Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Vì sao lại có người đẹp người xấu? Làm sao có thân tướng đẹp?

Mỗi người khi sinh ra đời đều mong muốn bản thân có được thân tướng đẹp. Tuy nhiên để có thân tướng đẹp thì phải làm như thế nào?

Mỗi người khi sinh ra đời đều mong muốn bản thân có được thân tướng đẹp. Tuy nhiên để có thân tướng đẹp thì phải làm như thế nào? Có phải ai muốn đẹp thì cứ đi thẩm mỹ viện là được? Chưa kể đến việc đi đến thẩm mỹ viện có nhiều tình huống dở khóc dở cười. Có người vì tin tưởng nộp tiền vào làm, đến khi được tháo băng thì đã xấu lại càng xấu hơn, tiền mất tật mang…

Chị Hoàng Thị Thuận (quận Bình Thạnh) tâm sự: “Trước đây, để được tuyển dụng vào một công ty nước ngoài, chị đã tìm đến Thẩm mỹ viện để chỉnh lại khuôn mặt cho khả ái một chút. Lần đó chị phải chi mất mấy chục triệu mới được ngoại hình như bây giờ. Tuy nhiên từ đó sức khỏe của chị không được như trước đây. Nhiều hôm chị cảm thấy cơ thể rất đau nhức…”.

Không phải ai cũng được như chị Thuận, bạn Trịnh Thị Kim (sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM) tâm sự: “Mình có người bạn, cái mũi hơi thấp nên tìm đến thẩm mỹ viện nhờ chỉnh lại để cho phù hợp với khuôn mặt. Có ai ngờ đâu, bạn ấy mất mấy chục triệu nhưng giờ khuôn mặt càng khó nhìn hơn…”.

Người đời cho rằng: Để có sắc đẹp, người có hình tướng xấu phải đi thẩm mỹ viện để chỉnh sửa… Tuy nhiên trong giáo lý nhà Phật, sắc đẹp là cái phước có được do một người nào đó chuyên tâm tu hành, biết sống vì người khác, làm nhiều việc thiện… Và đẹp phải xuất phát từ tâm mới lâu bền.

Một trích đoạn trong Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ III, kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt có viết:

“Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana, tinh xá ông Anathapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn, sau khi chào và hỏi thăm, liền ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau chúng tôi thấy có người xấu xí, có người đẹp đẽ?

– Vậy, này Thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, sân hận, chống đối và tỏ lộ bất mãn. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú. Nếu được tái sanh trong loài người, người ấy phải chịu xấu xí.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều cũng không bất bình, không sân hận, chống đối và tỏ lộ bất mãn. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu tái sanh trong loài người, người ấy được đẹp đẽ…”.

Qua đoạn kinh, chúng ta có thể hiểu người có tâm nhu hòa, nhẫn nhục sẽ được đẹp đẽ và kẻ có tâm sân hận ắt sẽ chịu hình tướng xấu xí.

Từ đó cho thấy, nét đẹp được tạo nên từ một tâm lý đạo đức có giá trị hơn những loại khác. Người ta có thể gây nhiều nghiệp nhân khác nhau để tạo ra quả báo xinh đẹp, nhưng nét đẹp tạo nên từ một đức tính tốt vẫn là nét đẹp chân thật.

Làm thế nào để có được thân tướng đẹp?

Theo thầy Thích Minh Thiện (TP. HCM), với người hiền lành từ ái, vẻ mặt hiện ra là đôi mắt ân cần, miệng cười vui vẻ, gương mặt bình thản nhẹ nhàng. Lâu dần, nét mặt dễ coi đó sẽ trở thành cố định ở kiếp sau.

Nếu người tạo nên nét đẹp từ nơi tâm lý đạo đức thuần thục, nét đẹp này sẽ toát ra vẻ thánh thiện, hiền lành, khả kính.

Vì thế nếu người nào thường hay mang hoa trang trí chùa chiền cho các chư Phật họ sẽ được cả hai quả báo. Một là sắc đẹp như ngàn đóa hoa kết tụ, hai là sẽ được các công hạnh như các Ngài.

Nếu người ít có chê bai kẻ khác, thường hay khen ngợi điều tốt lành của mọi người, cũng sẽ thành tựu được quả báo có hình dáng đẹp đẽ. Họ ít chê bai ai nên không bị xấu xí để bị chê bai trở lại. Họ hay khen ngợi nên được vẻ đẹp để được khen ngợi trở lại.

Nếu người hay dùng tài năng để tô vẽ tranh tượng của các vị Phật, Bồ Tát làm tôn thêm vẻ tôn kính của các Ngài, quả báo đẹp đẽ là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên đối với một số người, để cầu phước, đã đem tiền cất chùa, xây nhà thờ, tạo cảnh, đắp tượng, trang trí điện đài… Họ rất tốt với ngôi chùa, với nhà thờ, với tượng Phật nhưng không tốt với mọi người chung quanh. Quả báo trở lại là họ được diện mạo đẹp đẽ nhưng để lộ ra vài nét vị kỷ hẹp hòi. Bởi thế cho nên nét đẹp phải được xuất phát từ nơi tâm lý đạo đức tốt.

Gần đây HT. Tịnh Không cũng có bài giảng về “CHỈNH SỬA SẮC ĐẸP” là phá hoại sinh thái tự nhiên, là làm trái với Luật Nhân Quả. Bài thuyết giảng như sau:

Tôi nói: “Bạn hãy quan sát thân thể của chính chúng ta, thân thể là vũ trụ nhỏ, bên ngoài là vũ trụ lớn, vũ trụ nhỏ và vũ trụ lớn phải hoàn toàn như nhau, là một không phải hai”. Cha mẹ sanh ra cái thân thể này của chúng ta, đây là tự nhiên. Tại sao vậy? Vì cha mẹ không có xen tạp một chút suy nghĩ ở trong đó, là tự nhiên mà sanh.

Nếu như bạn thuận theo tự nhiên thì nhất định thân thể của bạn sẽ được khỏe mạnh sống lâu. Nếu như bạn làm ngược với tự nhiên thì bạn sẽ gặp rắc rối to rồi, bạn sẽ bị bệnh tật, tai nạn sẽ đến với bạn, thậm chí sẽ bị chết sớm…

Hôm nay tôi nói về việc phá hoại sinh thái tự nhiên. Thân thể này của chúng ta là sinh thái tự nhiên. Ngày nay mọi người đều biết, khoa học kỹ thuật phát triển đã phá hoại hoàn cảnh sinh thái của địa cầu, sẽ xảy ra rất nhiều thiên tai…

Thân thể của chúng ta là hoàn cảnh tự nhiên, nếu chúng ta tự nhiên phá hoại đi thân thể của mình thì cũng như phá hoại địa cầu, cũng sẽ đem đến nhiều tai nạn. Sự phá hoại nghiêm trọng nhất là “CHỈNH SỬA SẮC ĐẸP” – Sửa sắc đẹp chính là phá hoại hoàn cảnh tự nhiên.

Bạn đi xăm chân mày, cắt mí mắt, bơm môi… Hình như là bạn đẹp thêm một chút, nhưng chỉ được vài năm thôi, sẽ làm cho thân thể của bạn sanh ra bệnh, chính là do cái nhân này mà sinh ra. Bạn đã gây ra sai lầm, bạn sẽ chịu đau khổ. Cho nên những cái tiệm làm đẹp đó, tôi nghĩ nên đổi lại tên là tiệm phá hoại sinh thái tự nhiên.

Lần này tôi ở Úc Châu, Pháp sư Ngộ Thông đã tìm cho tôi một đồng tu, cũng là người học Phật, lên trên núi đến chỗ ở của tôi để nấu cơm giúp tôi, để dọn dẹp xung quanh. Bà ấy ở được ba ngày thì bỏ đi, do nguyên nhân gì vậy? Cái mũi của bà ấy có vấn đề, đau không nói nên lời. Tôi hỏi tại sao có chuyện này vậy? Hai mươi năm trước bà ấy đã đi sửa sắc đẹp, nâng sống mũi. Hiện giờ thì rất đau đớn, bệnh đã phát tác rồi, hai mươi năm sau, bà ấy phải chịu cái quả báo này. Tôi nói, đây chính là do phá hoại hoàn cảnh tự nhiên.

Ở Đài Loan có một ngôi sao điện ảnh rất nổi tiếng, một hôm cô ấy gọi điện thoại cho tôi, sức khỏe của cô ấy không tốt. Tôi hỏi cô bị bệnh gì vậy? Cô ấy nói lúc còn trẻ vì thích đẹp, mặc áo hay thích để lộ cái rốn ra bên ngoài, bây giờ trên cơ thể phát bệnh. Đây chính là phá hoại hoàn cảnh tự nhiên. Phải cẩn thận để ý…

Cho nên nhìn thấy những cô gái trẻ mặc quần áo để lộ rốn ra bên ngoài, thì tôi nghĩ đến hai mươi năm sau họ sẽ gặp nhiều rắc rối, họ sẽ phải chịu quả báo, do phá hoại hoàn cảnh tự nhiên.Bạn nói xem, điều này đáng sợ biết bao?

Những điều tôi nói trên không những là phá hoại hoàn cảnh tự nhiên mà còn phá hoại định luật “Nhân Quả”. Ở đây là tôi ngẫu nhiên nêu lên vài thí dụ để cho bạn hiểu được…

(Tác giả: Minh Thiện – Nguồn bài viết: Vườn hoa Phật giáo)
Nam Mô A Di Đà Phật!
Hy vọng ngày càng nhiều nhiều người tin hiểu nhân quả, nương theo lời Phật dạy mà thoát khỏi luân hồi khổ đau này

Bài viết cùng chuyên mục

Giới trừ thủ dâm, tà đâm nhất định phải bắt đầu làm từ con trẻ

Định Tuệ

Chỉ một ý niệm cũng sẽ đưa tới quả báo lâu dài

Định Tuệ

Sự mầu nhiệm của Đức Địa Tạng và Quán Thế Âm Bồ Tát với phụ nữ mang thai

Định Tuệ

Một câu Nam Mô A Di Đà Phật sống yên tâm, chết vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Một ngày ăn chay, giảm nợ một kiếp trả mạng

Định Tuệ

Tiệc mặn là món nợ mạng, chẳng phải sự chúc phúc

Định Tuệ

Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại mà ra

Định Tuệ

Ngày nay tai nạn rất nhiều, là do nghiệp lực chiêu cảm?

Định Tuệ

Làm thế nào để phân biệt đúng sai, chánh kiến tà kiến?

Định Tuệ

Viết Bình Luận