Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ngũ uẩn của thời cuộc: Chơn lý của ngũ uẩn

Về thuyết ngũ uẩn rất cần cho sự hiểu biết của chúng ta, vì sau khi hiểu biết, ta mới có sự tu tập đúng theo chơn lý, lối tu rất tự nhiên,…

NGŨ UẨN CỦA THỜI CUỘC

Cõi đời ngày nay có bởi do ngũ uẩn. Như một người kia, từ nơi xứ sở yên vui tĩnh mịch của mình, đi qua một xứ văn minh khác, thấy mọi vật máy móc tối tân tinh xảo, sáng chế lạ lùng, như nhà cất cao ngất ngưởng chọc trời, xe không đẩy mà chạy, thuyền không chèo mà vượt biển khơi.

Người có thể bay trên hư không hay lặn dưới đáy nước, bằng máy bay, tàu lặn v.v… mỗi mỗi vật SẮC đều lạ lùng kỳ diệu, khiến người sanh THỌ cảm thích ưa. Khi về xứ hằng lo nhớ TƯỞNG tượng, mới khởi sự thi HÀNH tạo sắm. Càng kinh nghiệm, khéo léo, mở mang THỨC trí càng phân biệt. Bởi có thức trí phân biệt mới cố chấp say mê, sanh tình vọng ý chí, cho đến đỗi lãng quên đường đạo đức; lạm dụng cơ khí, để làm cho thỏa lòng tham vọng bất công, gây ra sự oán cừu sân giận, hai khối chạm nhau, chiến tranh bùng nổ, cảnh khổ diễn khắp nơi.

Sau chiến tranh khổ, con người mới giác ngộ, bỏ cái trí, là chơn như không mê vọng nữa, cũng gọi là nín nghỉ hết mê lầm. Tức là chừng nào con người được học, được kinh nghiệm, mới nhận ra cái vô ích, vô lý của mình, mới thấy điều thiện là cần và trau dồi cái giác chơn là quí báu nhứt, chừng đó sự tu tự nhiên đến.

CHƠN LÝ CỦA NGŨ UẨN

Về thuyết ngũ uẩn rất cần cho sự hiểu biết của chúng ta, vì sau khi hiểu biết, ta mới có sự tu tập đúng theo chơn lý, lối tu rất tự nhiên, có thể cải thiện cho đời sống của chúng ta nếu chúng ta nhận ra đời sống còn có ít nhiều khuyết điểm.

Ta có tìm hiểu tất sẽ thấy ngũ uẩn có nhiều pháp khác nhau, hầu như tương phản, như thuyết ngũ uẩn của võ trụ vạn vật, kể từ quả địa cầu mới nổi, đất nước cỏ cây thú vật sinh ra, và tiến hóa cho đến lớp người, Trời, Phật…

Thuyết ngũ uẩn của một đời người, từ lúc ở trong thai bào đến khi sanh ra, tuần tự theo lớp tuổi của sắc thân tiến hóa… Thuyết ngũ uẩn của con người, từ khởi điểm của vọng thức cho đến lúc có sắc thân, hay từ lúc có thân hình lần lần đến thức trí…

Thuyết ngũ uẩn bởi vọng pháp, chấp nhận sắc thọ tưởng hành thức bằng lối mê tríu mà khổ… Thuyết ngũ uẩn chia hai pháp: có và không, thiện và ác, giác và mê, lớn và nhỏ, thân và tâm, chủ và khách…

Thuyết lý vốn không cùng, cho nên ngũ uẩn phải bị phân tách ra từng loại pháp môn, nhưng tóm lại cũng không ngoài chơn lý làm cho con người mau giác ngộ. Để khi giác ngộ rồi, con người tìm ra lẽ sống an vui, không còn khổ não với sự vọng lầm, chấp lấy cõi đời là thật, cái thân ta là thật.

Chính nghĩa hai chữ chơn lý, chơn là không vọng tự nhiên, lý là lẽ, lẽ thật tự nhiên. Chơn như tự nhiên là gốc vốn nguyên xưa. Nếu ta đang rối khổ, mà hiểu được lẽ tự nhiên chơn như, là sẽ hết khổ.

Có thiện có chánh cũng đến tự nhiên chơn như, không ác không tà cũng đến tự nhiên chơn như. Kẻ tối trong Niết-bàn cũng yên vui, người sáng trong luân hồi cũng yên vui. Thế là sao cũng được cũng xong, chỉ cần nên biết cái tự nhiên chơn như là đủ.

Tóm lại, chúng sanh sanh ra là bởi ấm, do nhơn duyên chuyền nảy, cái này cái kia sanh cái nọ. Cái có sanh cái có mà thôi, có hiệp có tan. Tứ đại càng lăn thì vạn vật càng hóa, lâu lắm mới được thân người, khó lắm mới có thân người. Ai mà sống đúng chơn lý thì sẽ trọn vui trọn sống, đến Niết-bàn một kiếp một, chẳng sai ngoa. Vậy chúng ta mau nên phải đến với giác chơn hết.

Trích: Chơn Lý – Tổ Sư Minh Đăng Quang – Chơn Lý 2 – Ngũ Uẩn!

Bài viết cùng chuyên mục

Thế nào là tu Khổ hạnh? Làm sao tu Khổ Hạnh?

Định Tuệ

Vô ngã là gì? Quan niệm Vô ngã trong tư tưởng Phật giáo

Định Tuệ

Tham dục là gì? Nguyên nhân và tác hại của tham dục

Định Tuệ

Pháp bình đẳng – pháp thật và pháp phương tiện – pháp quyền

Định Tuệ

Thân tứ đại là gì? Thân thể cũng chỉ là đất, nước, gió, lửa

Định Tuệ

Pháp môn Tịnh độ là pháp môn tha lực?

Định Tuệ

Thời kỳ Mạt Pháp là gì? Tu môn gì để ra khỏi sanh tử luân hồi?

Định Tuệ

Chư Phật Như Lai vì pháp giới chúng sanh mà nói ra vô lượng Kinh luận

Định Tuệ

Thu thúc Lục Căn

Định Tuệ

Viết Bình Luận