Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Buông bỏ để hạnh phúc: Tâm biết buông bỏ thì cuộc sống an nhiên

Buông bỏ chính là tự do, chính là từ nay trở đi không còn vướng mắc. Trong lòng không còn nặng nề, tâm thân đạt được trạng thái yên tĩnh tự tại.

Muốn trở nên mạnh mẽ, cần phải học cách buông. Bởi vì khi bạn quyết định buông, khoảnh khắc ấy, bạn chính là đã bước lên con đường hạnh phúc… Buông, chính là tự do, chính là từ nay trở đi không còn vướng mắc. Trong lòng không còn nặng nề, tâm thân đạt được trạng thái yên tĩnh tự tại. Vậy, rốt cuộc cần phải buông bỏ những thứ gì?

1. Buông bỏ thể diện

Đôi khi ta cúi đầu, là để nhìn cho rõ con đường mình bước đi. Rất nhiều người nhận thấy, bản thân mình có quá nhiều thứ, đều là những thứ không thuần khiết, không như ý, tuy nhiên lại không buông bỏ xuống được. Thể diện khiến họ không buông được, cuối cùng chết vì thể diện. Đôi khi ta cúi đầu, là để nhìn cho rõ con đường mình bước đi.

2. Buông bỏ áp lực

Mệt mỏi hay không mệt mỏi, là phụ thuộc vào cái tâm của bạn. Trong căn phòng tâm hồn, nếu không được quét sạch thì sẽ bị bụi trần bao phủ. Quét sạch bụi trần, mới có thể khiến cái tâm ảm đảm trở nên tươi sáng. Đem sự tình làm rõ, mới có thể từ giã mọi muộn phiền; đem một vài thống khổ vô vị mà ném xuống, hạnh phúc sẽ tràn ngập không gian.

3. Buông bỏ quá khứ

Buông quá khứ, lòng bạn mới có thể đón nhận niềm vui mới, mới có thể thay đổi tâm trạng của bạn. Học cách bình tĩnh đón nhận sự thật, học cách thuận theo tự nhiên, học cách thản nhiên đối mặt với mọi khó khăn, học cách nhìn cuộc sống với con mắt tích cực, học cách nhìn vào chỗ tốt của mọi sự việc trên đời. Buông quá khứ, lòng bạn mới có thể đón nhận niềm vui mới, mới có thể thay đổi tâm trạng của bạn.

4. Buông lười biếng

Quyết tâm thay đổi số phận, bí quyết tuyệt vời nhất chính là đem mỗi việc bạn làm dù đơn giản bình thường cũng khiến nó trở nên thành thục. Luôn nhắc nhở bản thân mình rằng, bạn tiến về phía trước, bạn thấy vui vẻ, bạn khỏe mạnh, bạn thiện lương, nhất định bạn sẽ có một cuộc đời xán lạn.

5. Buông tự ti

Nếu đem “tự ti” xóa khỏi từ điển của bạn, chẳng phải mỗi người cũng có thể trở thành người vĩ đại sao? Có lẽ rằng mỗi người đều tồn tại một nội tâm mạnh mẽ. Bởi vậy, tin tưởng bản thân mình, xác định vị trí của mình, bạn mới có thể tìm thấy giá trị cuộc sống này.

Buông bỏ để hạnh phúc: Tâm biết buông bỏ thì cuộc sống an nhiên

6. Buông tiêu cực

Nếu bạn muốn trở thành một người thành công, tốt nhất chính mình hãy cố gắng bước lên, để khiến phần tích cực đánh bại tiêu cực, khiến cao thượng đánh bại hẹp hòi, khiến chân thành đánh bại giả tạo, khiến kiên cường đánh bại yếu ớt, khiến vĩ đại đánh bại bỉ ổi…

Chỉ cần bạn nguyện ý, bạn hoàn toàn có thể tự mình làm tốt mọi thứ. Không ai có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn, ngoại trừ bạn. Trong cuộc chiến của mình, bạn chính là tướng quân vạch đường chỉ lối!

7. Buông oán hận

Oán trách chi bằng tiếp tục cố gắng! Mọi thất bại chính là bước trải đường cho thành công. Oán hận và tức giận, chỉ có thể là cản bước của thành công. Buông oán hận, tâm bình khí hòa đón nhận thất bại. Oán hận không thể nào thay đổi được thực trạng, mà tiếp tục cố gắng mới có thể mang đến hy vọng.

8. Buông hẹp hòi

Tâm khoan thì thiên địa liền khoan. Khoan dung là một mỹ đức. Khoan dung người khác, kỳ thực chính là cấp cho lòng mình một con đường thênh thang rộng mở, cũng chính là khoan dung với chính bản thân mình.

Nhận biết rõ sự tình rồi, thì không nên nhu nhược thiếu quết đoán, nhìn rõ một con đường rồi, cũng nên chỉ biết bước đi, đừng nên quay đầu lại.

9. Buông hoài nghi

Trong lòng còn có hoài nghi, làm việc tất khó thành. Dùng người thì không nghi, đã nghi thì không dùng người. Không nên lấy sự hoài nghi của mình để nhận định suy nghĩ của người khác. Không nên ngờ vực người khác một cách vô căn cứ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tình hữu nghị lâu dài.

10. Buông do dự

Lập tức hành động thì thành công không giới hạn! Nhận biết rõ sự tình rồi, thì không nên nhu nhược thiếu quyết đoán, nhìn rõ một con đường rồi, cũng nên chỉ biết bước đi, đừng nên quay đầu lại. Lập tức hành động, là đặc điểm chung của những người thành công.

Nếu bạn có ý tưởng gì hay, hãy lập tức hành động đi; nếu bạn gặp một cơ hội tốt, hãy lập tức nắm lấy. Lập tức hành động, thành công không giới hạn!

Không gian là có hạn, học cách buông những thứ phiền toái, chúng ta mới có thể có thêm không gian để chứa đựng những thứ tốt đẹp hơn.!!


Hạnh phúc của sự buông bỏ

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Một đêm trong lúc hành thiền bỗng ông reo lên:

– Hạnh phúc quá! Hạnh phúc quá!

Những vị Tỳ kheo đang tu tập gần đó hết sức ngạc nhiên, không ai hiểu chuyện gì. Sáng hôm sau có một vị đến trình sự việc trên với Đức Phật:

– Bạch Thế Tôn, tối hôm qua trong lúc chúng con tọa thiền, chúng con nghe Tỳ kheo Bạt Đề reo lên: Hạnh phúc quá! Hạnh phúc quá! Có lẽ Tỳ kheo Bạt Đề cảm thấy không thoải mái và đang nhàm chán đời sống xuất gia, nên vị ấy nghĩ đến đời sống thế tục giàu sang danh vọng trước kia mà thốt lên như thế.

Trưa hôm đó, Phật cho gọi Tỳ kheo Bạt Đề vào hỏi nguyên do. Đứng trước chúng hội đông đảo, Tỳ kheo Bạt Đề chắp tay bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn, ngày trước làm quan, con có quyền lực, vợ đẹp con xinh, kẻ hầu người hạ, có nhiều của cải, thế mà không cảm thấy an ổn, thoải mái, không cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, con luôn sống trong lo âu phiền muộn, sợ hãi. Ngày đêm con quay cuồng với công việc không một phút thảnh thơi, lo chuyện an nguy, thịnh suy, được mất. Nhưng giờ đây, con không có tài sản của cải, không quyền lực danh vọng, không nhà cao cửa rộng, kẻ hạ người hầu, mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm thanh đạm, đêm về ngủ dưới gốc cây, thế mà lòng cảm thấy thảnh thơi an lạc. Hạnh phúc đó trước đây con chưa từng cảm nhận được, nên con buột miệng thốt lên lời vui mừng làm kinh động đến Thế Tôn và các bạn đồng tu. Con xin thành tâm sám hối!

Trước chúng hội, Đức Phật khen Tỳ kheo Bạt Đề:

– Hay lắm, này Bạt Đề! Ông đang đi những bước vững chãi, thảnh thơi trên lộ trình giải thoát. Niềm an lạc của ông, cả chư thiên cũng ước ao huống chi là người đời! (Theo Truyện cổ Phật giáo).

NGẪM:

Được cái gì, ta reo vui, hạnh phúc quá!

Theo năm tháng, ta biết tu, biết gánh nặng cuộc đời luôn đè lên tâm trí mình. Ta tập buông.

Một ngày nào đó, ta buông được, mọi thứ nhẹ tênh. Thân an tịnh nhẹ nhàng, tâm rỗng rang thảnh thơi. Ta cũng thốt lên, hạnh phúc quá!

Hai cái hạnh phúc. Hạnh phúc thâu vào. Hạnh phúc bỏ ra. Thâu vào thì vui rồi liền lo. Lo vì sợ mất, lo đủ thứ. Buông bỏ thì vui nhẹ nhàng, chẳng lo gì.

Sơ thiền, ly sinh hỷ lạc. Hạnh phúc nhờ sự buông bỏ. Ngồi thật yên, chánh niệm tỉnh giác, buông hết. Vui, hạnh phúc, giờ phút đẹp tuyệt vời! – “Theo: Thích Quảng Tánh – Vườn hoa Phật giáo”!

Hơn thua buông bỏ

Người đời có câu “làm người rất khó”. Cái khó ở đây là muốn đề cập đến cách cư xử với nhau trong mối quan hệ bên ngoài và cả ở sự cảm xúc vui buồn hay đau khổ của tự tâm mỗi chúng ta. Phật dạy chúng ta buông bỏ, không hơn thua là phương pháp của thoát khỏi những vướng mắc từ cuộc sống mà tâm chúng ta có thể hóa giải được.

Đối với bản thân mỗi người ai cũng có bản ngã của mình. Bản ngã ấy tùy theo sự nuông chiều của bản thân mà được thể hiện ở nhiều cách khác nhau. Và bản ngã ấy sẽ không có bộc lộ những trở ngại gì nếu chúng ta không có sự tương tác với người khác. Trong mối quan hệ công việc và xã hội, nếu mỗi người không biết thực hành lối sống hạnh phúc, an lạc mà chỉ biết tranh giành hơn thua với người khác thì mọi sự dính mắc vào khổ đau là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bàn về vấn đề này, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã từng nói: “Ở thế gian này người ta sống hăng say là do sự hơn thua. Người ngồi trong sòng bạc ngồi hoài không biết mỏi lưng là sao? Tại nghĩ hơn thua. Vì nghĩ ăn thua đó mà ngồi hoài không biết mỏi. Đi xem bóng đá xem mỏi mắt không biết chán là tại vì nghĩ hơn thua. Vì chờ xem ăn thua mà người ta say mê trong cuộc sống. Vì chờ xem ăn thua mà người ta say mê trong cuộc sống. Càng say thì càng giành giật để được ăn thua”. Theo như lời phân tích của Hòa thượng, chúng ta soi rọi vào những hành xử thường nhật để tìm ra câu trả lời cho những khiếm khuyết, sai lầm trong cách nghĩ, cách làm của mình.

Chúng ta có thường sống bằng sự hơn thua với người khác hay không? Chúng ta sống có bằng sự ganh ghét, tỵ hiềm với người nào đó mà ta cảm thấy thua kém hơn hay không?… Nếu có, chắc chắn chúng ta đang tự để cho mình phải dính mắc vào những phiền muộn. Bởi vì khi chúng ta tìm phương, tính cách để hạ bệ người khác, làm cho họ phải chịu thua mình là lúc tâm chúng ta khởi lên những toan tính, lo âu về sự thắng thua. Trong Kinh Buông Bỏ Ý Muốn Hơn Thua (Dũng Từ Phạm Chí Kinh) có nói đến tâm lý thường thấy của những người háo thắng: “Trong những buổi hội họp thường muốn tỏ ra rằng mình hơn người. Ai cũng cứ nói rằng kẻ kia còn là những người u tối. Lòng cứ đinh ninh là mình có chân lý, nhưng mình không thực sự biết mình đang nói gì. Cứ thế mọi người đặt cho nhau những câu hỏi về chân lý và hy vọng phía bên kia người ta sẽ không thể trả lời những chất vấn của mình được”. Và có khi vì muốn gây khó khăn, làm cho người khác kém cỏi hơn mình, chúng ta còn dính mắc vào thái độ kiêu căng, tự phụ, ngã mạn… thường làm cho người khác bất mãn… thường làm cho người khác bất mãn, mất hết sự kiên nhẫn và lòng kính trọng đối với thái độ và cách cư xử của ta.

Khi đã nhận chân được chính sự hơn thua là nguyên nhân gây nên đau khổ chúng ta muốn loại trừ dính mắc tự thân thì cần phải thực hành quán chiếu sự việc bằng trí tuệ và tinh thần từ bi hỷ xả. Một người sống trong sự ganh ghét ghen tị, hơn thua làm sao có được hạnh phúc? Nếu cười thì chỉ là giả bộ bên ngoài, chắc chắn bên trong không có hạnh phúc. Người đó giống như gặp món ăn thật ngon, thèm khát mà không ăn được và tự mình đẩy đồ ăn xuống đất. Tại sao lại như vậy? Vì thấy mình hay hơn, giỏi hơn và thấy mọi người cần phải chú ý, để ý tới mình… Đó chính là cái bẫy mà người đời bị dính. Người ta rất dễ bị sập bẫy khi được người khác khen ngợi. Thấy mình có công lao, hay khôn hơn người khác. Vấn đề rất đơn giản như vậy!

Trong Kinh Buông Bỏ Ý Muốn Hơn Thua cũng nói rằng: “Phải can đảm vượt khỏi cái sai lầm của mình để tìm cầu sự khai minh. Giáo và nghĩa phải đi đôi với nhau, đừng để hai cái chống đối nhau. Người đại diện được cái Thiện không còn nhu yếu nói năng gì nữa. Kẻ kia dù đúng hay sai, (tốt hay xấu) ta cũng không cần quan tâm lo lắng”. Thực hành và thể hiện được như vậy là biểu hiện của hạnh hỷ xả. Muốn sống bằng hạnh hỷ xả thì phải có trí tuệ và lòng từ bi. Nếu không có như thế thì người đó dễ dính mắc, dễ chấp nhặt khi nghe ai đó đề cập vấn đề gì đó mà mình không thích, không hài lòng.

Vì nghĩ được mất hơn thua mà chúng ta lúc nào cũng lo âu. Như vậy cuộc khổ của chúng sanh gốc từ tranh hơn thua. Chính vì tranh hơn thua chúng ta mới cố chấp rồi hại nhau thù địch… tự biết mình không phải là thật thì không cần hơn thua. Người nào biết hơn thua không còn quan trọng nữa, lo âu, hồi hộp không còn hiện hữu nữa.

Nên nhớ rằng, khi chúng ta đi chùa lễ Phật, cầu mong được bình an, hạnh phúc thì điều mong cầu của chúng ta đều có thể đạt được nếu chúng ta biết an trụ tự tâm, không hơn thua sự đời, yêu thương chan hòa, đùm bọc lẫn nhau. Chỉ có tình yêu thương và lòng vị tha chân thành mới làm cho chúng ta thanh thản, hạnh phúc, an nhiên tự tại trong đời sống của bản thân mình và những người xung quanh. – “Diệu Quang (Bản tin Hương sen)”!

Nguồn: Phatgiao.org.vn!

Bài viết cùng chuyên mục

Tiết kiệm, chịu khổ một chút có thể giúp đỡ chúng sanh một chút

Định Tuệ

Nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo toan là vô minh tham ái cố chấp

Định Tuệ

Như thế nào mới là thật sự thương yêu cha mẹ, con cái?

Định Tuệ

Làm thế nào để không bệnh tật, mỗi năm lại tốt hơn và trẻ hơn?

Định Tuệ

Đạo Phật không có quan niệm về vấn đề kỵ tuổi trong hôn nhân

Định Tuệ

Tiết kiệm tài phú như thế nào là thù thắng nhất?

Định Tuệ

Ưa phê bình, công kích sở đoản người khác làm tổn âm đức nhất

Định Tuệ

Cạm bẫy thiên nhiên – Những sự bất toàn, không có hoàn hảo

Định Tuệ

Nỗ lực ngay từ hôm nay vẫn còn kịp quay đầu

Định Tuệ

Viết Bình Luận