Trẻ em bây giờ, sáu bảy tuổi đã không nghe lời nữa, cha mẹ cũng rất khó dạy chúng. Nguyên nhân gì? Quên lãng cội rễ giáo dục.
Trang nghiêm, ý này có nghĩa là cảm hoá chúng sanh. Xã hội hiện nay cảm hoá thật là không dễ, vì khắp xã hội đã mất hết luân thường đạo đức. Chúng ta quan sát và cảm nhận kỹ càng, sẽ thấy tình thân cha con ở xã hội ngày nay không còn nữa. Chỉ thấy thoáng qua, thấy thoáng qua một chút thiên tánh. Đúng là hiện tượng tự nhiên.
Trẻ em bây giờ, sáu bảy tuổi đã không nghe lời nữa, cha mẹ cũng rất khó dạy chúng. Nguyên nhân gì? Quên lãng cội rễ giáo dục.
Người xưa thường nói: dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở ban sơ mới về. Dạy con cái phải dạy từ lúc chúng còn nhỏ. Anh hài là mới chào đời, là phải bắt đầu dạy, vì nó chưa bị nhiễm ô, nó còn duy trì được thiên tánh của nó, thiên tánh vốn thiện.
Tất cả những thứ bất thiện đều là nhiễm ô, nhưng mới ra đời chưa bị nhiễm ô. Nếu lúc này sơ suất để nhiễm tánh bất thiện, muốn sửa đổi sẽ rất khó.
Vì sao hiện nay nhiều bạn đồng tu đến thăm tôi đều nói với tôi rằng, con cái không dễ dạy. Có rất nhiều vị là thầy giáo đang dạy ở trường cũng nói, học sinh không dễ dạy. Hai câu này 50 năm trước chưa từng nghe qua, không ai than thở như vậy. Năm mươi năm sau, những câu than phiền như vậy ngày nay rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có kinh nghiệm đau khổ này. Nguyên nhân là gì?
Chính là điều chúng ta vừa nói, “phụ tử hữu thân”. Nhưng đến lúc đứa trẻ mười mấy tuổi thì không thấy nữa, đã không còn. “Phu phụ hữu biệt” cũng không còn. Bây giờ vợ chồng kết hôn rồi ly hôn cũng giống như trò đùa vậy, rất tuỳ tiện.
“Quân thần hữu nghĩa” cũng không còn. Quan hệ cấp trên với cấp dưới thời nay là vì lợi, chứ không còn đạo nghĩa. “Trưởng ấu hữu tự” cũng không. “Bằng hữu hữu tín” cũng chẳng còn.
Đây là xã hội gì? Ngũ luân: nhân nghĩa lễ trí tín hoàn toàn không còn. Lễ nghĩa liêm sĩ không có. Hiếu đễ trung tín cũng không. Nhân ái hoà bình chẳng thấy. Đây là thế giới gì?
Thế giới như vậy chỉ có các bậc đại thánh đại hiền, chư Phật Bồ Tát ứng hoá đến thế gian này để hoá độ chúng sanh. Không phải người thật sự tái sanh, đã chứng được A Duy Việt Trí Bồ Tát. Được! Họ ở trong nhà lửa tam giới, ba độc thiêu đốt mà không bị ô nhiễm. Không có công lực như vậy thì cho dù từ nhỏ đã tiếp thu được căn bản giáo dục, cha mẹ dạy tốt cũng vô dụng.
Từ trong gia đình bước ra ngoài xã hội là đã học điều hư. Xã hội là một hồ nhuộm lớn. Nên ngày nay người ta bất nhân bất nghĩa, vô lễ vô liêm sỉ đều không thể trách cứ họ. Họ tạo ra tất cả những điều bất thiện mà không biết. Họ không biết đó là bất thiện, nên cho rằng như vậy là bình thường.
Ngày nay chúng ta học Phật, trì giới, phải giữ quy củ, thì họ lại coi chúng ta là dị loại, coi chúng ta là không bình thường. Quý vị xem giáo hoá những người như vậy khó biết bao. Trong hoàn cảnh này, nên y giáo phụng hành, lấy đức để cảm hoá người, không thoái chuyển, vẫn kiên trì. Tôi nghĩ đây đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Những người chứng A la hán thì không được, trong hoàn cảnh ngày nay họ đều sẽ thoái chuyển.
Cổ nhân nói thấy lợi quên nghĩa, đó là một cách ví dụ. Bây giờ khắp nơi đều như vậy, đó là hiện tượng phổ biến của xã hội, mưu đồ vị lợi không nghĩ đến hậu quả. Ở thế gian này giáo hoá chúng sanh, có thể không thoái tâm sao? Hầu như là việc không thể. Đó chính là thật sự hiểu được nhân quả. Biết rằng thiện có thiện quả, ác có ác báo. Nhân quả báo ứng không sai chút nào. Có thể bảo hộ chính mình không thoái tâm để tiếp tục siêng năng học tập.
Ngũ luân ngũ thường, tứ duy bát đức của truyền thống văn hoá xưa là giới luật căn bản của thánh hiền, nhất định phải tuân thủ. Chúng ta thấy trong bộ Thượng Thư ngày xưa, vua Nghiêu nói với mọi người: Cuộc sống vật chất của con người đã đầy đủ, y phục ẩm thực sung túc. Chỗ ở, công việc, hoàn cảnh vui chơi đều không thiếu. Nếu không có giáo dục thì người với cầm thú có gì khác nhau? Dạy điều gì? Chính là dạy luân thường đạo đức. Cầm thú không có giáo dục luân thường đạo đức, người khác với cầm thú chính là đã tiếp thu nền giáo dục luân thường đạo đức. Ngày nay giáo dục luân thường đạo đức của con người không còn nữa, hành vi con người có lúc còn tệ hơn cầm thú.
Mấy năm trước, khi tôi ở thôn quê, có một con chim chết trong vườn. Thầy Ngộ Khiêm đem nó chôn trong vườn, thấy một con chim khác có thể là bạn đời của nó, không ngừng đi quanh ở nơi chỗ chôn con chim đó. Đi rất chậm, đi quanh đó suốt ba ngày. Chúng tôi cảm động chảy nước mắt. Con chim này rất có nhân có nghĩa. Người bây giờ không được như nó, chúng ta kính trọng nó. Thật hiếm có! Ba ngày ba đêm đi quanh chỗ đó, có người đến gần nó cũng không bay.
Con chim này, nó làm sao hiểu được luân lý đạo đức? Người học Phật chúng ta biết được, con chim này trong quá khứ là người có học, thời gian dài huân tập tiếp thu luân lý đạo đức. Nên trong A lại da có chủng tử, tuy đầu thai trong súc sanh, nhưng vẫn còn biểu hiện này.
Vì sao con người bây giờ không còn nữa? Con người đã bị danh lợi làm mê muội, nên chỉ biết tranh danh đoạt lợi. Hoàn toàn trái ngược với bản tánh vốn thiện. Đây là điều bi ai của xã hội ngày nay.
Thật hiếm có, mấy năm gần đây chúng ta đề xướng luân lý đạo đức, đề xướng truyền thống văn hoá, nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn. Kỳ thật có một số ít người giác ngộ, còn đại đa số vẫn không biết. Nếu không có người tiếp tục phấn đấu từ trong gian khổ, thì số ít người giác ngộ này lại lạc mất phương hướng, sẽ sớm bị mê mất. Từ đó quý vị sẽ biết được công việc này khó khăn biết bao!
Thật sự có thể lấy giới đức để tự trang nghiêm, thì đây chính là Bồ Tát hạnh. Người này chúng ta có thể nói họ là người tái sanh, họ không phải là người thường. Ở trong hoàn cảnh như vậy mà họ không bị nhiễm ô. Bị nhiễm ô, đó là chuyện rất bình thường. Nói cách khác, đã bị nhiễm ô. Xuất gia cũng không ngoại lệ, xuất gia cũng bị nhiễm ô. Họ không phải là người tái sanh, vị họ không nhẫn chịu được.
Trong nhà Phật câu: “nhìn được thấu nhưng nhịn không được”, đây là nói công phu nhẫn nhục Ba la mật. Mặc dù biết là sai, nhưng vẫn cứ làm vì không nhịn được. Nên lục ba la mật là Bồ Tát hạnh, không phải hàng phàm phu có thể làm được. Đối với phàm phu có thể giữ tam quy, ngũ giới, thập thiện, thì chư Phật Bồ Tát đã rất mãn nguyện lắm rồi.
Ngày nay chúng ta nói đến ba nền tảng của Thích Nho Đạo. Có thể thực hành Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp, chư Phật Bồ Tát đã rất vừa lòng rồi, các bậc thánh hiền cũng vừa lòng. Vì sao? Xã hội này mặc dù không đạt được đại đồng thì cũng đạt được tiểu đồng. Thực hiện ba căn bản này chính là phạm vi của tiểu đồng, có thể đạt được trị an lâu dài.
A Di Đà Phật!
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 301.
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không