Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Chúng ta muốn cầu vãng sanh thì sự việc lớn trước tiên là phải tiêu nghiệp chướng

Chúng ta muốn cầu vãng sanh, trong cuộc đời sự việc lớn trước tiên là phải tiêu nghiệp chướng, phải hóa giải oán hận, phải hóa giải oan gia đối đầu.

Chúng ta muốn cầu vãng sanh, tôi thường xuyên khuyên nhủ các đồng tu, trong cuộc đời sự việc lớn trước tiên là phải tiêu nghiệp chướng, phải hóa giải oán hận, phải hóa giải oan gia đối đầu. Nếu bạn không hóa giải thì đến lúc lâm chung, nghiệp chướng hiện ra, vậy thì bạn đi không được. Bạn xem biết bao nhiêu người niệm Phật cả cuộc đời, đến lúc lâm chung thì nghiệp chướng liền hiện ra, thường gặp nhất là mê hoặc điên đảo, bất tỉnh nhân sự, điều này rất là phiền phức. Những người ở trong các tình trạng này nhất định là sẽ theo nghiệp mà tái sanh, tiếp tục đi trong luân hồi.

Cho nên điều kiện quan trọng nhất để vãng sanh là lúc lâm chung ra đi phải tỉnh táo, thần trí tỉnh táo không mê hoặc, bản thân mình có thể tự làm chủ, đầu thai vào trong lục đạo, đâu có chuyện đầu óc tỉnh táo nào mà đi vào quỷ đạo, súc sanh đạo chứ? Khẳng định là họ sẽ không đi. Vì sao họ phải đi? Vì họ đi trong sự mơ hồ, vừa bị mê hoặc là đi liền, cho nên nói tuyệt đối tỉnh táo thì không đọa ba đường ác.

Các bạn chú ý khi nhìn thấy người ta chăm sóc người thân khi lâm chung, giờ phút của họ sắp ra đi, tuy là không có hiểu biết Phật pháp, không biết niệm Phật, thế nhưng họ ra đi rất là tỉnh táo, rất là sáng suốt, chẳng có một chút điên đảo thì đời sau chắc chắn là ở cõi trời hoặc cõi người. Họ tuyệt đối không bị đọa vào ba đường ác. Nếu là người bị đọa ba đường ác thì nghiệp chướng sẽ hiện ra, bị mê hoặc điên đảo, không làm chủ được bản thân, ra đi trong sự mê mờ. Đây là sự việc đáng sợ vô cùng.

Cho nên danh hiệu Di-đà, bạn xem nhất định phải cần tất cả chư Phật đến truyền cho bạn, đến giới thiệu cho bạn. Chúng sanh ở mười phương thế giới, chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng nhìn thấy tất cả chư Phật đều tán thán, đều giới thiệu, đương nhiên liền tin tưởng. Tôi tin tưởng đối với pháp môn Tịnh Tông cũng là do chứng kiến các tình huống này.

Trước kia lão sư của tôi đã giới thiệu Phật pháp cho tôi, chỉ là nói triết học. Tôi theo lão sư để học triết học, Ngài đã nói với tôi về triết học Phật giáo, là một môn học vấn cao nhất của triết học trên thế giới, tôi là từ chỗ này mà thâm nhập vào, triết học Phật giáo là lấy Kinh Phật làm triết học để mà nghiên cứu. Lúc đó lão sư nói với tôi, trong Kinh Phật đã nói đến sự cao nhất của triết học, chỉ có hai phần mười, còn lại tám phần mười là sự mê tín. Điều này đối với tôi đã sinh ra sự ảnh hưởng rất to lớn, ít nhất tôi cũng bị ảnh hưởng đến ba năm, thời gian ba năm đầu tôi chỉ tiếp nhận Phật pháp là hai tông phái tánh tông và tướng tông.

Ngài nói hai phần mười của Phật pháp chính là tánh tông và tướng tông, còn tám tông khác, tám phần mười đó, Ngài nói đó là mê tín, cho nên chúng tôi chỉ để ý những điều của hai tông này. Thế nhưng tôi vừa tiếp xúc với Phật pháp thì gặp được vị lão sư giỏi, vị lão sư này là chuyên môn về Phật học, không phải là triết học, học triết học là Ngài kiêm thêm. Lúc đó thì tôi tìm một người chuyên tu, là Đại Sư Chương Gia.

Sau khi tôi học với Đại Sư Chương Gia được ba năm thì mới phát hiện lời của lão sư nói có vấn đề. Tôi thật sự phát hiện được lão sư Phương nhìn thấy Phật học chỉ là ở ngoài cửa mà nhìn thấy, nhìn thấy cánh cửa lớn này vô cùng trang nghiêm, bên trong thì không nhìn thấy, bởi vì bên trong là mê tín. Ông chỉ nhìn thấy vẻ đẹp của bên ngoài bức tường. Sau khi đi vào bên trong, mới biết được sự mê tín mà lão sư Phương đã nói, đó thật sự không phải là mê tín. Những điều này so với lời của lão sư Phương đã nói vẫn là cao hơn một bậc.

Bạn không thâm nhập thì không được, không khế nhập thì bạn không thể thấy được những điều đó, gọi là tiến dần từng bước. Thế nhưng lão sư Phương tuyệt vời, thật sự là người có học vấn, những năm cuối đời thì tiến dần từng bước. Bởi vì lúc lão sư Phương dạy cho tôi ông mới có bốn mươi mấy tuổi, vào lúc đó đối với Phật pháp vẫn là thâm nhập chưa đủ. Thế nhưng đến khi ông sáu mươi tuổi thì cảnh giới hoàn toàn khác nhau, đây là người thật sự chịu học, thật sự là người có dụng công.

Cho nên vô cùng tiếc nuối cho ông, bảy mươi chín tuổi thì ông ra đi. Nếu như ông sống thêm mười năm nữa thì đối với Phật giáo Đài Loan sẽ có ảnh hưởng rất lớn, chỉ mới vừa khế nhập cảnh giới thì ông đã ra đi rồi. Sự việc này rất đáng để cho chúng ta cảm thán, lấy làm tiếc. Đây là nói đến sự ảnh hưởng, tất cả chư Phật đến để làm ảnh hưởng chúng cho A Di Đà Phật, để cho chúng ta thật sự sanh khởi tâm thanh tịnh từ những cảnh trang nghiêm này, đối với pháp môn này nhất định không hoài nghi nữa.

Trong chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có nói, đoạn Kinh văn này nói rõ nguyên nhân tán thán của chư Phật: “Cái dục chúng sanh, văn danh sanh tín, phát nguyện cầu sanh, tất chứng vô thượng Bồ-đề” (Vì muốn cho chúng sanh nghe danh mà khởi tín tâm, phát nguyện cầu sanh, ắt chứng Bồ-đề vô thượng), mục đích là ở chỗ này. Cổ đại đức nói rất hay, tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ, đây là sự thành tựu viên mãn của nguyện thứ mười tám.

Nói đến chỗ này chúng ta nhất định phải biết, mấy năm gần đây Nhật Bản có một phái gọi là Bổn Nguyện Niệm Phật, họ đã sơ suất quên đi đại Kinh, chỉ tin một nguyện này. Trong bốn mươi tám nguyện, họ chỉ cần nguyện thứ mười tám, các nguyện khác thì không cần, niệm Phật như vậy có thể vãng sanh hay không? Chắc chắn không được vãng sanh, việc này gọi là gì? Là cắt câu lấy nghĩa, điều này chúng ta không những là học Phật, ngay cả làm người có học vấn của thế gian cũng nên kiêng cữ, không nên cắt câu lấy nghĩa.

Tại sao vậy? Rất dễ sinh ra sự hiểu lầm. Ở phía trước, trong phẩm thứ sáu, chúng tôi đã nói rất tường tận, bốn mươi tám nguyện, nguyện nguyện đều hỗ trợ nhau, cũng chính là nói mỗi nguyện đều bao gồm bốn mươi bảy nguyện kia, thiếu một nguyện thì nguyện này của bạn sẽ không viên mãn.

Bạn chỉ cần có nguyện thứ mười tám, các nguyện kia thì không cần, vậy thì nguyện thứ mười tám này cũng không có, phải nên biết điều này. Hơn nữa sau phẩm Tam Bối Vãng Sanh, Chánh Nhân Vãng Sanh, chúng tôi sẽ giảng phát Bồ-đề tâm, nguyện thứ mười chín chính là phát Bồ-đề tâm. Bạn xem câu nói quan trọng nhất trong tam bối vãng sanh, là “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, nguyện thứ mười tám là nhất hướng chuyên niệm, nguyện thứ mười chín chính là phát Bồ-đề tâm.

Rõ ràng câu này ở trong Kinh, đây là hai nguyện ở phía trước, bạn chỉ có một nguyện, không có phát Bồ-đề tâm nên đi không được. Bạn có niệm như thế nào đi nữa cũng giống như cổ nhân nói, đau mồm rát họng cũng uổng công, vì bạn không phát Bồ-đề tâm. Trong “Ba Bậc Vãng Sanh”, bậc thượng, bậc trung, bậc hạ, ở đoạn cuối cùng, nhất tâm tam bối, câu nói “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” đều là giống nhau.

Bồ-đề tâm là gì? Mười mấy năm nay, để cho mọi người được dễ hiểu, chúng tôi không nói trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm nữa, hoặc giả là trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã nói, chí thành tâm, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm, chúng tôi không nói những danh từ này. Những danh từ này cần phải giải thích, người thông thường nghe không hiểu. Tôi đổi thành một câu nói, tôi đổi ba tâm này thành năm tâm, mọi người nghe dễ hiểu. Thứ nhất là tâm chân thành. Tâm chân thành là thể của Bồ-đề tâm.

Phát chân thành tâm, mọi lúc mọi nơi xử sự đối người tiếp vật đều phải dùng tâm chân thành. Chúng ta ngày nay dùng tâm gì? Tâm hư vọng, đều không biết dùng tâm chân thành, những người dùng tâm chân thành thì họ đã phát Bồ-đề tâm. Chân tắc bất vọng, thành tắc bất hư.

Phàm phu trong sáu cõi vì sao không ra khỏi sáu cõi luân hồi? Ở trong Kinh luận Thế Tôn thường nói, chúng tôi đem chúng tổng kết thành một câu nói, chính là bạn dùng tâm sai rồi, bạn dùng vọng tâm không phải là chân tâm. Vọng tâm là gì? Là ba tâm hai ý. Chúng tôi lấy tiêu chuẩn Phật pháp để nói thì vọng tâm là tâm thay đổi, là cái tâm giả; chân tâm thì vĩnh hằng không thay đổi, vĩnh viễn không thay đổi thì được gọi là chân tâm.

Vậy bạn hãy thử nghĩ xem, cái tâm này của chúng ta là thật hay là giả? Đừng nói với người khác là giả, đối với bản thân mình cũng là giả, đối với tâm của chính mình sáng và chiều cũng không như nhau, đều thay đổi, hôm nay và ngày mai không biết thay đổi như thế nào cũng không đáng tin, đối với bản thân cũng là tâm giả, là vọng tâm, huống chi là đối với người khác.

Cho nên chúng tôi thường khuyên các đồng tu, bởi vì các đồng tu trong cuộc sống hay sanh phiền não, người này đối với tôi tốt, người kia đối với với tôi không trung thành, không tốt. Tôi thường hay nói, bạn không nên chấp trước, tất cả là giả, đều không phải là thật, cho nên đừng để bị người khác lừa gạt, làm gì có chân tâm?

Bạn tìm người thành tâm thành ý thì chỉ có đi tìm Phật Bồ-tát, trừ Phật Bồ-tát ra, thần tiên ở trên trời cũng là hư tình giả ý, đều không phải là thật. Nếu họ dùng chân tâm thì họ không phải là trời, người, họ đã thành Phật rồi. Những việc này bạn không thể không biết.

Người ta đối xử tốt với bạn, bạn cũng đừng quá vui mừng, tại sao vậy? Vì không phải là chân tâm. Người ta đối xử bạn không tốt thì bạn cũng đừng sanh phiền não, tại sao vậy? Là giả tâm không phải là chân tâm, chúng ta liền được tâm khai ý giải. Tại sao vậy? Không nên tin là thật, tin là thật thì bản thân mình bị thiệt thòi, sự thiệt thòi này rất lớn.

Nên biết, hết thảy chúng sanh trong đó có chính mình, đối nhân xử thế tiếp vật trong cuộc sống hằng ngày đều là giả dối không thật lòng. Hiện nay chúng ta đã học Phật rồi, học Phật thì phải đến thế giới Cực Lạc, nếu giả dối không thật lòng thì không đến thế giới Cực Lạc được, ở nơi đó mọi người ai ai cũng dùng chân tâm, nếu bạn không dùng chân tâm thì bạn không đến đó được.

Cho nên vọng tâm niệm Phật, một ngày có niệm đến hai trăm ngàn câu Phật hiệu, cổ nhân nói đau mồm rát họng cũng uổng công, tại sao vậy? Vì tâm không thật, tâm không thật thì câu Phật hiệu đó chẳng có tác dụng gì. Chính là chư Phật Bồ-tát không thừa nhận việc bạn niệm câu Phật hiệu này, bạn là giả dối không thật lòng, bạn không phải dùng chân tâm. Điều nầy rất quan trọng, rất quan trọng. Cho nên tâm chân thành là rất quan trọng, có một số người nói, thế giới này hiện nay là thế giới dối gạt người, mỗi người đều giả dối không thật lòng, tôi dùng chân tâm vậy không phải là tôi bị thiệt thòi, bị mắc lừa sao?

Bạn vừa sợ bị thiệt thòi vừa sợ mắc lừa nên bạn giả dối không thật lòng để đối phó với mọi người, được rồi, bạn không đến được thế giới Tây Phương, đời đời kiếp kiếp vẫn ở trong sáu cõi luân hồi, đây mới là thiệt thòi lớn. Trước mắt bị thiệt thòi một chút, bị mắc lừa một chút cũng chẳng có sao, ta sống được một trăm tuổi thì chịu thiệt thòi nhiều nhất là một trăm năm, bị mắc lừa một trăm năm.

Sau khi bị mắc lừa rồi thì chúng ta không bị mắc lừa nữa, ta đi đến thế giới Cực Lạc thì không còn bị mắc lừa nữa. Cho nên món nợ này ta phải trả, không sợ bị thiệt thòi, không sợ bị mắc lừa, mọi người đối với ta giả dối không thật lòng, ta chân thành đối với mọi người.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 325
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Bốn cách hành trì niệm Phật tam muội

Định Tuệ

Tích đức lớn lao nhờ ngày đêm niệm Phật

Định Tuệ

Học Phật càng ngạo nghễ ngã mạn còn chuốc phải ma chướng

Định Tuệ

Ðừng chờ đến lúc khát mới đào giếng

Định Tuệ

5 bộ Kinh Phật thường đọc tụng và ý nghĩa cơ bản bạn nên biết

Định Tuệ

Ngũ uẩn hay ngũ đạo

Định Tuệ

Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ ba đường là gì?

Định Tuệ

Ma Vương tìm mọi cách để hủy diệt Kinh Lăng Nghiêm

Định Tuệ

Thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật phổ độ chúng sanh trọn khắp pháp giới hư không giới

Định Tuệ

Viết Bình Luận