Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

A Di Đà Phật là đệ nhất đại thí chủ, là vua trong các vị Phật

Vì sao nói A Di Đà Phật là đệ nhất? Đây không phải là lời chúng ta có thể nói ra được, mà đây là Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán.

Có không ít người đã từng hỏi tôi, đọc tụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, không biết bắt đầu học từ đâu? Chúng ta nghe rồi lập tức liền có thể nghĩ đến, các đồng tu niệm Phật giống như tình hình này của họ, tôi tin tưởng có rất nhiều rất nhiều người như vậy, quyết không phải chỉ có mình họ. Nguyên nhân này do đâu? Nghe Kinh quá ít. Người đọc Kinh thì nhiều, nhưng người nghe Kinh thì ít. Người đọc Kinh chỉ biết đọc “Kinh Vô Lượng Thọ”, không biết được làm thế nào học tập với A Di Đà Phật. Do đây có thể biết, Kinh không thể không giảng, không thể không học tập, chỉ có giải thích tường tận, chăm chỉ học tập thì chúng ta mới có thể đạt được công đức lợi ích thù thắng của Phật pháp.

A Di Đà Phật đích thực là thế xuất thế gian đệ nhất đại thí chủ. Vì sao nói Ngài là đệ nhất? Đây không phải là lời chúng ta có thể nói ra được, mà đây là Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán. Thế Tôn ở trong bổn Kinh tán thán chính là đại biểu mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai cùng đồng tán thán. Thế Tôn nói A Di Đà Phật là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, đây là lời tán thán đến cùng cực. Chúng ta ở trong Kinh luận cũng thường hay xem thấy những câu như vầy: “Tất cả chư Phật Như Lai trí tuệ đức tướng đều là bình đẳng”. Đã là bình đẳng thì vì sao A Di Đà Phật lại đặc biệt như vậy, đạo lý này ở chỗ nào? Vì sao chỉ riêng khen ngợi A Di Đà Phật? Trong Kinh luận, chúng ta chí ít thấy ra được có hai chỗ đặc xuất.

Thứ nhất, pháp môn Di Đà này là bình đẳng phổ độ tất cả chúng sanh, đây là chư Phật Như Lai không có, tuy là trí tuệ thần thông, đạo lực mọi thứ đều bình đẳng, thế nhưng phương pháp độ chúng sanh thì không như nhau. Di Đà dùng một câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” bình đẳng phổ độ pháp giới tất cả chúng sanh, trên từ Bồ Tát Đẳng Giác, dưới từ A Tỳ Địa Ngục, chỉ đơn giản như vậy, dễ dàng như vậy, thẳng tắt ổn định. Đây là rất đặc thù, thật không dễ dàng. Bình đẳng phổ độ, hiệu quả như thế nào? Khiến tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật, thù thắng không gì bằng.

Bình đẳng thành Phật chính là hai câu trong đoạn nhỏ sau cùng này, “xuất sanh chúng thiện căn, thành tựu Bồ Đề quả”. Đây là chỗ giống nhau của tất cả chư Phật Như Lai, cho nên chúng ta vì sao cứ tán thán Di Đà, đạo lý chính ngay chỗ này.

Ngày nay, ngay chỗ này chúng ta phải đặc biệt học tập, chúng ta cũng phải bắt chước Bổn sư A Di Đà Phật, cũng phải làm đại thí chủ. Ngài là đại thí chủ, đệ nhất trong thí chủ.

A Di Đà Phật là đại thí chủ. Đại ở chỗ nào? Đại ở chỗ là Phật có thể khiến cho thượng trung hạ căn bình đẳng chứng được Phật quả vô thượng. Vị thí chủ này chân thật là đại thí chủ, không phải thí chủ thông thường. Đây chính là siêu vượt chư Phật. Ngày nay chúng ta phải học A Di Đà Phật, phải học được giống. Phật là đại thí chủ, chúng ta là học trò của đại thí chủ thì cũng phải giống đại thí chủ. Làm thế nào mới học được giống? Dùng Kinh luận vãng sanh, pháp môn niệm Phật, bố thí cho tất cả chúng sanh, liền không hề khác với A Di Đà Phật. Đó cũng chính là đại thí chủ. Kinh luận vãng sanh chính là năm Kinh một luận của Tịnh Độ.

Ngày nay, vì sao chúng ta phát tâm chuyên học Kinh luận Tịnh Độ, chuyên tu pháp môn Tịnh Độ, chuyên hoằng pháp môn Tịnh Độ? Việc này không gì khác, cũng là muốn làm đại thí chủ mà thôi. Nếu như dùng các pháp môn khác, “Hoa Nghiêm” cũng tốt, “Pháp Hoa” cũng tốt, nếu như không hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, vậy thì như vừa mới nói, bạn có thể giúp đỡ chúng sanh thượng trung hạ căn, giúp họ chứng tiểu quả A La Hán, trung quả Bích Chi Phật, đại quả Bồ Tát, nhưng không thể chứng được cực quả cứu cánh viên mãn. Bạn phải hiểu được đạo lý này.

Cho nên, “Hoa Nghiêm” đến sau cùng, Bồ Tát Phổ Hiền mười đại nguyện vương quay về Cực Lạc, vậy thì mới viên mãn. Nếu như không có cái sau cùng này thì “Hoa Nghiêm” không viên mãn. Cho nên đại đức xưa nói, “Pháp Hoa” và “Hoa Nghiêm” chỉ là dẫn đạo của “Kinh Vô Lượng Thọ” mà thôi. Lời nói này nói được rất hay, chân thật là người tái sanh nói, không phải người tái sanh thì không thể nói được câu nói này. Chúng ta gặp được pháp môn này, nếu không chịu chăm chỉ nỗ lực mà tu học thì thật là đáng tiếc.

Trên kệ khai Kinh nói: “Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”. Cư sĩ Bàng Tế Thanh nói: “Một ngày mà từ vô lượng kiếp đến nay hi hữu khó gặp”. Chân thật là vô lượng kiếp đến nay hi hữu khó gặp. Thế nhưng hôm nay gặp được rồi thì thế nào? Không chịu thật làm, không chịu học tập, đến sau cùng thì cả đời này trống qua, chỉ là trong A Lại Da Thức trồng xuống hạt giống của Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trên lý luận mà nói, cái chủng tử kim cang này là bất hoại.

Đến lúc nào chín muồi? Rất khó nói, có lẽ còn phải trải qua vô lượng kiếp. Vì sao vậy? Không nhất định có thể gặp được, bạn còn phải chịu rất nhiều khổ nạn. Đến hôm nào mới có thể chín muồi? Đến hôm nào thật làm thì đến hôm đó chín muồi. Ở hiện tiền, chúng ta xem thấy rất nhiều đồng tu niệm Phật vãng sanh, biết trước giờ đi, khi đi rất an tường, tướng lành hi hữu. Họ thật làm nên ngay đời này họ thành công.

Nếu như chúng ta giữ tâm lý cầu may: “Không cần lo! Hiện tại ta vẫn còn trẻ mà, đợi đến khi ta già rồi mới thật làm”. Bạn mỗi ngày xem thấy những tin tức trên báo đó, người trẻ tuổi đi rất nhiều, bạn có thể bảo đảm bạn có thể sống đến tám mươi, chín mươi, sống đến một trăm tuổi hay không? Ba mươi, bốn mươi, năm mươi ra đi rất nhiều rất nhiều. Cho nên chính mình nhất định phải đề cao cảnh giác, phải cứu chính mình.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 179
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào để đoạn trừ danh lợi, dục vọng của người thế gian?

Định Tuệ

Tu hành có bốn giai đoạn: Học hành thành liễu

Định Tuệ

Nhiều đời tu phước, tu huệ mới có cơ hội nghe pháp môn này

Định Tuệ

Công phu niệm Phật chẳng đắc lực là vì sao?

Định Tuệ

Thần chú Phổ triệu thỉnh chân ngôn và Giải oán kết chân ngôn

Định Tuệ

Những huyền ký của đức Phật về Tịnh độ

Định Tuệ

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ giảng giải ý nghĩa

Định Tuệ

Người thường niệm Phật tự tâm sẽ thanh tịnh

Định Tuệ

Người chân thật tu hành nhất định không thể xa rời Giới Định Tuệ

Định Tuệ

Viết Bình Luận