Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Mối quan hệ giữa con người và quỷ thần

Ở trong thế gian này, Quỷ nhiều hơn Người. Nói lời thành thật, hễ nơi nào có con Người ở, nơi đó sẽ có Quỷ. Người và Quỷ ở chung với nhau.

Chúng ta sống trong 2 không gian khác nhau, nên có thể xếp chồng với nhau được, 2 bên không có cản trở gì với nhau.

Nhà của con Người ở xếp chồng với nhau, nhà của quỷ không có trở ngại gì. Tường vách của con Người chúng ta không có trở ngại gì với họ. Họ có thể đi xuyên qua được.

Còn nhà họ ở, tức là tường nhà của Quỷ, con Người chúng ta có thể đi xuyên qua không có chướng ngại, nhưng họ có chướng ngại. Họ không thể đi xuyên qua được.

Đây là 2 loại không gian và thời gian khác nhau, nó xếp chồng với nhau được. Con Người chúng ta thật ra cũng thường hay gặp Quỷ.

Nhiều khi chúng ta ở trong nhà, đi ngoài đường, bỗng nhiên cảm thấy không thoải mái, nổi da gà. Đó là gì? Đó là gặp Quỷ rồi. Bởi ảnh hưởng sóng từ của Quỷ phát ra.

Hiện nay nhà khoa học gọi là từ trường. Từ trường của chúng ta tiếp xúc với từ trường của họ.

Nếu sức từ trường của chúng ta mạnh, thì sẽ không bị quấy nhiễu;

Nếu từ trường của chúng ta tương đối yếu, thì sẽ bị họ quấy nhiễu.

Họ có thể quấy nhiễu chúng ta thì chúng ta cũng có thể quấy nhiễu họ. Khi từ trường của chúng ta quá mạnh, họ sẽ tránh xa, không thể lại gần được.

Vì vậy trên Kinh thường hay nói một người tu hành chân thật, công phu tu hành đắc lực, thì trong vòng phạm vi 40 dặm, những Ác Quỷ, Ác Thần đều phải tránh xa. Vì sao vậy?

Vì từ trường của chúng ta quá mạnh, khi họ tiến lại gần sẽ cảm thấy rất khó chịu. Sức mạnh từ trường của bạn có thể khống chế được họ trong phạm vi 40 dặm, nên họ tránh xa.

Người tu hành vẫn gặp Quỷ. Hay nói cách khác là công phu tu hành của bạn quá kém, ngay cả Quỷ còn bắt nạt bạn, cười nhạo bạn, cho rằng công phu tu hành của bạn là giả, không phải thật.

Bạn làm bộ dạng bề ngoài thì giống tu hành, nhưng trong tâm thì tham-sân-si-mạn, nên Quỷ cũng xem thường bạn. Đạo lý nó là như vậy.

Chủ giảng: Hòa Thượng Ân Sư Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Trì tụng Chú Đại Bi tại nhà cần tránh những gì?

Định Tuệ

Nhất tâm bất loạn trì danh hiệu Phật có diệt tội được không?

Định Tuệ

Tin sâu nguyện thiết, thật thà niệm Phật, bạn nhất định thành tựu

Định Tuệ

Tứ hoằng thệ nguyện là gì? Ý nghĩa của Tứ hoằng thệ nguyện

Định Tuệ

Bát công đức thủy: Nước tám công đức

Định Tuệ

Như thế nào gọi là duyên thành thục?

Định Tuệ

Pháp môn niệm Phật là bình đẳng thành Phật

Định Tuệ

Hào quang và y phục của chư Thiên như thế nào?

Định Tuệ

Tài, sắc, danh, thực, thùy là gốc năm đường đọa địa ngục

Định Tuệ

Viết Bình Luận