Tâm Hướng Phật
Nhân Quả

Tạo ác dù nhỏ bằng sợi lông cũng phải chịu các ác báo

Tạo ác nhỏ bằng sợi lông cũng phải tự mình chịu các ác báo. Những điều mà chúng ta tạo tác, người khác không thể chịu thay, là tự làm tự chịu, phải hiểu đạo lý này.

Không phải mê gì khác mà đã mê tự tánh. Dù đã mê tự tánh nhưng tự tánh này vẫn khởi tác dụng, khởi tác dụng mang theo mê, thế là liền tạo ác nghiệp, sự tình là như vậy.

Chư Phật Như Lai nhìn tất cả chúng sanh là nhìn vào bản tánh, cho nên trong tâm các Ngài một ác niệm cũng không có. Phàm phu nhìn tất cả chúng sanh là nhìn vào tập tánh, nên thế gian không có người nào là người tốt.

Do sự khác biệt của một niệm này đã làm biến đổi hết mọi hiện tượng bên ngoài. Nếu như là niệm thiện, thì hiện tượng bên ngoài liền trở nên rất tốt.

Cho nên, chúng ta nhất định phải khẳng định điều mà Thế Tôn gọi là: Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Ở trong tất cả pháp này, gần gũi với chúng ta nhất là cơ thể của chúng ta, tướng mạo của chúng ta. Người tâm chín chắn một chút có thể nhận thấy rất rõ ràng.

Người có tâm địa lương thiện thì tướng mạo sẽ từ bi, cử chỉ nhu hòa, nhã nhặn. Người có tâm hạnh bất thiện thì tướng mạo đáng sợ, người khác nhìn thấy liền sợ hãi, chúng ta thường nói người này có sát khí, sát khí rất nặng. Sát khí là nói khí toát ra, trong khí công nhìn thấy khí của người, người nước ngoài gọi là từ trường.

Từ trường đó rất xấu, khiến người ta nhìn thấy bạn, tiếp xúc với bạn, cả người cảm thấy sợ hãi, cảm thấy không thoải mái. Người tâm địa lương thiện từ bi thì từ trường của họ tốt, khi người ta tiếp xúc đều sinh tâm hoan hỷ, đều cảm thấy mát mẻ tự tại, rất muốn gần gũi với họ. Đây là điều mà trong kinh nghiệm cuộc sống chúng ta quan sát thấy, cảm nhận được.

Tôi trước đây tiếp xúc ba vị thầy, chỉ cần tôi có thời gian là tôi liền đi tìm quý thầy, gần gũi quý thầy. Mặc dù chẳng nói một câu nào, tôi ngồi ở trong căn phòng đó cũng cảm thấy được không khí rất tốt, từ trường rất tốt, chúng tôi đi tiếp nhận, đi cảm nhận.

Điều này chứng tỏ người tâm thiện thì từ trường của bạn sẽ thiện, không khí quanh bạn sẽ thiện. Không khí thiện này có thể làm cảm động người, khiến người sinh tâm hoan hỷ.

“Sở sanh uẩn xứ giới đẳng”, đây là quả thiện. Vì bạn có nhân thiện, tu thiện nghiệp, thiện nhân, bạn cảm được thiện quả. Uẩn là ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là thân của bạn. Thọ, tưởng, hành, thức là tâm của bạn, đều là nói tâm lý.

Ở trong Tâm Kinh nói: Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, đây là nói ngũ uẩn. Ngũ uẩn là đã bao gồm hết tất cả mọi pháp ở trong Vũ Trụ rồi. Chữ Sắc này là nói tất cả mọi hiện tượng thế xuất thế gian, dùng một chữ này để đại biểu.

Tâm pháp nói rất tường tận, có bốn điều: Thọ là cảm thọ của bạn. Tưởng là tư duy của bạn. Hành thì tương đối khó hiểu, hành là sát na không dừng trụ, ý nghĩ sanh diệt này vĩnh viễn không ngừng nghỉ, niệm trước diệt, niệm sau liền sanh, đây gọi là hành, niệm niệm không dừng. Thức là hàm chứa.

Những cái mà bạn tạo tác, bất kể là thiện pháp, ác pháp, vô ký pháp, hình bóng của nó rơi vào hàm chứa trong A lại da thức, trong Kinh Phật gọi nó là chủng tử. Thứ này thì phiền phức.

Chủng tử mà A lại da thức hàm chứa vĩnh viễn không bị mất đi, vĩnh viễn không bị tiêu diệt, gặp được duyên thì nó liền khởi tác dụng, liền khởi hiện hành, gặp duyên liền sanh khởi hiện tướng, chúng ta gọi là thọ báo.

Trong Kinh Phật nói: Giả sử bách thiên kiếp, sở tạo nghiệp bất vong. Trong A lại da thức hàm chứa vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ. Đây là Phật nói ra chân tướng sự thật cho chúng ta. Nếu như hiểu rõ chân tướng sự thật, thì người này chắc chắn sẽ không tạo ác. Tại sao vậy?

Tạo ác nhỏ bằng sợi lông cũng phải tự mình chịu các ác báo. Những điều mà chúng ta tạo tác, người khác không thể chịu thay, là tự làm tự chịu, phải hiểu đạo lý này.

Xứ là nói mười hai xứ. Chỗ này chúng ta nói tường tận một chút. Chúng ta nói sáu căn, sáu trần. Sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Theo cách nói này thì tâm pháp chỉ nói có một điều, ý là tâm pháp. Ở trong sắc pháp triển khai ra đã nói mười một pháp. Phật tại sao phải nói như vậy?

Chúng sanh mê ngộ không giống nhau. Nếu người đối với sắc pháp mê nhẹ, đối với tâm pháp mê nặng, Phật bèn nói ngũ uẩn với họ. Cho nên, tâm pháp nói bốn điều, bạn mê sâu thì nói nhiều, sắc pháp mê nhẹ nên chỉ nói một điều.

Bạn nghĩ đến Phật nói mười hai xứ thì ý nghĩa đã rõ ràng rồi. Đương cơ của người này hoàn toàn ngược lại, tâm pháp mê nhẹ, sắc pháp mê nặng. Mê nặng thì nói nhiều. Cho nên, sắc pháp nói mười một điều, tâm pháp nói một điều.

Mười pháp giới là nói đối với người tâm pháp và sắc pháp đều mê nặng. Thế là ở trong mười hai xứ lại cộng thêm sáu thức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu thức cộng thêm ý ở trong mười hai xứ thì liền có bảy điều. Trong mười tám giới thì có bảy điều nói tâm pháp, mười một điều nói sắc pháp. Đây là đối với sắc, người có tâm mê quá nặng, Phật bèn nói cách này.

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Vong hồn quấn quýt theo quấy phá, niệm Phật được giải oán kết

Định Tuệ

Chuyện nhân quả: Thai phụ tụng kinh Địa Tạng

Định Tuệ

Hiểu rõ về luật nhân quả để có một cuộc sống bình an, ý nghĩa

Định Tuệ

Chỉ một ý niệm cũng sẽ đưa tới quả báo lâu dài

Định Tuệ

Tại sao thành kính niệm Phật mà vẫn bị tai nạn chết?

Định Tuệ

Quên mình vì người tránh được tai họa

Định Tuệ

Vì sao có người tâm địa độc ác nhưng vẫn giàu có?

Định Tuệ

Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại mà ra

Định Tuệ

Phúc báo là gì? Người Phật tử nên làm gì để nhận được phúc báo?

Định Tuệ

Viết Bình Luận