Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Tâm không lay động trước tám ngọn gió đời thì được tự tại an lạc

Bát phong là tám ngọn gió đời, thổi rất mạnh làm cho cuộc sống con người bị xáo trộn: Khen chê, lợi suy, vui khổ, vinh nhục.

1 – Khen: Những lời xưng tụng, ngợi khen của người đời về một ưu điểm nào đó của mình. Chấp vào nó người ta thường thấy thích thú, rồi dẫn đến “Kiêu Mạn”. Bởi vậy không nên dính mắc.

2 – Chê: Những lời chê bai, chỉ trích, nói xấu của thiên hạ. Nếu để những lời khó nghe đó trong lòng thì dễ buồn phiền, oán hận. Nếu họ chê đúng thì chúng ta nên cảm ơn, vì họ giúp mình biết sai mà sửa, còn nếu họ chê sai thì chúng ta chỉ cười thôi .

3 – Lợi: Trong cuộc đời đôi khi chúng ta được “lên voi”: gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp. Ví dụ như kiếm được nhiều tiền, xây được nhà to, hay có người tặng quà, giúp đỡ.v.v…Chúng ta bình thản trước điều đó, vì hiểu rằng có được quả báo tốt đẹp ngày hôm nay là do đã tạo nhân lành nào đó trong quá khứ.

4 – Suy: Hoặc có khi gặp cảnh bất như ý: hoàn cảnh sa sút, thất bại, mất mát… Chúng ta hiểu cuộc đời này là vô thường luôn thay đổi, cả những điều bất như ý rồi cũng sẽ thay đổi. Hoàn cảnh là do nghiệp quá khứ quyết định, nhưng tâm có buồn phiền chán nản hay không lại là do mình lựa chọn.

5 – Vui: Những trò vui, dục lạc của thế gian. Đàn đúm, rong chơi, rượu bia,… nhiều cái mà người ta gọi là “vui”. Không bị lôi kéo vào dính mắc là mình được giải thoát phần nào rồi. Niềm vui của thiền định, tình nguyện, từ thiện, chăm sóc cây kiểng… là niềm vui thanh tao và chân thật của tâm hồn.

6 – Khổ: Có lúc rơi vào cảnh khó khăn, bất hạnh. Có thể do mình chót tạo nhân xấu nào đó trong quá khứ, giờ phải trả quả báo, đó là nhân quả công bằng. Hiểu điều đó chúng ta không buồn, không oán trách mà kiên trì làm việc lành để bù lại.

7 – Vinh: Những lúc thành công, được nhiều người ca ngợi, đề cao. Lúc đó mà để trong lòng, bị mê hoặc, tự mãn, kiêu ngạo thì sẽ lui sụt dần không tiến bộ thêm được nữa.

8 – Nhục: Những lời hạ nhục, hạ thấp danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín. Họ làm vậy là sai và sẽ bị quả báo, nếu mình khởi tâm sân hận và trả thù thì mình cũng sai như họ. Người tự tại là người không bị chao đảo trước những điều nghịch ý như vậy.

Bên Thiền tông thường tán thán những vị tu thiền đã đạt mức thuần thục chánh niệm tỉnh giác là “Bát phong suy bất động” tức Tám gió thổi không lay động. Đó là những người mà vui, khổ, khen, chê, vinh, nhục, lợi, suy của cuộc đời không làm tâm họ xao động. Tâm hồn luôn yên tịnh, thanh thản.

Thiện Tri Thức!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Chúng ta đừng bao giờ oan trái với ai

Định Tuệ

Bố thí cao thượng là người có lòng từ bi rộng lớn

Định Tuệ

Phong thủy tốt nhất chính là sự lương thiện

Định Tuệ

Tiết kiệm, chịu khổ một chút có thể giúp đỡ chúng sanh một chút

Định Tuệ

Làm thế nào để Thân Khẩu Ý đều được yên, được lặng?

Định Tuệ

Phước phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có

Định Tuệ

Ngày niệm 5 vạn câu Phật hiệu, biết trước ngày giờ tự tại vãng sanh

Định Tuệ

7 thói quen của một người hạnh phúc

Định Tuệ

Khi sinh tâm Thanh Tịnh thì đó là thế giới Cực Lạc

Định Tuệ

Viết Bình Luận