Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người khi tụng Chú Đại Bi cần tác ý trước các tâm niệm này

Một người khi tụng Chú Đại Bi, cần tác ý trước các tâm niệm sau: Khởi tâm kính trọng, tôn kính mười phương Chư Phật, Bồ Tát, cùng Chư Hiền Thánh Tăng…

Gần đây tôi thấy có nhiều vị khi tụng Chú Đại Bi đã có những tác ý không đúng khi hành trì. Những vị này tu nhưng chưa có trí tuệ, ai chỉ sao nói gì thì làm đó mà thiếu sự tư duy hay phân tích, đây là điều rất nguy hiểm khi tu hành.

Vậy họ đã tác ý như thế nào khi tụng Chú Đại Bi?

Đó là họ xem Chú Đại Bi như một loại thần chú của các Thầy Pháp để bắt ma, đánh ma, hay tuyên chiến với ma…

Khởi niệm như thế khi tụng chú là điều cấm kỵ, sẽ chuốc lấy sự rắc rối phiền não sau đó. Ngay ở cái tên, quý vị đã nghe nói đến là Chú Đại Bi, nghĩa là thần chú của sự hiền lành, yêu thương, cứu khổ chúng sinh, chứ không phải là chú hung dữ, đi đánh nhau, hay ghét hại nhau…

Người tụng Thần Chú Đại Bi cần nương theo công hạnh của Đức Quán Thế Âm Bồ tát đó là từ bi thương yêu bình đẳng cứu khổ đến với tất cả chúng sinh (cả thế giới hữu hình lẫn vô hình, tức thương yêu loài vật, loài người, loài thú, ma quỷ, các Thần hay các Vị sống ở cõi Trời ….).

Ví dụ:

Khi quý vị bị yếm bùa, mà muốn tụng Chú Đại Bi để giải nghiệp thì trong tâm cần khởi tâm từ bi thương yêu người hại mình, và thương yêu các âm binh ma quỷ, các vong đang đến hại mình. Vì biết họ cũng đang sống trong vô minh mà tạo nghiệp, biết rằng tất cả tụ hội ác hại nhau trong kiếp này cũng đều có nhân quả trong tiền kiếp.

Chắc có thể trong quá khứ, người bị hại cũng đã từng ức hiếp, hãm hại họ, đã từng gây ra khổ đau cho họ, để rồi họ khởi tâm căm thù và muốn trả thù ở một lúc nào đó.

Nay nhân duyên hội đủ, nên khiến quả báo của các bên cùng nhau xảy ra. Khi biết được nhân quả tiền kiếp rắc rối như thế, nên tâm chúng ta không oán trách họ đã đến quấy phá ta, mà cần khởi tâm từ bi thương xót họ, bỏ qua sự thù oán, để hoá giải oán kết với nhau.

Như vậy một người khi tụng Chú Đại Bi, cần tác ý trước các tâm niệm sau:

1. Cần khởi tâm kính trọng, tôn kính Mười phương Chư Phật Bồ Tát, cùng Chư Hiền Thánh Tăng, cũng như Chư Long Thần Hộ Pháp đang theo gia hộ và bảo vệ Phật Pháp, bảo vệ người tu hành.

2. Khởi tâm từ bi thương yêu tất cả chúng sinh (con vật, con người, Ma Quỷ, Chư Thần, Chư Thiên…).

3. Nếu muốn hoá giải oán kết thì cần tự nhận lỗi về phần mình trước, tự sám hối ăn năn những sai lầm đã phạm của mình trong quá khứ nên mới gây ra phiền não, báo thù nhau trong kiếp hiện tại.

4. Cầu nguyện sự gia hộ, chứng minh từ Tam Bảo, để giúp oán kết mau chóng được tháo gỡ, để trở thành những người bạn đồng tu với nhau, chứ không phải là kẻ thù.

5. Nguyện giữ giới trong sạch, nghiêm túc, tức không để bị phạm giới.

Tác ý được năm mục căn bản nói trên thì việc tụng Thần Chú sau đó mới linh nghiệm, mới được sự gia hộ bảo vệ từ Chư Phật, hay Chư Long Thần Hộ Pháp…

Lưu ý khi trì:

Cần trì chú với sự nhất tâm, biết rõ là đang hành trì, và tập trung chánh niệm ở mức cao nhất. Có như thế thì sự lợi ích mới thật sự lớn.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!

ST: Cư Sĩ Nhuận Hòa!

Bài viết cùng chuyên mục

Công đức phóng sinh – Quy y và niệm Phật cho loài súc sinh

Định Tuệ

Tại sao học Phật pháp lại phải tọa thiền?

Định Tuệ

Lời trọng yếu về việc xem Tạng Kinh

Định Tuệ

Mục đích chánh yếu của việc đi chùa là gì?

Định Tuệ

Không tin chính mình thì học Phật cũng như không

Định Tuệ

Đức Phật nhập cõi Niết bàn ngày nào? Ý nghĩa ngày Phật nhập Niết bàn

Định Tuệ

Có phương pháp gì để tiêu tai giải nạn, đón kiết hóa hung không?

Định Tuệ

Nhập Phật pháp tạng, cứu cánh bỉ ngạn, nguyện chúng sanh ở vô lượng thế giới đồng chứng Phật quả

Định Tuệ

Đạo Phật bao trùm khắp Hư Không, Pháp Giới

Định Tuệ

Viết Bình Luận