Phẩm này nói rõ về công đức thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, khiến cho sáu căn thanh tịnh, có công năng hổ dụng sáu căn.
Pháp sư là gì? Nói đơn giản là TINH THÔNG Phật pháp, VÌ NGƯỜI LÀM THẦY. Pháp sư có năm loại:
1). THỌ TRÌ pháp sư: Ðối với Phật pháp, THỌ nơi TÂM trì nơi THÂN, nghiêm cách thực tiễn.
2). ÐỌC KINH pháp sư : Ðối với kinh điển, hằng ngày LẤY sự ĐỌC KINH làm sự TU TRÌ.
3). TỤNG KINH pháp sư : HỌC THUỘC kinh điển, hằng ngày lấy sự TỤNG KINH làm sự TU TRÌ.
4). GIẢI NÓI pháp sư : VÌ chúng sinh mà GIẢI THÍCH NGHĨA kinh, nói rõ đạo lý, KHIẾN cho chúng sinh Y PHÁP TU HÀNH.
5). BIÊN CHÉP pháp sư: CUNG KÍNH biên chép kinh điển, hoặc CÚNG nơi THÁP miếu, KHIẾN cho chúng sinh LỄ BÁI, gieo TRỒNG CĂN LÀNH, hoặc ẤN TỐNG kinh điển, truyền bá cho đời, khiến cho chúng sinh ĐỌC TỤNG, chiếu THEO NGHĨA KINH mà tu hành. Tay TỰ BIÊN CHÉP KINH ĐIỂN mới có CÔNG ĐỨC KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN.
Ðầy đủ MƯỜI ĐỨC HẠNH sau đây, thì là ĐẠI PHÁP SƯ:
1). Khéo biết NGHĨA của pháp.
2). RỘNG tuyên NÓI được.
3). Trong đại chúng CHẲNG SỢ.
4). BIỆN TÀI VÔ NGẠI.
5). Khéo nói PHƯƠNG TIỆN.
6). Pháp tùy ĐỨC HẠNH.
7). OAI NGHI đầy đủ.
8). DŨNG MÃNH TINH TẤN.
9). Thân tâm CHẲNG MỆT.
10). Thành tựu NHẪN NHỤC.
Công đức là gì? HẾT VIỆC ÁC là công, ĐẦY VIỆC LÀNH là đức. Tức cũng là tu công đức có sở đắc. Lại có thể nói, công là chỉ HÀNH VI thiện mà nói; đức là chỉ TÂM LÝ thiện mà nói. Phẩm này nói rõ về CÔNG ĐỨC THỌ TRÌ, đọc tụng, GIẢI NÓI, biên chép, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, KHIẾN cho SÁU CĂN THANH TỊNH, có công năng HỔ DỤNG sáu căn.
Nhĩ thời Phật cáo Thường tinh tấn Bồ Tát Ma Ha Tát: “Nhược Thiện nam tử, thiện nữ nhân, thọ trì thị Pháp Hoa Kinh, nhược độc, nhược tụng, nhược giải thuyết, nhược thư tả, thị nhân đương đắc bát bách nhãn công đức, Thiên nhị bách nhĩ công đức, bát bách tỳ công đức, Thiên nhị bách thiệt công đức, bát bách thân công đức, Thiên nhị bách ý công đức, dĩ thị công đức, trang nghiêm lục căn, giai lệnh thanh tịnh.”
Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Thường Tinh Tấn đại Bồ Tát rằng: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì kinh Pháp Hoa này, hoặc ĐỌC, hoặc TỤNG, hoặc GIẢI NÓI, hoặc BIÊN CHÉP, người đó sẽ đặng TÁM TRĂM công đức nơi MẮT, một NGHÌN HAI TRĂM công đức nơi TAI, tám trăm công đức nơi MŨI, một NGHÌN HAI TRĂM công đức nơi LƯỠI, tám trăm công đức nơi THÂN, một nghìn hai trăm công đức nơi Ý, dùng những công đức này TRANG NGHIÊM SÁU CĂN đều được THANH TỊNH.
Ðức Phật nói xong Phẩm Tùy Hỷ Công Ðức, thì lúc đó, bảo đại Bồ Tát Thường Tinh Tấn rằng : ‘’Nếu người thiện nam, người thiện nữ, hoặc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc là đọc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, thì người đó được tám trăm công đức nơi mắt, một ngàn hai trăm công đức nơi tai, được tám trăm công đức nơi mũi, được một ngàn hai trăm công đức nơi lưỡi, được tám trăm công đức nơi thân, được một ngàn hai trăm công đức nơi ý.’’
Sáu căn của chúng ta, mỗi một căn, đều có một ngàn hai trăm công đức, ở TRƯỚC có ba trăm công đức, ở SAU có ba trăm công đức, ở bên TRÁI có ba trăm công đức, ở bên PHẢI có ba trăm công đức, hợp lại có một ngàn hai trăm công đức. Có người hỏi : ‘’Tức nhiên mỗi một căn có một ngàn hai trăm công đức, tại sao con mắt chỉ có tám trăm công đức ?‘’ Vì cái thấy của con mắt chẳng viên mãn, thấy trước mà chẳng thấy sau, thấy bên trái chẳng thấy bên phải, cho nên chỉ có tám trăm công đức. Lỗ tai có thể nghe được âm thanh trước sau, bên trái bên phải, chẳng có chướng ngại, đầy đủ viên mãn, cho nên có một ngàn hai trăm công đức. Lỗ mũi giữa sự hít vào thở ra có chỗ ngừng nghỉ, cho nên chỉ có tám trăm công đức. Lưỡi nếm mùi vị công đức đầy đủ viên mãn, cho nên có một ngàn hai trăm công đức. Thân thể có xúc giác thuận nghịch hai duyên, nghịch thì chẳng thích xúc trần, thuận thì thích xúc trần. Giữa thuận và nghịch thiếu bốn trăm công đức. Ý thức có tư tưởng, có phân biệt, đầy đủ viên mãn cho nên có một ngàn hai trăm công đức.
Pháp sư THỌ TRÌ Kinh Pháp Hoa có SÁU NGÀN công đức, để TRANG NGHIÊM sáu căn, KHIẾN cho sáu căn ĐỀU ĐƯỢC THANH TỊNH. Mắt thấy RÕ, tai THÍNH, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân TỐT ĐẸP, ý THÔNG ĐẠT, đắc được PHƯỚC BÁU THÙ THẮNG. Phẩm này, dùng Bồ Tát THƯỜNG TINH TẤN làm ĐƯƠNG CƠ chúng. Nếu MUỐN CÓ CÔNG ĐỨC, thì PHẢI thường tinh tấn. Thân tinh tấn, TÂM tinh tấn, NGÀY tinh tấn, ĐÊM tinh tấn, THỜI THỜI siêng tinh tấn. Nếu chẳng tinh tấn thì chẳng có công đức, cho nên người tu đạo, phải ngày đêm sáu thời thường tinh tấn.
Thị Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phụ mẫu sở sanh thanh tịnh nhục nhãn. Kiến ư tam Thiên đại Thiên thế giới nội ngoại sở hữu sơn lâm hà hải. Hạ chí A tỳ địa ngục, thượng chí hữu đính, diệc kiến kỳ trung nhất thiết chúng sanh cập nghiệp nhân duyên, quả báo sanh xứ, tất kiến tất tri.
Thiện nam tử và thiện nữ nhơn đó, NHỤC NHÃN thanh tịnh của CHA MẸ SANH ra, THẤY KHẮP cõi tam thiên đại thiên, trong ngoài có những núi, rừng, sông, biển, dưới đến địa ngục A tỳ, trên đến cõi trời Hữu đảnh, cũng THẤY TẤT CẢ chúng sanh trong đó và NGHIỆP NHƠN DUYÊN quả báo CHỖ SANH ra thảy ĐỀU THẤY BIẾT.
Người thiện nam, hoặc người thiện nữ đó, nhờ mắt thanh tịnh của cha mẹ sinh ra, thấy trong ngoài ba ngàn đại thiên thế giới, hết thảy núi rừng và sông biển. (Tứ quả A La Hán mới nhìn thấy được ba ngàn đại thiên thế giới. Một đại thiên thế giới là một cõi Phật. Sơ địa Bồ Tát thấy được một trăm cõi Phật).
Pháp sư THỌ TRÌ Kinh Pháp Hoa, có thể THẤY dưới ĐỊA NGỤC A Tỳ. Ðịa ngục này, là ở tầng dưới nhất địa ngục BÁT NHIỆT. Tại sao gọi là địa ngục VÔ GIÁN ? Vì địa ngục này CHẲNG CÓ KHÔNG GIAN, một người cũng đầy CHẬT NÍCH, chẳng có LỖ TRỐNG; một vạn người cũng đầy chật ních.
Vô gián có năm thứ:
1). THÚ QUẢ vô gián.
2). THỌ KHỔ vô gián.
3). THỜI vô gián.
4). MẠNG vô gián.
5). THÂN HÌNH vô gián.
Tóm lại, đọa lạc vào địa ngục vô gián, thì thời gian thọ khổ CHẲNG CÓ GIÁN ĐOẠN, trừ khi GẶP hào quang của Phật CHIẾU đến, bằng không, thì chẳng cách chi có thể ra được.
Có người hỏi : ‘’Phạm tội nghiệp gì thì đọa lạc vào địa ngục này ?‘’ Chúng sinh phạm đại tội NGŨ NGHỊCH, thì sẽ đọa vào địa ngục này. Ngũ nghịch là gì ? Tức là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật chảy máu (phá hoại tượng Phật), và PHÁ HÒA HỢP Tăng. Phạm một tội nghịch, thì sẽ đọa vào địa ngục vô gián.
Vị pháp sư đó, trên có thể nhìn thấy trời Hữu Ðỉnh (từng trời CAO NHẤT trong tam giới), tức cũng là trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Dùng ĐỊNH LỰC để KHỐNG CHẾ thức thứ tám. Tựa như hết gọi là phi tưởng, định lực giao động, thì thức thứ tám tựa như tồn tại, nên gọi là phi phi tưởng. Ngoại đạo cho rằng, cõi trời này là cảnh giới cao nhất, song CHẲNG CỨU KÍNH, vẫn CÒN SINH TỬ.
Vị pháp sư đó, có thể nhìn thấy địa ngục vô gián, và cõi trời Hữu Ðỉnh, hết thảy chúng sinh ở trong đó hành động làm gì, nghiệp nhân duyên quả báo, nơi sinh đều thấy biết rõ ràng. Vị pháp sư đó, tuy CHƯA CHỨNG được thiên nhãn thông, nhưng NHỜ MẮT THỊT của cha mẹ sinh ra, mà có thể THẤY tất cả cảnh giới. Ðó là nguyên NHÂN gì ? Do THỌ TRÌ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Nhĩ thời Thế Tôn dục trọng tuyên thử nghỉa, nhi thuyết kệ ngôn:
Khi đó, đức Thế Tôn muốn TUYÊN LẠI nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Lúc đó, Ðức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa lý ở trên, bèn dùng kệ để nói ra.
“Nhược ư Đại chúng trung,
Dĩ vô sở úy tâm,
Thuyết thị Pháp Hoa Kinh,
Nhữ thính kỳ công đức.
Nếu người ở trong chúng
Dùng tâm KHÔNG SỢ SỆT
Nói kinh Pháp Hoa này
Ông nghe công đức đó
Nếu như ở trong đại chúng chẳng có tâm sợ sệt, MỚI có thể GIẢNG giải Kinh Pháp Hoa cho đại chúng nghe. Nếu sinh tâm sợ sệt, thì không thể nào giảng được Kinh Pháp Hoa. Bồ Tát Thường Tinh Tấn ! Ông phải lắng nghe công đức của vị pháp sư đó, thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nay ta vì ông mà nói.
Thị nhân đắc bát bách,
Công đức thù thắng nhãn.
Dĩ thị trang nghiêm cố,
Kỳ mục thậm thanh tịnh.
Người đó ĐẶNG tám trăm
Công đức thù thắng nhãn
Do dùng đây trang nghiêm
MẮT kia RẤT THANH TỊNH.
Vị pháp sư đó, đắc được tám trăm công đức nơi mắt, chứng được CON MẮT THÙ THẮNG, thấy được trong ngoài tất cả ba ngàn đại thiên thế giới, chẳng cần có thiên nhãn thông. Vì CÓ CÔNG ĐỨC NÀY trang nghiêm, cho nên con mắt của vị đó rất thanh tịnh.
Phụ mẫu sở sanh nhãn,
Tất kiến tam Thiên giới.
Nội ngoại di lâu sơn,
Tu Di cập thiết vi,
Tinh chư dư sơn lâm,
Đại hải giang hà thủy,
Mắt thịt cha mẹ sanh
Thấy cả cõi tam thiên
Trong ngoài núi Di Lâu
Núi Tu Di, Thiết Vi
Và các núi rừng khác
Biển lớn nước sông ngòi
Mắt thịt do cha mẹ sinh ra, có thể thấy được cảnh giới trong ngoài ba ngàn đại thiên thế giới. Giống như núi Di Lâu (núi Quang Minh), núi Tu Di (núi Diệu cao), núi Thiết Vi (núi Vi ở ngoài bốn đại châu) và các NÚI RỪNG khác, nước BIỂN CẢ SÔNG NGÒI, thảy ĐỀU NHÌN THẤY RẤT RÕ RÀNG.
Hạ chí A tỳ ngục.
Thượng chí hữu đính xử,
Kỳ trung chư chúng sanh,
Nhất thiết giai tất kiến.
Tuy vị đắc Thiên nhãn,
Nhục nhãn lực như thị.
Dưới đến ngục A tỳ
Trên đến trời Hữu đảnh
CHÚNG SANH Ở TRONG ĐÓ
Tất cả ĐỀU THẤY RÕ
Dầu CHƯA ĐẶNG thiên nhãn
SỨC nhục nhãn như thế
Vì đắc được con mắt thanh tịnh, cho nên dưới có thể nhìn thấu địa ngục vô gián, trên có thể nhìn thấy cõi trời Hữu Ðỉnh, tất cả chúng sinh trong đó, từng CỬ CHỈ NÓI NĂNG HÀNH ĐỘNG, đều thấy rất rõ ràng. Tuy chưa chứng được thiên nhãn thông, nhưng sức mắt thịt của cha mẹ sinh ra cũng được như thế.
Kinh Pháp Hoa lược giảng – HT Tuyên Hoá
Tâm Hướng Phật/St!