Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Bệnh nan y phải chí thành sám hối

Việc tự thức tỉnh, tự kiểm điểm này, mỗi người học Phật nhất định phải làm, đúng như Kinh Di Giáo từng nhắc: “Thường tự tỉnh giác, chẳng nên phạm lỗi”.

Đông y cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hoạn như: lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) thất tình (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh)… nghĩa là do quá lao, quá phóng dật, ẩm thực thất thường, đủ loại đủ kiểu…

Nếu như chính khí của bệnh nhân đủ, tà khí chưa xâm, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc trị bằng thuốc men cũng sẽ nhanh chóng hồi phục, còn nếu tà khí đã chiếm thế thượng phong, chính khí không đủ, ắt phải nhờ nhiều cách để trợ chính khử tà. Trong đó đối với chứng bệnh thuộc nghiệp báo chiêu cảm, thì có thể phối hợp trị liệu y học cùng với sám hối. Vì cách giúp bệnh nặng hồi phục nhanh chóng, theo nhà Phật tốt nhất là chí thành sám hối. Trong Ma Ha Chỉ Quán quyển 15 ghi: “Nếu người bệnh nghiệp, trong cần dùng sức quán, ngoài phải sám hối, thì sẽ thuyên giảm”.

Xin kể một chuyện có thực xảy ra vào năm 2007, tôi vốn là một người công tác trong ngành y, có chút tiếng tăm, hầu như vô phương dùng kiến thức thông thường của y khoa đề giải thích hiện tượng này, nhưng giải thích theo Phật pháp thì rất dễ hiểu.

Một ngày tháng 8 năm 2007, tôi cùng giáo sư Quả Khanh đến làm khách tại nhà một cư sĩ. Cô bạn họ Lý sau khi hay tin này rồi, vội đuổi theo đến đó. Trong lúc đàm đạo, cô Lý hưng phấn tường thuật Phật pháp đã đem đến lợi ích cho cô như thế nào…

Khoảng trung tuần tháng 3 năm 2007, cô Lý bị xe đụng, xương đùi phải bị gãy làm bốn. Bác sĩ nói ít nhất phải sau một năm chân cô mới dần dần hồi phục, nhưng chỉ có thể uốn cong tối đa 45 độ mà thôi và xem như không còn khả năng xoay chuyển. Mà dẫu muốn hồi phục, cũng phải phẫu thuật nhiều lần mới có chút hi vọng. Theo bác sĩ dự đoán thì chân cô Lý khó phục hồi tốt được như xưa.

Trong thời gian nằm viện, cô Lý hữu duyên được người bạn biếu cho quyển Báo Ứng Hiện Đời, những câu chuyện trong sách khiến cô nhớ ra: mình đã tạo nhiều sát nghiệp, từng đã ăn qua vô số chúng sinh, nào là đùi bò, chân dê, cẳng gà… hưởng thụ đủ món hải sản tươi sống…

Cảnh tượng chúng sinh máu đổ thịt rơi bi thảm như tái hiện trước mắt cô. Vì muốn no bụng ngon miệng, cô đã tạo vô số nghiệp sát, giờ đây chân phải cô bị xe đụng, xương gãy bốn khúc, há không phải là ác báo đang ập tới hay sao? Cô ôm nỗi niềm ăn năn sám hối, quyết định từ nay bắt đầu ăn chay học Phật.

Trong lúc về nhà nghĩ dưỡng, chồng cô Lý kịch liệt phản đối, không đồng ý cho vợ ăn chay. Anh vốn là người không tín ngưỡng, nhưng rất thương cô Lý, sợ vợ mình ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, vì vậy mà kiên quyết không nhượng bộ. Nhìn người chồng khó lay chuyển, cô Lý bỗng nhớ đến thời gian nằm viện, từng nghe bác sĩ nói rằng cô bị loãng xương nghiêm trọng!…

Thế là cô nảy ra ý hay, bảo chồng:

– Em ăn mặn đã hơn 30 năm nay rồi, bác sĩ khám nói em bị loãng xương rất nặng, vậy anh hãy để cho em ăn chay thử một thời gian rồi mình theo dõi xem kết quả thế nào. Nếu như ăn chay thực sự không có ích gì cho sức khỏe, thì em sẽ ăn mặn lại. Còn nếu nhờ ăn chay mà sau này thân thể khỏe hơn, thì em sẽ tiếp tục ăn chay, anh chịu không?

Chồng cô nghe nói vậy, đành miễn cưỡng đồng ý. Thật ra trong lòng cô Lý cũng rất băn khoăn do dự, tuy đề nghị với chồng như vậy, nhưng cô không tự tin và chẳng thấy bảo đảm gì lắm, cô chỉ biết phó thác vào Phật pháp, ráng kiên trì ăn chay và tinh tấn niệm Phật.

Được nửa năm, khi chụp phim tái khám đã thấy xương cốt cô có phát triển tốt hơn, chỗ xương bị nứt đã bắt đầu lành, chứng loãng xương cũng được cải thiện. Đối với việc này, bác sĩ rất ngạc nhiên, cứ vặn hỏi cô Lý là có dùng thêm thuốc nào khác nữa chăng?

Cô Lý tủm tỉm nhìn chồng, từ đó chồng cô không phản đối vợ ăn chay, học Phật nữa. Tận mắt chứng kiến vết thương chân mình hồi phục nhanh, tốt như thế, cô Lý hiểu rõ đây là kết quả kỳ diệu của việc tu trì Phật pháp. Thế là cô càng tinh tấn siêng năng học Phật, sám hối nghiệp chướng, chí thành tụng Kinh Địa Tạng hồi hướng cho những chúng sinh bị cô làm tổn hại.

Trước khi tụng kinh, cô Lý cử động rất thận trọng, do chân phải khom một chút thì rất đau nên cô phải nương vào nghị lực và tâm sám hối chí thành, cắn răng ráng chịu đau, lót kê bên chỗ chân bị bệnh, quỳ tụng cho xong bộ Kinh Địa Tạng.

Kỳ lạ là tuy mồ hôi chảy đầy mặt, nhưng sau khi đứng dậy, cô cảm thấy thân thể nhẹ nhàng thoải mái rất nhiều. Gối phải đã có thể cong 45 độ và có thể xoay chuyển sang trái phải. Điều mà bác sĩ tuyên bố là không thể, bây giờ đã thành có thể. Tiến triển này khiến bác sĩ rất ngạc nhiên, vô phương giải thích.

Lại một tuần trôi qua, nhờ y theo Phật pháp hành trì, sám hối và tụng bảy bộ Kinh Địa Tạng, chân phải cô Lý đã có thể uốn cong 80 độ, có thể nói đây quả là kỳ tích trong y học.

Trong lúc cô Lý xúc động thuật lại kinh nghiệm mình từng trải qua, tôi đột nhiên nhìn thấy thật rõ: Cô Lý tuy có nỗ lực dứt sát, ăn chay, tụng kinh… nhưng tính vẫn còn rất nóng nảy hung bạo, hay nạt chồng và quát mắng con vô lý, tật này cô vẫn chưa sửa đổi, thế là tôi khuyên:

– Cô cần bỏ tính nóng nảy giận dữ đi, nên hướng trước chồng và con mà nhận lỗi. Mặt cô Lý đỏ lên, cô cúi đẩu thú nhận, vẻ ăn năn:

– Tôi trước đây tính khí nóng nảy không tốt, thường hay gây cãi với người nhà, có lúc không kềm chế được bản thân, giờ tôi sẽ sửa, nhất định sẽ thay đổi.

Lúc này cô quay sang tượng Phật ở hướng Tây, quỳ xuống chắp tay, mắt rưng lệ phát lộ sám hối các lỗi lầm đã qua.

Cô sám hối xong, chúng tôi phụ dìu cô đứng dậy, cô Lý mặt đang ràn rụa nước mắt bỗng mừng vui kinh ngạc nói:

– Mọi người hãy nhìn xem, chân tôi đã hoàn toàn quỳ được rồi nè, có thể uốn cong 90 độ và còn có thể chuyển xoay sang tả hữu rất mềm mại dễ dàng, thoải mái… Thật là bất tư nghị ,vô cùng cảm tạ chư Phật Bồ-tát đã gia trì, tôi nguyện nhất định từ nay sẽ tu sửa tốt hơn nữa.

Một tháng sau, cô Lý hoàn toàn bỏ nạng chống và xuất hiện trước mọi người với hình dáng tươi mới, khỏe an. Cô còn khuyên các bạn đau bệnh cùng thân quyến của họ rằng hãy thâm tín nhân quả, mau mau bỏ ác hành thiện, tu theo Phật pháp. Cô đem bản thân mình ra để chứng minh và khuyên những người bệnh nặng nên thành tâm sám hối.

Việc tự thức tỉnh, tự kiểm điểm này, mỗi người học Phật nhất định phải làm, đúng như Kinh Di Giáo từng nhắc: “Thường tự tỉnh giác, chẳng nên phạm lỗi”.

Chúng ta phải thường tự kiểm điểm, quán sát mỗi hành vi tạo tác của bản thân, theo dõi từng cử tâm động niệm. Hễ thấy có gì sai trái không đúng pháp thì phải lập tức sám hối, sửa đổi ngay, không để cho lỗi sai điều quấy có dịp tăng trường mạnh.

Giải thích thêm: Sám hối rất quan trọng, vì có uy lực rất lớn. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật nói: “Người tạo nhiều lỗi mà không sám hối, không dừng ngay tâm sai, tội sẽ theo mãi bên mình, như nước về biển, dần dần thành sâu rộng.

Còn người có lỗi, biết phát lồ nhận lỗi, quyết tâm bỏ ác hành thiện, thì tội sẽ tiêu diệt, như bệnh ra mồ hôi, dần dần mạnh khỏe”.

Hiểu rõ nhân quả, thành thật nhận lỗi, vĩnh viễn không tái phạm, tội kia liền có thể cứu.

Trích: Báo Ứng Hiện Đời tập 4 – Quả Khanh!

Bài viết cùng chuyên mục

Chuyện nhân quả: Thai phụ tụng kinh Địa Tạng

Định Tuệ

Phước đức và âm đức là như thế nào?

Định Tuệ

Chuyện linh ứng Bồ Tát Địa Tạng: Bồ Tát nghe gọi liền đến cứu

Định Tuệ

Người nhẫn nhục được trường thọ

Định Tuệ

Người dâm tâm nặng sẽ chiêu cảm yêu quái háo dâm, hấp tinh quỷ

Định Tuệ

Chuyện nhân quả: Thai nhi ưa nghe Kinh Địa Tạng – Báo Ứng Hiện Đời

Định Tuệ

Ba loại thịt mà người ăn vào sẽ giảm phúc rất nhanh

Định Tuệ

Cuộc sống bế tắc của kiều nữ chuyên cặp đại gia được cứu giúp và thức tỉnh nhờ Phật Pháp

Định Tuệ

Bố thí nhưng còn tâm sân hạn, quả báo ra sao?

Định Tuệ

Viết Bình Luận