặc đẹp vân vân… ghét giận những ai hơn mình, căm thù những ai làm mình đau khổ…

Lâu dần (trải qua một đời làm người) những xấu tánh ấy trở thành tập quán khó bỏ nên khi thấy ánh sáng êm dịu mát mẻ thì vội tìm đến, thấy ánh sáng chói chang thì khiếp sợ tránh xa chớ không biết đâu là tốt, đâu là xấu, cũng giống như khi còn sống, thấy ai nịnh bợ, tâng bốc, ton hót, khen ngợi mình thì thích thú thấy ai nói thật, lời thẳng, trung trực, công minh thì ghét bỏ giận hờn tránh xa – cái thói quen ấy đã ăn sâu vào tâm trí lúc còn sống nên lúc lâm chung – dù xác thân bất động, chết hẳn rồi nhưng thần thức thoát ra vẫn còn mang nặng cái ký ức, bản tánh như lúc còn sống nên rất dễ lầm lạc khi ở vào giai đoạn trung ấm. Vì thế các vị thầy thường khuyên đệ tử hãy tập ngay từ bây giờ, khi con đang còn sống hãy học xả bỏ dần cái tánh tham lam, sân hận, kiêu căng, si mê lầm lạc để lúc lâm chung không bị những cái xấu xa ấy dẫn ta vào những cõi xấu xa mê mờ nguy hiểm của lục đạo.

Tuy vậy, con người ta không ai giống ai, có người bản tánh rất xấu xa độc ác nhưng không bao giờ biết hối cải ân hận chớ đừng nói tới chuyện tu tập. Những người như thế khi phút lâm chung đến, họ thường bất loạn tâm thân vì ác nghiệp tràn tới làm họ kinh hãi. Họ khó chấp nhận hay tin vào những gì mà người thân cầu nguyện hay giải thích cho họ bên giường. Với bản chất mê mờ ấy họ sẽ vô cùng khiếp sợ khi thấy ánh sáng chói chang vàng rực tỏa ra nơi cõi trung ấm.

Khi thấy ánh sáng xanh xuất hiện, họ sẽ trốn ngay vào nơi có ánh sáng xanh dịu ấy để tìm chỗ nương thân ẩn náu, đó cũng chính là nơi mà họ sẽ trở thành người chịu trả quả ác nghiệp mà họ đã gây ra.

Theo kinh điển Tây tạng thì một vị Phật nguyện quyết tâm cứu vớt và dẫn dắt các vong linh trót mang nghiệp chướng mà tâm thức u tối mê mờ. Vị Phật ấy là Phật A Di Ðà, Ngài sẽ xuất hiện tiếp nối để dẫn dắt cho kẻ lầm mê thêm một lần nữa bằng cách tỏa ánh sáng dẫn đường màu đỏ chói hầu giúp Thần thức kẻ mới lìa đời nương theo. Nhưng lúc ấy, từ cõi Ngạ quỷ súc sanh phát ra ánh sáng màu xám mờ đục.

Nếu tâm thức sáng suốt an lạc thì sẽ biết nương vào ánh sáng của Phật A Di Ðà. Nhưng kẻ mà lúc còn sống đã làm những việc ác, xấu xa đê tiện thì bản tính luôn tối tâm, thấp hèn, gian xảo nên thường có thói quen tìm những nơi tối tâm, mờ mịt để ẩn thân, trốn tránh… Vì thế mà thay vì khi thấy màu sáng đỏ ác chúng lại sợ hãi, nghi ngờ tìm tới nơi ánh sáng mờ đục tối tâm để nương thân mà không ngờ đó là coi địa ngục xấu xa ghê rợn.

Những bậc Ðại sư những vị thầy thường khuyên những thân nhân có người sắp lìa đời hãy nhớ hỗ trợ thêm cho người ấy bằng cách:

– Ngồi bên họ nói cho họ nghe về vấn đề vừa trình bày trên.

– Hãy cầu nguyện cho tâm thức họ được trong sáng để họ nhận thức đúng khi nhìn thấy ánh sáng – ở giai đoạn Trung ấm.

– Hãy nói với họ là nếu trông thấy ánh sáng màu vàng chói chang rực rỡ thì đừng có sợ hãi – vì đó là Phật quang – là ánh sáng của trí tuệ tốt lành – hãy tin tưởng mạnh mẽ vào ánh sáng đó, an tâm tiến vào đó để được vãng sanh an lành vào nơi tịnh độ… Còn khi thấy màu xanh êm dịu thì không nên chạy vào nơi đó – vì nơi đó là cõi người – vào đó sẽ lại chịu những sinh tử triền miên, những thói hư tật xấu làm phát sinh vô số nghiệp, khó lòng thoát khỏi….

Tử thư Tây tạng ghi rằng: Một khi người thân làm được điều vừa nói trên bên cạnh người sắp mất thì kết quả mang lại thường rất tốt lành. Dù cho người sắp mất lúc còn sống họ tạo nhiều ác nghiệp, hành động xấu xa thì lúc lâm chung nghe được lời nói và lời cầu nguyện giãi bày về ánh sáng nơi cõi trung ấm sẽ có lợi nhiều cho họ vì một khi họ đã ghi nhận những híểu biết ấy với niềm tin tưởng nhiệt tình thì sẽ phần nào làm đổi thay nghiệp lực của họ dù cho đó là nghiệp xấu, ác.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao sau khi chết lại có khi phải qua giai đoạn trung ấm lâu ngày mà không đầu thai ngay? Câu trả lời là: do kiếp đời của một người tích chứa vô số nghiệp mà nghiệp đủ loại xấu tốt chồng chất nhau khi sống, không những ở kiếp hiện tại mà từ nhiều kiếp đời trước đó nữa? Có khi được nhiều thiện nghiệp tốt lành nhưng rồi phát sinh các nghiệp xấu ác kế tiếp khiến nghiệp thiện bị giải trừ đi nhiều ít khiến sự mất cân bằng về thiện ác, sự tăng giảm thiện ác qua lại này sẽ hướng dẫn thân trung ấm tới cõi giới tương ứng với nghiệp xấu hay tốt mà người chết ấy đã tạo nên để đầu thai. Vì phải hội đủ điều kiện thuận lợi và tương ứng với nghiệp để đầu thai cho xứng hợp nên không phải tức thì được mà có khi lâu.

Vì nghiệp quan trọng khi đầu thai nên các vị chân tu thường khuyên thân nhân nên hỗ trợ thiện nghiệp cho người mới qua đời trong thời gian ít nhất là 49 ngày, kể từ khi người ấy mất (vì trong khoảng thời gian đó vong linh người mới chết ở vào giai đoạn được quyết định đầu thai dưới hình thức nào tùy theo duyên nghiệp của họ tạo lúc còn sống). Theo lời khuyên của các vị chân sư thì thân nhân nên làm việc phước thiện, ăn chay, bố thí, đọc kinh, tụng kinh siêu độ, vừa trợ lực tạo phước thay người mới mất và giúp họ sáng suốt để khỏi lạc vào cõi giới u tối xấu xa.

Tuy những điều khuyên của các vị chân tu vừa mô tả trên thường ít được thực hiện do bởi nhiều lý do: như có người không tin, cho rằng chết là hết, hay vì quá thương xót nên chỉ biết than khóc, chớ không biết làm gì hơn vào những lúc đau khổ đó. Trái lại nhiều gia đình vào lúc ấy lại lo tổ chức tang ma cho lớn, xe cộ rình rang, trướng liểng giăng đầy, xe cộ dập dìu đồ ăn thức uống tràn ngập, người đưa đám càng đông càng nở mặt nở mày với thiên hạ bà con. Nhưng họ không biết rằng chính lúc đó, vong linh người mới mất vô cùng đau đớn xót xa, hoang mang, mờ tối, phân vân lo sợ trước sáu ngả luân hồi (lục đạo), những giờ quyết định sinh mệnh cuộc đời mới qua đầu thai chuyển kiếp hết sức gay go nghiệt ngả… họ bơ vơ, đơn độc mà nào ai có thể biết tới, hỗ trợ hay giúp đỡ – mà giúp làm sao được khi cõi sống và cõi chết cách ly nhau? Chỉ có vấn đề trợ lực mà các vị chân sư từng chỉ bày là cách nên làm nhất.

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật tiêu nghiệp chướng, liễu sanh tử, vãng sanh bất thối thành Phật

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Chuẩn Đề Thần Chú

Định Tuệ

Sự linh ứng của Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng đà ra ni

Định Tuệ

Triết học trong Kinh Phật ở kinh điển, không ở trong chùa chiền

Định Tuệ

Cúng dường chư Tăng được phước báu lớn lao

Định Tuệ

Muốn vãng sanh Tây Phương thì phải làm sao?

Định Tuệ

Phương pháp đối trị tâm tán loạn và buồn ngủ khi niệm Phật

Định Tuệ

Sự mầu nhiệm của việc lạy Phật sám hối đúng cách, thường xuyên

Định Tuệ

Những lợi ích khi niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát

Định Tuệ

Viết Bình Luận