Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thức ăn lương thực nếu bị chà đạp, bỏ thừa thì tội rất nặng

Nếu chúng ta ăn uống chẳng điều độ, chẳng biết lễ tiết thì những vị Chủ Thực Thần này sẽ chẳng hoan hỷ. Nếu lại chà đạp lương thực thì tội lỗi này rất nặng.

Vị thứ mười sáu Chủ Thực Quỷ Vương, tập tục trong dân gian gọi là Thần Ngũ Cốc, hay là phần nhiều gọi là Táo Thần (ông Táo, thần bếp) chính là vị này, chuyên môn cai quản việc ăn uống trong dân gian, ông chuyên cai quản việc này. Cũng thuộc về những gì mà phần đông chúng ta gọi là phước báo, phước báo này nặng về việc ăn uống, đây là việc trong đời sống hằng ngày bất cứ người nào cũng chẳng thiếu.

Sự ăn uống trong nhà Phật có lễ tiết. Trước khi ăn phải dùng tâm thanh tịnh, cung kính để cúng dường, đây là sự chí kính đối với loại quỷ thần, hy vọng họ có thể gia trì, bảo hựu.

Nếu chúng ta ăn uống chẳng điều độ, chẳng biết lễ tiết thì những vị Chủ Thực Thần này sẽ chẳng hoan hỷ. Nếu lại chà đạp lương thực thì tội lỗi này rất nặng. Phải biết trên thế gian này có rất nhiều địa phương bị đói khát, chúng ta có đồ ăn uống, có nghĩ đến những người bị đói khát hay không?

Nếu mỗi khi ăn uống đều có thể nghĩ đến thì đó là tâm từ bi tỏ lộ, đây tức là tích lũy công đức. Có tâm niệm này rồi, khi gặp những tai nạn này thì bạn nhất định sẽ cứu giúp, giúp đỡ, đừng coi thường chuyện này.

Thánh hiền thế gian và xuất thế gian đều nói với chúng ta, dạy chúng ta phải ngăn chặn sai lầm ngay từ đầu mới có thể tránh khỏi hết thảy tai họa. ‘Vi tiệm’, vi là nhỏ nhiệm, tiệm nghĩa là chậm chạp, những việc nhỏ này mà bạn chẳng phòng bị thì dần dần sẽ biến thành tai họa lớn.

Cho nên phải giữ tiểu lễ, phải phòng ngừa những lỗi nhỏ, nếu không phòng ngừa lỗi lầm nhỏ thì dần dần sẽ biến thành tai họa lớn, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Cổ thánh tiền hiền nói về chữ ‘vi’ (tinh tế, mầu nhiệm, nhỏ, ẩn dấu), ‘vi’ nghĩa là khởi tâm động niệm, phải phòng ngừa từ chỗ này. Phàm những chuyện không lợi cho chúng sanh, chẳng lợi cho xã hội, thì một niệm (niệm đầu) ấy không được khởi, nếu khởi một niệm ấy thì tuyệt đối sẽ có hại cho mình. Niệm niệm đều có thể vì chúng sanh, vì xã hội thì nhất định sẽ có lợi ích.

Tuy trước mắt bạn chẳng nhìn thấy sự lợi ích này, quỷ thần đã nhìn thấy rất rõ ràng, đã ghi chép rất rành rẽ, tích tiểu thiện sẽ thành đại thiện, tích tiểu công thì thành đại công, tích lũy càng sâu dầy, tích lũy càng nhiều thì ngay đời này sẽ thọ báo, chẳng cần đợi đến đời sau.

Trong Liễu Phàm Tứ Huấn chúng ta thấy, sau khi ông Viên Liễu Phàm hiểu rõ đạo lý, cả nhà đều tu tích công đức, ông được quả báo ngay hiện đời. Trong mạng ông chẳng có công danh, công danh lúc trước tức là thi đậu học vị tiến sĩ, học vị cao nhất này trong mạng ông vốn chẳng có, trong mạng ông chỉ có tú tài; sau này ông đậu cử nhân, đậu tiến sĩ đều do đời này tu được.

Trong mạng chỉ sống tới năm mươi ba tuổi, ông sống đến bảy mươi mấy tuổi, ông chẳng cầu trường thọ; trong mạng chẳng có con cái, ông lại được hai người con trai ngoan. Ðây đều do mạng hiện đời chuyển trở lại, ông tu tích nhiều, đây là gương tốt, mô phạm cho chúng ta.

Cho nên người thế gian, thường thường người nghèo khốn còn có thể tu phước, còn vui làm phước, còn người giàu có lại sơ ý bỏ qua, chẳng biết tu phước, chúng tôi đã thấy rất nhiều.

Người càng có tiền lại càng keo kiệt, càng chẳng dám xả, khi họ xài tiền thì nhất định phải có lợi cho họ, những gì chẳng đem lại lợi ích hiện tiền cho họ thì họ chẳng chịu xài, họ rất coi trọng danh lợi. Người như vậy hưởng phước hết rồi thì chẳng còn phước dư, đời sau phải chịu tai ương, trừng phạt.

Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, tập 28
Hòa Thượng Tịnh Không giảng!
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Cảnh giới phát hiện – Nội cảnh, ngoại cảnh, biện ma cảnh

Định Tuệ

Người thực sự cầu vãng sanh chỉ nói miệng suông thì không được

Định Tuệ

Việc niệm Phật cần đặt lên hàng đầu, đừng chạy theo thị phi

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 11 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Danh hiệu A Di Đà Phật – Pháp bảo số một của thế xuất thế gian

Định Tuệ

Những lợi ích khi trì tụng chú Đại Bi không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Tha lực, tự lực là gì? Khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Định Tuệ

Nữ giới từ nhỏ tập tánh nhu hòa thì suốt đời hưởng nhiều phước

Định Tuệ

Thế nào là phước? Phước hữu lậu và phước vô lậu là gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận