Ai cũng mong muốn nhận được phước báo nhưng thường lại chính mình làm mất đi phúc báo bởi những hành vi sai lầm làm hao tổn phước báo này.
1. Phước báo là gì?
Phước báo của một người chính là quả báo tốt đẹp đến với người đó có nguyên nhân xuất phát từ một hành vi lương thiện trong quá khứ. Nói cách khác ngày hôm nay một người làm một việc làm tốt, trong tương lai một điều tốt đẹp cũng sẽ tự nhiên đến với người đó.
Phước báo là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phước báo. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực.
Phước báo có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phước báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phước báo đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.
Phật pháp dạy rằng, nhân quả, phước báo chính là cái giữ cho tâm linh trong sáng. Nhân quả được nhắc đến ở đây chỉ kết quả của tất cả những gì kiếp này chúng ta làm có liên hệ mật thiết đến kiếp sau.
Có thể kiếp này hoặc kiếp sau hoặc con cháu chúng ta sẽ gặp phải quả báo. Cho nên chúng ta cần chuẩn bị kỹ cho kiếp lai sinh, trân trọng những gì mình đang có, đồng thời cần phải tạo ra nhiều phước báo hơn nữa cho kiếp sau.
2. Những hành vi làm hao tổn phước báo
Sát sinh
Sát sinh đó là hành vi khiến con người ta tổn hại phúc đức của bản thân mình nhiều nhất. Mỗi khi chúng ta ta tay giết hại một sinh mệnh thì phúc phận tổn hại vô cùng to lớn, ngay cả khi chúng ta giết hại một con kiến cũng vậy. Vì thế khi giáo dục con cái, chúng ta tuyệt đối không được cho con cái giết hại côn trùng làm thú vui tiêu khiển, có như vậy thì phúc phận của con cái mới không bị tổn hại, thọ mệnh sau này cũng được kéo dài.
Khẩu nghiệp
Người hay oán trách trời đất mang trong lòng sự đố kỵ, lời nói ra thường hay làm tổn thương người khác, lăng mạ người khác và tất yếu sẽ tự làm tổn thương tới đức khí và tài vận của mình, cũng sẽ tự làm bản thân thống khổ. Người như vậy cho dù có được thừa hưởng gia tài do cha mẹ để lại thì cũng chẳng mấy chốc mà tiêu tán, cuộc sống bần hàn.
Nói lời bất kính với bề trên
Thân phận làm con mà xung đột với cha mẹ và bề trên chính là việc vô cùng tổn phước, bất luận chúng là làm gì, cầu mong điều gì đều sẽ thất bại bất thành, bởi cổ nhân có câu: ‘Bách thiện hiếu vi tiên’, trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu. Những người đối xử với cha mẹ mình như vậy, quỷ Thần đều phẫn nộ, liệu có thể giúp đỡ người như vậy hay không.
Tức giận
Tức giận nó cũng giống như chiếc lò hoả thiêu, thiêu rụi mọi phúc phận của chúng ta. Đối với một người bình thường mỗi một lần tức giận chính là một lần hoả thiêu một phần phúc đức của mình. Nhất là khi chúng ta tức giận, đối đãi không phải đạo với bậc cha mẹ bề trên thì phúc đức tiêu tán càng nhiều. Ngoài sát sinh, thì đây chính việc thứ hai khiến cho con người bị tổn đức nhiều nhất.
Nói dối hại người
Trong 66 điều Đức Phật dạy con người thì Người luôn răn dạy rất nhiều về lời nói dối: Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. Người nói dối sẽ phải tự gánh chịu mọi điều
Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác. Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.
Trộm cắp
Trong giáo lý nhà Phật thì tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy.
Quả báo của sự trộm cướp, nặng thì nghèo cùng vô số kiếp hoặc làm thân súc vật để đền trả cho người, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất phá hủy. Chúng ta hãy nên tin sâu nhân quả làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Nhân trộm cướp là việc làm xấu ác, cả thế giới loài người đều không chấp nhận nên có luật pháp chế tài, phạt tù, nặng thì tử hình, huống hồ là luật nhân quả luôn âm thầm chi phối.
Tham lam muốn chiếm lấy của người làm của riêng mình là do thói quen lười biếng làm ít mà muốn hưởng thụ nhiều, là nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau. Có biết bao người đau khổ vì bị mất của, bị lừa đảo mà túng quẫn dẫn đến tự sát.
3. Phước không còn, lộc tận, người vong
Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng mới 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo, khi đến năm 60 tuổi phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thì thọ mạng kéo dài ra đến khi bạn hưởng hết phước báo trong đời này.
“Khi ăn cơm, nên ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa. Đối với thức ăn tất cả đều không nên phung phí. Khi mình ăn cơm phải nghĩ đến người khác, thế gian còn rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn.
Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, chỉ cần có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh kẻ không có đủ quần áo để mặc vẫn còn rất nhiều, không nên phung phí trong việc sắm sửa áo quần.
Đây đều là tiếc phước”.
Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý đối với vật thực không nên tuỳ tiện vức bỏ, dù chỉ là một tờ giấy cũng không nên phí bỏ. Ngày nay tuy khoa học kỹ thuật phát triển, những vật dụng làm ra rất dễ dàng, nhưng cũng cần phải dè dặt. Những gì có thể tiết kiệm được, thì dùng hết khả năng để tiết kiệm, những gì không cần thiết mua sắm thì không nên mua sắm, như thế bạn sẽ có thêm phước, do đó mà thọ hưởng hoài không hết.
Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn nhanh chóng sẽ hưởng tận. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng thì bạn cũng phải chết. Tại sao vậy?
Phước không còn, lộc tận người vong. Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng mới 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo, khi đến năm 60 tuổi phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thì thọ mạng liền kéo dài ra đến khi nào bạn hưởng hết phước báo trong đời này.
Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước, nếu trong đời này chỉ biết hưởng phước mà không chịu tiếp tục tu phước, thì phước báo sẽ nhanh chóng tiêu sạch hết.
Đối với đạo lý này, người đời nay không ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói người ta cũng không tin. Đấy là nói người không học Phật, còn chúng ta học Phật đã học đến đâu rồi? Ngay cả đạo lý này, chân tướng sự thật này cũng không hiểu, không tin thì chúng ta làm sao có thể tự cầu đa phước cho chính mình.
Phước báo không phải do Phật, Bồ Tát cho chúng ta, không phải Thượng Đế cho chúng ta, cũng không phải do thiên địa quỷ thần cho chúng ta, mà do chính chúng ta tự cầu lấy. Trồng nhân lành thì được quả lành, trồng nhân không lành thì nhất định bị ác báo. Đây là dạy bảo chúng ta trong cuộc sống hằng ngày phải làm người như thế nào, phải xử thế đối người tiếp vật bằng cách nào để tự cầu đa phước báo. – “Pháp sư Tịnh Không”!
Tâm Hướng Phật!