Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người tu tịnh độ trước khi chết có những điềm lành gì không?

Nếu có đủ mười điều tốt như dưới đây chắc chắn vãng sanh ở phẩm vị cao. Chỉ có một vài điều tốt thôi cũng được vãng sanh.

39- Hỏi: Người tu tịnh độ trước khi chết có những điềm lành gì không?

Đáp: Khảo cứu di tích vãng sanh của các bậc Thánh Hiền xưa nay, ta biết có 10 thoại ứng sau:

1- Nhất tâm bất loạn: Tâm niệm được chăm chú vào một cảnh.
2- Biết trước thời chết đã đến.
3- Tịnh niệm không mất, tức là tâm niệm chỉ ưa cõi tịnh độ và quyết chí bỏ cõi Ta bà.
4- Biết trước mà lo tắm rửa và thay quần áo.
5- Tự mình hay niệm Phật hoặc niệm có tiếng hay niệm thầm.
6- Ngồi ngay thẳng hoặc đứng và chấp tay mà ra đi.
7- Có mùi thơm lạ khắp nhà.
8- Có hào quang sáng soi vào thân thể.
9- Nhạc trời trổi giữa hư không.
10- Tự nói ra bài kệ để khuyên đồ chúng (đệ tử).

Nếu có đủ mười điều tốt trên đây chắc chắn vãng sanh ở phẩm vị cao. Chỉ có một vài điều tốt thôi cũng được vãng sanh.

40- Hỏi: Điểm nóng trên thân thể người chết là sao?

Đáp: Thân thể người chết từ từ lạnh, thần thức sẽ xuất ra khỏi thân thể ở nơi điểm nóng cuối cùng. Kinh dạy: Nếu thần thức xuất ra ở:

– Lòng bàn chân sẽ sanh vào Địa ngục.
– Đầu gối sẽ sanh cõi súc sanh.
– Bụng sẽ sanh làm Ngạ quỷ.
– Ngực sẽ tái sanh làm người.
– Trán sẽ sanh lên cõi Trời
– Đỉnh đầu sẽ vãng sanh về Tịnh độ.

41- Hỏi: Có cách nào chuyển đổi nơi nóng không?

Đáp: Có. Nếu nhận thấy trên đầu, mặt, trán lạnh trước, còn ngực, bụng, đầu gối và các chỗ khác hãy còn ấm, thì biết nghiệp thức (thần thức) của vong nhân (người chết) còn ở chổ đang ấm, phải tiếp tục niệm Phật để hộ niệm. Mặt khác phải mời người dùng pháp vận chưởng, để giúp cho nghiệp thức vong nhân từ nơi chỗ ấm đó mà đi dần lên đến đỉnh đầu và xuất ra từ nơi này để được vãng sanh Cực Lạc.

42- Hỏi: Pháp chuyển đổi nơi nóng thực hiện như thế nào?

Đáp: Gọi là pháp vận chưởng (cũng gọi là pháp cứu độ trung ấm thân) được thực hiện như sau:

Dùng hai tay (hai bàn tay úp hở trên chỗ ấm, không được đụng đến thân, phải cách thân độ nửa tấc) ngang nhau mà vận chuyển lần từ chỗ ấm ngược lên đỉnh đầu.

Qua hai mắt, tập trung thần lực mình vào hai tay và thầm tưởng nghiệp lực của vong nhân phải theo tay mình mà trở lên đỉnh đầu để xuất ra từ nõi này.

Khi đó miệng thầm khấn rằng: “Nam mô đại từ đại bi A Di Đà Phật, kính xin Ngài đến tiếp dẫn hương linh pháp danh… vãng sanh Cực Lạc Quốc”. Phải luôn luôn vận chuyển hai tay đồng thời khấn vái như thế và niệm danh hiệu A Di Đà không gián đoạn.

43- Hỏi: Phải vận chưởng như vậy bao lâu?

Đáp: Phải thực hiện cho đến khi khắp các chỗ trong thân đều lạnh hết, chỉ còn lưu lại một chút hơi ấm trên đỉnh đầu mới thôi, có thể từ ba giờ đến một ngày, nếu mỏi mệt có thể luân phiên nhau thực hiện liên tục không gián đoạn, chớ nên ngưng nghỉ nửa chừng.

Người khai thị, hộ niệm, chú nguyện và vận chưởng là hành giả Tịnh độ công phu đắc lực càng sâu càng tốt.

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Vì sao chúng ta phải niệm danh hiệu Phật A Di Đà?

Định Tuệ

Chim lợn kêu có phải là điềm báo về cái chết hay không?

Định Tuệ

Như thế nào thì gọi là Thành Phật?

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 9 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Bồ Tát tạo nhân, chúng sanh cầu quả

Định Tuệ

Sự tích Thần chú Đại Bi và vì sao người ta không ăn thịt trâu bò?

Định Tuệ

Ma Vương tìm mọi cách để hủy diệt Kinh Lăng Nghiêm

Định Tuệ

10 công đức lạy Phật, dễ dàng thực hành mỗi ngày tại nhà

Định Tuệ

Những việc mà gia quyến của người sắp lâm chung cần chú ý

Định Tuệ

Viết Bình Luận