Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tâm là nguyên nhân tạo tội, là gốc thành Phật

Tạo tội ngũ nghịch thập ác đọa địa ngục là nó, tạo thế giới tây phương Cực Lạc, thành Phật, thành Bồ Tát cũng là nó, đây chính là giác và mê.

Trong Phật pháp đại thừa nói, đại thừa là: “viên thật giáo”. Viên là viên mãn, thật là chân thật, điều này không phải giả. “Nói đến là duy tâm đầy đủ”, chính là những gì đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”. “Nếu có đây có đó, có nhiễm có tịnh, đều không ra khỏi một niệm của tự tâm”, một niệm của chính mình. Thử là chính mình, ngoài chính mình ra gọi là bỉ.

Bất luận là nhiễm hay là tịnh, nhiễm là mười pháp giới, tịnh là nhất chân pháp giới, đều là nhất niệm tâm biến hiện ra. Nhất niệm tâm thanh tịnh liền biến ra cõi thật báo trang nghiêm, thân mình biến thành báo thân đầy đủ tướng hảo. Thân có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp. Nhất niệm tâm biến, nhất niệm tịnh tâm biến, nhất niệm nhiễm tâm biến chính là thân lục đạo, nhân thiên trong lục đạo, trong nhiễm thanh tịnh hơn một chút. Ba đường ác là nhiễm trong nhiễm, đều trong một niệm.

Niệm này trong lục đạo chính là thiện niệm và ác niệm, trong tứ thánh pháp giới ý niệm này là tịnh niệm và nhiễm niệm. Bây giờ chúng ta phải làm sao? Không xen tạp nghi hoặc và vọng niệm, niệm câu A Di Đà Phật này là tịnh niệm. Niệm câu A Di Đà Phật này, trong này còn có hoài nghi, có vọng niệm, đó là nhiễm niệm. Trong câu Phật hiệu này có nhiễm tịnh, cho nên trong kinh nói tâm phàm phu, là căn nguyên tạo tội. Chư vị phải biết, thiện niệm hay ác niệm đều là tạo tội, vì sao vậy? Vì ta không ra khỏi luân hồi lục đạo. Thiện niệm là ba đường lành trong lục đạo, ác niệm là ba đường ác trong lục đạo, không ra khỏi được! Thiện ác đều bất thiện, thiện ác tức là không thanh tịnh, đều là nhiễm. Trong tịnh niệm thì sao? Trong tịnh niệm không có thiện ác, phải hiểu đạo lý này.

Chúng ta tu Tịnh độ, còn có thiện ác, tâm chúng ta không thanh tịnh, không tương ưng với Tịnh độ, nhiễm tịnh đều không có. Câu A Di Đà Phật này gọi là tịnh niệm, nhiễm tịnh nhị biên đều không dính đến, thiện ác nhị biên đều lìa. Từ sự mà nói là thiện ác, từ lý mà nói là nhiễm tịnh, phải nói rõ ràng điều này. Chúng ta đoạn ác tu thiện, đoạn ác không có ý niệm đoạn ác, tu thiện không có ý niệm tu thiện, đây gọi là tịnh nghiệp. Đoạn ác chấp tướng đoạn ác, tu thiện chấp tướng tu thiện, đây gọi là nhiễm niệm.

Khi nào đoạn ác tu thiện mà không trước tướng, như Kinh Kim Cang nói: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, như vậy là đúng. Những gì ta làm là tịnh nghiệp, không phải là nhiễm nghiệp. Quả báo nhiễm nghiệp trong lục đạo, quả báo tịnh nghiệp không ở trong lục đạo, trong lục đạo không có thanh tịnh, giới hạn thấp nhất là đến tứ thánh pháp giới.

Nếu như là người niệm Phật, sanh vào cõi phương tiện hữu dư của thế giới Cực Lạc. Tâm thanh tịnh sanh thế giới Cực Lạc sanh vào cõi tịnh, cõi đồng cư không thanh tịnh. Nhưng thế giới Cực Lạc lại rất đặc biệt, được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, cho nên cõi đồng cư của thế giới Cực Lạc cũng là Tịnh độ, điều này quả thật không thể nghĩ bàn. Mười phương cõi nước chư Phật, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn đều không có, cho nên gọi Tịnh độ là môn dư đại đạo. Môn nghĩa là một con đường lớn, một pháp môn ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn, chúng ta không hiểu rõ sao được?

Tu tịnh nghiệp ở đâu? Ngay trong cuộc sống hằng ngày, sinh hoạt ăn ở, công việc, xử sự đối nhân tiếp vật. Ở trong này đoạn ác tất cả ác, tu tất cả thiện, đều không chấp tướng. Đoạn ác không chấp tướng đoạn ác, tu thiện không chấp trước tu thiện. Giống như Bồ Tát vậy, làm mà không làm, không làm mà làm, rất tinh tấn nỗ lực làm. Tâm địa thanh tịnh, không nhiễm chút bụi trần, đây gọi là tịnh nghiệp, hoàn toàn tương ưng với Tịnh độ.

Vì sao chúng ta không làm được, khó khăn thế? Khó ở đâu? Phải biết điều này, khó ở chỗ chúng ta xem hiện tượng trước mắt là thật, khó ở đây, không biết phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu ta biết phàm sở hữu tiếng giai thị hư vọng, rất dễ buông bỏ. 600 quyển Đại Bát Nhã nói gì? Chỉ nói 12 chữ: “Tất cả pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, như vậy còn có gì đâu để mà chấp trước? Có gì đâu để phân biệt? Nó có thật, ta phân biệt chấp trước còn có thể nói được, đằng này không có!

Trên thực tế, giống như trên màn hình ti vi vậy, hiện tượng giống như vậy. Hiện tượng toàn thể vũ trụ này, thực tế chính là như thế, đúng là bất khả đắc. Đặc biệt là Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta thật tướng các pháp, chân tướng. Chân tướng là gì? Là sanh diệt trong từng sát na, nhanh hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng trên màn hình ti vi, không sánh được.

Mỗi niệm chính là mỗi hình ảnh, niệm niệm tương tục, mỗi hình ảnh đều độc lập, không có hai hình ảnh nào tương đồng. Cho nên chúng ta không thể nói nó là tướng tương tục, tướng tương tục là tương đồng, đó không phải tướng tương tục. Cho nên Phật mới nói: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, bao gồm cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật Như Lai, không có điều gì là ngoại lệ.

Cõi thật báo trang nghiêm cũng là từ tâm tưởng sanh, là khởi tâm động niệm. Không có khởi tâm động niệm, cõi thật báo cũng không tồn tại. Sau cùng tồn tại, vĩnh hằng bất biến, là thường tịch quang, là chân như tự tánh. Nó là vĩnh hằng tồn tại, đây là thật, ngoài điều này ra không có gì là thật. Vì thế hiện tượng vật chất là giả, hiện tượng tinh thần là giả, hiện tượng tự nhiên cũng là giả.

Câu nói này của Phật đã nói một cách triệt để: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Dạy chúng ta đừng chấp trước, đừng phân biệt, phân biệt chấp trước là sai. Khi khởi tâm phân biệt tâm sẽ không thanh tịnh, vừa khởi tâm chấp trước sẽ bị nhiễm ô, chúng ta không thể không biết điều này. Trong kinh điển đại thừa nói rất hay, tâm là nguyên nhân tạo tội, là gốc thành Phật. Tạo tội ngũ nghịch thập ác đọa địa ngục là nó, tạo thế giới tây phương Cực Lạc, thành Phật, thành Bồ Tát cũng là nó, đây chính là giác và mê. Nếu tâm giác ngộ liền thành Phật, thành Bồ Tát, nếu tâm mê sẽ tạo nghiệp trong tam đồ.

Phải ghi nhớ, vạn pháp giai không, danh văn lợi dưỡng là không, ngũ dục lục trần là không. Nói một cách thiết thực hơn, tự tư tự lợi là không, tự tư tự lợi là vọng tưởng, là phân biệt chấp trước, trong tự tánh tâm thanh tịnh không có những thứ này. Các bậc cổ đức nói: “Giới tâm như thế đầy đủ tam thiên. Ba ngàn các pháp, mặc dù đầy đủ mười pháp giới, mười như thị”.

Ba loại thế gian là hữu tình thế gian, khí thế gian, tri chánh giác thế gian. Hữu tình thế gian là nói về hiện tượng tinh thần, khí thế gian là nói về hiện tượng vật chất, ba ngàn các pháp ngày nay chúng ta gọi là hiện tượng tự nhiên. Ba ngàn các pháp nghĩa là vạn sự vạn vật, những thứ này hiện bày ngay trước mắt chúng ta. Đại sư Huệ Năng nói năng sanh vạn pháp, vốn tự đầy đủ, lúc ẩn lúc hiện. Giống như chúng ta xem film vậy, cũng giống như nằm mộng vậy. Những cảnh giới này sinh diệt trong từng sát na, bởi vậy nó là giả.

Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch những điều này, học Phật là cầu điều gì? Chính là cầu giác ngộ, tức là cầu hiểu rõ ràng thấu triệt về chân tướng sự thật, không có gì khác. Ngày nay chúng ta đã biết, chúng ta mê quá sâu, mê thời gian quá dài. Chúng ta cảm ơn Chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi, thời gian dài từ bi dạy dỗ khai thị, khiến chúng ta dần tỉnh ngộ.

Căn tánh lanh lợi, mười năm hai mươi năm tỉnh ngộ. Căn tánh kém hơn một chút, ba bốn mươi năm mới giác ngộ. Hàng hạ căn, phải sáu bảy mươi năm mới giác ngộ. Nếu thọ mạng dài, được! Sáu bảy mươi tuổi cũng được, chỉ cần giác ngộ vấn đề liền được giải quyết, liền được đại viên mãn. Chỉ sợ đời này chưa giác ngộ mà đã chết, thì rất phiền phức, chưa giác ngộ mà chết thì sao? Thì tùy nghiệp lưu chuyển, tiếp tục trôi lăn trong luân hồi, chúng ta biết điều này rất đáng sợ. Hiểu rõ ràng minh minh bạch đạo lý này, chúng ta sẽ biết thế giới Cực Lạc nhất định phải đi. Biết điều gì? Là duy tâm tịnh độ.

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 215
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 06.12.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật phải dứt trừ phiền não

Định Tuệ

Ác khẩu là gì? Luật nhân quả đối với người ác khẩu

Định Tuệ

Giữ gìn chánh pháp là công đức đệ nhất trong thế xuất thế gian pháp

Định Tuệ

Lúc lâm chung, yêu ma quỷ quái sẽ biến hiện ra những gì để dụ hoặc chúng ta?

Định Tuệ

Thần linh Thổ Địa là ai? Chuyện về Thần linh Thổ Địa

Định Tuệ

Vì sao người sau khi chết phải trải qua giai đoạn Thân trung ấm?

Định Tuệ

Chú Chuẩn Đề: Phật Mẫu Chuẩn Đề thần chú tiếng Phạn và Việt

Định Tuệ

37 phẩm trợ đạo là gì? Bao gồm những pháp gì?

Định Tuệ

Chữ Hiếu là pháp môn đại tổng trì của tất cả pháp, cứu cánh viên mãn

Định Tuệ

Viết Bình Luận