Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Trồng phước tu thiện rất nhiều nhưng tại sao không được phước?

Ðoạn kinh này cũng thường làm cho đại chúng khởi nghi hoặc, có nhiều người tự cho rằng mình ở trong nhà Phật trồng phước tu thiện rất nhiều rồi, nhưng tại sao không được phước?

Lược giảng Kinh Địa Tạng

(Trong đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào ở trong Phật Pháp mà gieo trồng chút ít thiện căn chừng bằng mảy lông, sợi tóc, hạt cát, hạt bụi, thì phước lợi được thọ hưởng sẽ không thể ví dụ thế nào cho được.)

Ðoạn kinh này cũng thường làm cho đại chúng khởi nghi hoặc, có nhiều người tự cho rằng mình ở trong nhà Phật trồng phước tu thiện rất nhiều rồi, nhưng tại sao không được phước?

Trong lịch sử Trung Quốc nổi tiếng nhất là Lương Võ Ðế, Lương Võ Ðế cả đời tu bố thí có ai sánh bằng? Lúc đó ông dùng quyền lực, oai thế của một ông vua để hộ trì Phật pháp, xây dựng chùa chiền, trong lịch sử ghi đến bốn trăm tám chục ngôi chùa.

Thường thì nhà Phật chúng ta thường nói xây một ngôi tháp, đúc một tượng Phật thì được phước báo chẳng thể nghĩ bàn rồi, huống chi ông vua đã xây bốn trăm tám mươi ngôi chùa!

Bạn có thể tính số tượng Phật ông đã đúc là bao nhiêu chăng? Không thể nói mỗi chùa chỉ cúng một tượng Phật thôi đâu, vậy thì ông tạo bao nhiêu tượng Phật, tượng Bồ Tát.

Bố thí cúng dường người xuất gia, ông rất thích giúp cho người ta xuất gia, khi có người xuất gia thì ông nhất định sẽ bố thí cúng dường, trong sách ghi ông cúng dường mấy trăm ngàn người, phước báo đó bao lớn!

Phước báo thì nhất định là có, nghiệp lực của ông chẳng thể chuyển đổi trở lại, vì lý do gì? Tâm lượng không lớn, chẳng có trí huệ, đây là việc mà nhà Phật thường nói “chỉ tu phước, chứ không tu huệ”, ông chỉ tu tài thí, hình như cũng có pháp thí, nhưng vẫn thiếu trí huệ, vì tâm lượng chẳng lớn.

Do đó lúc tổ sư Ðạt Ma gặp vua, dùng cách nói hiện nay gọi thái độ của vua là “đáng được kiêu ngạo”. Vua làm nhiều chuyện tốt trong nhà Phật như vậy rất đáng kiêu ngạo, hãnh diện về những việc mình đã làm nên hỏi tổ sư Ðạt Ma: “Công đức của tôi như vậy lớn không?”, tổ sư Ðạt Ma đáp: “Chẳng có công đức”.

Lời tổ sư Ðạt Ma nói là lời chân thật, tại sao chẳng có công đức? Khi bạn có thái độ kiêu mạn thì công đức liền mất, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Bố thí thực sự là có công đức, nhưng khi kiêu mạn khởi lên thì mất hết, chẳng còn công đức nữa, kiêu mạn là lửa thiêu rừng công đức.

Tổ sư Ðạt Ma là một người bất phàm, nói chuyện với Lương Võ Ðế không hợp lắm nên Lương Võ Ðế không hộ trì Ngài, do đó sau khi rời khỏi, Ngài phải đến chùa Thiếu Lâm ngồi nhìn vách, chẳng có ai biết, một vị tổ sư đại đức như vậy đến Trung Quốc, chẳng có ai nhận biết, chẳng ai hộ trì.

Ngồi nhìn vách hết chín năm, kể ra cũng khá, cũng đợi được tới lúc truyền pháp cho Ngài Huệ Khả. Nếu năm xưa Lương Võ Ðế chịu hộ trì Ngài thì Thiền Tông sẽ phát triển sớm hơn, chẳng cần phải đợi đến đời thứ sáu là đời Ngài Huệ Năng, đã phát triển sớm hơn rồi.

Chẳng có ai nhận biết, đây là vì không có huệ nhãn, Lương Võ Ðế không nhận ra, cơ hội thực sự trồng phước báo to lớn bị luống qua, chẳng thể hộ trì tổ sư Ðạt Ma, đã bỏ lỡ cơ duyên.

Quan trọng ở chỗ khiêm tốn, cung kính, tâm lượng rộng lớn, đây đều là biểu hiện của trí huệ. Cho nên từ thái độ của Lương Võ Ðế mà nhìn, ông ta chẳng có trí huệ, tâm lượng quá nhỏ, tuy làm rất nhiều việc bố thí, nhưng được phước không lớn, nguyên nhân là ở chỗ này.

(Lược trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – Chủ Giảng Hòa Thượng Tịnh Không – Quyển Hạ – Phẩm Thứ Mười: Nhân Duyên và So Sánh Công Đức Bố Thí – Tập 38 – Trang -276 )

Bài viết cùng chuyên mục

Lúc niệm khởi lên thì làm sao khống chế được nó?

Định Tuệ

Chướng ngại lưu thông Phật Pháp, quả báo là A Tỳ địa ngục

Định Tuệ

Vì sao trên đường Bồ Đề chúng ta lại đi khó khăn đến như vậy?

Định Tuệ

Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh

Định Tuệ

Người mẹ mang thai có nên lưu giữ bào thai dị tật?

Định Tuệ

Xuất gia để làm gì? Con đường siêu thoát của người Tu

Định Tuệ

Bồ Tát Quán Thế Âm là ai? Ngày Vía Quan Âm Bồ Tát là ngày nào?

Định Tuệ

Buông bỏ phiền não, chuyển Mạt Na trí thành bình đẳng tánh trí

Định Tuệ

Nguyên nhân thứ nhất người niệm Phật sanh về Biên Địa Nghi Thành

Định Tuệ

Viết Bình Luận