Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Định niệm hơi thở: 19 đề mục Định niệm hơi thở

Định niệm hơi thở là một phương pháp đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân tâm đem lại sự bình an cho thân tâm, lợi ích lớn không thể lường được.

Định Niệm Hơi Thở, trong bài kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm, đức Phật dạy 16 đề mục tu tập, trong pháp Thân Hành Niệm đức Phật lại dạy thêm 2 đề mục nữa và khi dạy La Hầu La về hơi thở đức Phật lại dạy thêm một đề mục nữa để phù hợp với đặc tướng của La Hầu La. Như vậy theo kinh, chúng ta có 19 đề mục.

Định Niệm Hơi Thở là một phương pháp tu tập có kết quả lớn và lợi ích lớn cho thân tâm không thể lường được.

Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, trong chúng Tỳ Kheo này, có những Tỳ Kheo chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm (tu tập Định Niệm Hơi Thở). Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỳ Kheo được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm tu tập làm cho sung mãn khiến bốn niệm xứ được viên mãn”.

Định Niệm Hơi Thở là một phương pháp đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân tâm đem lại sự bình an cho thân tâm, nếu ai tinh cần siêng năng tu tập cho thuần thục các đề mục Định Niệm Hơi Thở, khi gặp chướng ngại, liền tức khắc dùng ngay đề mục Định Niệm Hơi Thở, tương ưng thiện pháp để đẩy lui chướng ngại ác pháp đó, thì đuổi nó đi tức khắc.

Đây là một phương pháp lợi ích rất lớn cho con đường tu tập của quý vị; lợi ích rất lớn cho đời sống của quý vị; lợi ích rất lớn cho nền đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai của quý vị.

Nếu quý vị tu tập Định Niệm Hơi Thở để đẩy lui các chướng ngại trong thân tâm mà còn biết áp dụng sống đúng giới luật để chuyển hóa nghiệp ác thì rất tuyệt vời, quý vị quả là sáng suốt.

Năng lực của Định Niệm Hơi Thở là năng lực nội thân cộng thêm năng lực sức chuyển hóa của giới luật khiến cho nghiệp báo muôn đời dù cực ác đến đâu cũng đều bị bứng sạch gốc.

Dưới đây là 19 đề mục Định niệm hơi thở:

1. Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra.

2. Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài.

3. Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn, thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn.

4. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra.

5. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hình tôi biết tôi thở ra.

6. An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.

7. Cảm giác tâm hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác tâm hành tôi biết tôi thở ra.

8. Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô, quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra.

9. Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô, quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra.

10. Quán tâm vô thường tôi biết tới hít vô, quán tâm vô thường tôi biết tôi thở ra.

11. Quán các pháp vô thường tôi biết tôi hít vô, quán các pháp vô thường tôi biết tôi thở ra.

12. Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán lý tham tôi biết tôi thở ra.

13. Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra.

14. Quán từ bỏ tâm tham tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm tham tôi biết tôi thở ra.

15. Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán tử bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra.

16. Quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi hít vô, quán đoạt tiệt tâm tham tôi biết tôi thở ra.

17. Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán đoạt diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra.

18. Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm tịnh tỉnh tôi biết tôi thở ra.

19. Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô, với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra.

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Nước chảy trào trước cửa chùa – Gia phong của Kim Sơn Thánh Tự

Định Tuệ

Thời Mạt Pháp tu hành lắm chướng nạn, chỉ có nắm chặt câu A Di Đà Phật mới có thể thành tựu

Định Tuệ

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ năm giảng giải

Định Tuệ

Khởi lên những phân biệt, chấp trước, đó đều là vô minh

Định Tuệ

Thức ăn lương thực nếu bị chà đạp, bỏ thừa thì tội rất nặng

Định Tuệ

Âm đức tu được bao nhiêu thì đều bị cái miệng đốt cho sạch hết

Định Tuệ

Bố thí một câu A Di Đà Phật chính là bạn đang bố thí Pháp

Định Tuệ

Ma cảnh là gì? Làm sao để phân biệt cảnh ma hay cảnh thật?

Định Tuệ

Đọc Kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật

Định Tuệ

Viết Bình Luận