Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người lãng phí thức ăn nước uống là đang tạo nghiệp gì?

Mỗi người tham gia ăn uống đều phải gánh chịu nghiệp quả lãng phí đồ ăn. Cổ đức nói, người lãng phí thì tổn phước hay phúc đức sẽ tiêu biến rất nhanh.

Nếu là người tin sâu lĩnh vực tâm linh thì sẽ thấy “trên đầu ba tấc có thần linh”. Hành vi và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta đều được thần linh ghi chép lại. Chúng ta không nên tự cho mình là thông minh mà chẳng tin nhân quả.

Những lời Phật, Bồ tát nói ra hết thảy đều chân thực. Có điều chúng ta chỉ mải (phóng dật, hý luận) mà chẳng chịu lắng nghe và làm theo nên nhân quả đắp đổi lần lần mà không biết. Ở đây xin được đề cập (luật nhân quả không phải là của Phật giáo, mà là luật tự nhiên. Đức Phật chỉ là người phát hiện ra sự vận hành của quy luật này).

Thực tế trong cuộc sống ở thời kỳ hiên đại này luôn diễn ra một hiện tượng rất đáng sợ, đó là ăn uống bằng ‘tiền chùa’. Kiểu ăn uống ‘trưởng giả’ này, khiến thức ăn dư thừa ở hầu khắp các bàn tiệc thịnh soạn bị đổ bỏ thật lãng phí vô cùng.

Như vậy, mỗi người tham gia ăn uống đều phải gánh chịu nghiệp quả lãng phí đồ ăn. Thử nghĩ xem, sự lãng phí mà những người thường xuyên tham gia những bữa tiệc tùng như vậy tích cóp lại chẳng đáng sợ lắm sao? Như vậy kiếp sống kế tiếp của họ sẽ thế nào, chúng ta có thể ngẫm mà thấy được.

Cổ đức nói, người lãng phí thì (tổn phước) hay phúc đức sẽ tiêu biến rất nhanh. Thấm nhuần đạo lý này, ta thấy trong một số chùa có những người tu hành chân chính khi ăn cơm không dám lãng phí dẫu chỉ là một hạt gạo. Sau khi ăn xong, họ đều dùng rẻ lau sạch chiếc bát hóa duyên; bởi họ nhận sự cũng dường của thí chủ mười phương, nên lãng phí một hạt gạo thì tội chồng chất như núi. Hậu quả thật đáng sợ biết bao! Lẽ nào con người lãng phí ở (nhà mình) lại không phạm nhân quả? Thực tế về sự tiêu giảm phúc báo là không khác.

Nhân đây xin dẫn thêm lời Kinh nguyện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Thế Tôn dạy các Tỳ kheo, cư sĩ trước khi thọ dụng bữa cơm phải biết đọc lời kinh nguyện dưới đây (xin được lược trích):

“Nam mô Mười phương chư Phật.

Kính trình các Ngài.
Đây là thức ăn thanh tịnh của con
Trước khi con hưởng dụng
Kinh xin các Ngài hưởng dụng và chứng minh cho con: Trước hết, xin hồi hướng công đức, phước đức của con từ vô lượng kiếp đến nay về quả Phật của con. Sau xin sám hối lỗi lầm mà từ ngàn xưa đến nay con đã gây ra ở thế giới này.

Cám ơn cốc loại (các loại gạo ngũ cốc) đã hút khí trời khắp trong hành tinh này để có hình thể nuôi con.

Cám ơn những người thương mại, gieo trồng và nấu nướng cho con hưởng dụng. Con xin hồi hướng công đức, phước đức cho những vị ấy…”

Qua lời Kinh nguyện đủ thấy, một hạt gạo, một miếng cơm trước khi thọ dụng chúng ta cần phải nâng niu trân quý và hồi hướng như thế nào? Thế nên cơm gạo người xưa coi là “ngọc thực” thì nay sử dụng tùy tiện và đổ bỏ như một thứ bất hảo.

Cổ nhân thường nói, tiết kiệm cũng là lo cho phúc phận, không lãng phí cũng là đang tích đức cho bản thân. Người thường lãng phí thì đức sẽ tiêu biến nhanh chóng.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

23 cách tạo phước đức và công đức vô lượng

Định Tuệ

Có nên đọc chú Đại Bi trước khi ngủ, có tội lỗi gì không?

Định Tuệ

Thần lực bất khả tư nghì của Thần Chú Lăng Nghiêm

Định Tuệ

Tại sao ta lại phải tôn kính các hình tượng của Đức Phật?

Định Tuệ

Phật pháp là linh động hoạt bát, không có pháp nào khô cứng

Định Tuệ

Lược đàm về Si phiền não – Phải diệt niệm buồn chán

Định Tuệ

7 chướng ngại vãng sanh cõi Cực Lạc của người tu Tịnh độ

Định Tuệ

Con cái có thể Sám Hối thay cho cha mẹ với lòng chí thành

Định Tuệ

Khi có thời giờ rảnh rỗi, bạn hãy coi kinh điển

Định Tuệ

Viết Bình Luận