Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Không phóng dật mà ít muốn biết đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích

Lòng tham muốn, khát khao làm cho ta khổ đau bao nhiêu, thì Thiểu dục (ít muốn) và Tri túc (biết đủ) lại làm cho ta sung sướng, hạnh phúc bấy nhiêu, đây là lẽ tất nhiên.

Bởi vì, lòng tham muốn, khát khao làm cho ta khổ đau bao nhiêu, thì Thiểu dục (ít muốn) và Tri túc (biết đủ) lại làm cho ta sung sướng, hạnh phúc bấy nhiêu, đây là lẽ tất nhiên. Đọc thêm: Thiểu dục tri túc: Phương pháp đối trị dục vọng

Trong Phật giáo, cái gì cũng có nhân và quả. Nhờ “ít tham dục”, nên “con ma dục vọng” không làm sao ngự trị, sai sử được mình; nhờ “biết đủ” nên “con quỷ tham lam” chẳng có quyền hành thúc đẩy mình đi tìm kiếm những thú vui xa xỉ. Chỉ khi ấy con người mới có thể tự có hạnh phúc và an lạc thật sự.

Cũng nhờ Thiểu dục và Tri túc mà gia đình, xã hội được trên ấm dưới êm, an vui, hòa bình, không ẩu đả, không còn ai giành giật của cải, danh vọng, miếng ăn ngon, vật lạ của ai nữa. Do vậy, lợi ích của nó vô cùng lớn lao, nếu như tất cả mọi đối tượng trên thế giới đều áp dụng.

Đạo Phật dạy Thiểu dục và Tri túc cốt yếu để ngăn ngừa và chặn đứng con đường trụy lạc, đồi bại. Để ngăn ngừa và chặn đứng lòng tham lam, độc ác không bờ bến, không đáy của chúng sinh, đang sống trong cõi đời đầy dẫy vật thực và dục lạc, người ít muốn, biết đủ, biết chế tâm, định tĩnh nếu thêm hạnh người xuất gia thì có trí tuệ sáng suốt, an yên đi đến Niết bàn, Đạo Phật không chủ trương bó hẹp sự phát triển và tiến hoá của con người theo hướng tích cực.

Thấy được hậu quả của khát ái, tham lam, nên Đức Phật với tấm lòng từ bi Ngài đưa ra phương thuốc trị tận gốc bệnh tinh thần, đó là Thiểu dục và Tri túc, không phóng dật, quán vô thường.

Phương thuốc này sẽ có công năng làm yếu dần tâm tham lam và lòng khát ái; có như thế các mối dục vọng, tham lam, tội ác, vô lương tri dần dần tiêu diệt, cuối cùng chỉ còn lại tấm lòng từ bi, đoạn trừ phiền não, phát đại tinh tiến, điều phục tâm, thoát sân hận, đạt tuệ tri.

Mỗi khi con người hết chạy theo dục vọng, hết đuổi bắt những hạnh phúc vật chất tạm bợ, mông mênh, vô thường, không thật có, thì lúc ấy chính bản thân của họ đã giảm thiểu và hết đau khổ bởi vì không còn lao tâm khổ trí theo sự chỉ dẫn của lòng khát ái, tham lam. Như vậy, họ không chỉ tạo ra hạnh phúc chân thật cho chính họ mà họ còn mang lại sự hạnh phúc lớn lao cho tha nhân.

Nói tóm lại, nếu chúng ta không kiểm soát được ham muốn của mình, không đối trị với dục vọng mà mãi chạy theo nó thì sẽ chuốc lấy phiền não, có thể gây hại cho bản thân, gia đình và xã hội.

Phật dạy: “Đa dục chi nhân, đa cầu lợi cố, khổ não diệc đa”. Có nghĩa là: Người mong muốn nhiều, cầu lợi nhiều thì khổ não cũng nhiều”.

Từ những lẽ trên, chúng ta có lẽ đã nhìn nhận được tầm quan trọng của lời Phật dạy về cách sống “Thiểu dục Tri túc”. Ngày nay, cách sống ấy vô cùng cần thiết khi mà tốc độ phát triển của xã hội nhanh chóng đi lên, vật chất đáp ứng đầy đủ nhưng phiền não chưa bao giờ được giải quyết triệt để.

Hiểu và hành đúng lời Phật dạy ít muốn, biết đủ thì chúng ta sẽ tìm được sự bình an lắng sâu nơi tâm hồn và tự tại giữa cuộc sống, không bị ngũ dục chi phối trong mọi hoàn cảnh.

(Trích: Thiểu Dục Tri Túc Theo Quan Điểm Phật Giáo – Thích Tịnh Uyên!)

Bài viết cùng chuyên mục

Đạo Phật không có quan niệm về vấn đề kỵ tuổi trong hôn nhân

Định Tuệ

Ưa thích nghe ngóng chuyện của người khác là tập khí cần đoạn

Định Tuệ

Tất cả Pháp đều từ tâm tưởng sanh, cảnh tùy tâm chuyển

Định Tuệ

Sự nhẫn nại khôn ngoan – Nhẫn nại để thành tựu

Định Tuệ

Khi nghiệp chướng tiêu, tội lỗi không còn sẽ có điềm lành xuất hiện

Định Tuệ

10 dấu hiệu cho biết bạn sẽ đi về cõi lành trong tương lai

Định Tuệ

Đời sống đơn giản nhất là khỏe mạnh nhất – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Người có tâm lượng lớn dung chứa được mọi thịnh suy

Định Tuệ

Thân vô thường, tâm vô thường, tiền bạc vô thường, thời gian vô thường

Định Tuệ

Viết Bình Luận