Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tam quy Ngũ giới là Diệu Pháp an lạc cứu khổ

Tam Quy Ngũ Giới là bờ bến của thế gian, và là Diệu Pháp an lạc cứu khổ. Đầu tiên giải nghĩa Tam quy y, sau đó nói rõ về Ngũ Giới.

Phật tuy thuyết bao pháp môn, như giới luật Đại Thừa và Tiểu Thừa, nhưng đều dùng Tam Quy Ngũ Giới làm căn bản, khiến người thọ những giới luật này, thường không làm các việc ác, và luôn hành các điều lành. Phải y theo những lời bên trên mà lập thân, tề gia, trị quốc, thì đó mới là điều rốt ráo của chủ nghĩa nhân đạo.

Nếu ngừng gieo nhân khổ thì quả khổ sẽ tự diệt mất. Thoát khỏi ba đường khổ và sanh trong Cõi Trời người thì dễ dàng nhập vào Phật thừa. Đó là nền tảng căn bản học Phật.

Tam Quy Ngũ Giới là bờ bến của thế gian, và là Diệu Pháp an lạc cứu khổ. Đầu tiên giải nghĩa Tam quy y, sau đó nói rõ về Ngũ Giới.

Tam quy y:

Thứ nhất là quy y Phật.
Thứ hai là quy y Pháp.
Thứ ba là quy y Tăng.

Tại sao đầu tiên phải quy y Phật?

Phật là Đấng Thế Tôn đại giác, cứu cánh thường lạc, mãi mãi xa lìa khổ não, dạy dỗ chúng sanh, xuất ra khỏi lưới mê, đi trên đường giác. Phật Thích Ca là vị giáo chủ ở cõi Ta Bà, nên đầu tiên phải quy y Phật.

Thứ hai, quy y Pháp, tức là những pháp môn của Phật truyền dạy. Ba đời Chư Phật đều y theo những giáo pháp này mà tu hành, thành tụu vô lượng công đức thanh tịnh. Ngày nay muốn xoay về cội gốc, tịnh trừ tâm cấu uế, cần phải tu trì theo Phật Pháp. Vì thế, phải quy y Pháp.

Thứ ba là quy y Tăng. Xả thân vì Phật Pháp, và xiển dương chánh pháp, phải có người đảm đương hoằng truyền. Dùng phương tiện văn, tư, tu mới chứng quả thành Phật.

Nếu Phật Pháp không có người thuyết giảng, tuy biết mà khó có thể lãnh hội. Phật Pháp thâm sâu khó hiểu, phải nghe Chư Tăng giảng giải, nên ân đức của các Ngài vô cùng cực. Do đó, phải quy y Tăng.

Lại nữa, nghĩa của sự quy y Tam Bảo được phân biệt thành ba. Thứ nhất là nhất thể Tam Bảo. Thứ hai là biệt tướng Tam Bảo. Thứ ba là Trụ Trì Tam Bảo.

Nhất thể Tam Bảo tức là tự thể của nhất tâm. Phật Đà là tiếng Phạn, dịch là Giác Giả. Nhất niệm linh minh tâm giác liễu, tức là tự tánh nhất thể Phật Bảo.

Pháp đã đầy đủ ba Đức Phật Pháp Tăng, Tam Bảo. Pháp nghĩa là quỹ trì. Tâm tánh này có thể giữ gìn quy tắc của tất cả pháp thế gian lẫn xuất thế gian, tức là tự tánh nhất thể Pháp Bảo.

Tăng, tiếng Phạn là Tăng Già Da, nghĩa là một đoàn thể hay chúng hòa hợp. Tâm giác có khả năng hằng trì tất cả pháp. Tâm tức là pháp. Mọi pháp đều là một tâm. Pháp tức là tâm. Tâm và pháp không hai, lý sự hòa hợp, tức tự tánh nhất thể Tăng Bảo. Một tâm như thế đầy đủ phật pháp Tăng.

Tam Bảo chỉ là một tâm, nên gọi là nhất thể Tam Bảo. Chúng sanh vì mê mờ tâm này mà hướng ngoại truy cầu, nên lưu chuyển trong sanh tử. Chư Phật nhờ giác ngộ được tâm này nên chứng được đạo Bồ Đề.

Thứ hai là biệt tướng Tam Bảo. Danh tướng của ba danh tự Phật, Pháp, Tăng khác nhau. Phật, tiếng Phạn là Phật Đà Da, nghĩa là bậc giác ngộ. Giác ngộ tận nguồn tâm, đạt tận thật tướng, gọi là tự giác.

Dùng pháp môn tự chứng mà giác ngộ cho tất cả chúng sanh, gọi là giác tha. Tự giác đã viên mãn, giác tha cũng đã đạt đến cứu cánh, nên gọi là giác hạnh viên mãn. Ba giác viên mãn, muôn đức đều tròn đầy, nên cuối cùng thành Phật. Đầu tiên, Phật Thích Ca thành đạo dưới cội Bồ Đề, thị hiện thân vàng sáu trượng.

Nơi Pháp Hội Hoa Nghiêm, Ngài thị hiện Pháp Thân Phật Lô Xá Na. Đó là biệt tướng của Phật Bảo. Đức Như Lai tùy cơ thiết giáo, trong năm thời thuyết giảng các Kinh Điển quyền thiết và chân thật. Ba tạng mười hai phần Giáo, Lý, Hạnh, Chứng, Nhân, Quả, Trí, Đoạn, các loại không đồng, gọi là biệt tướng Pháp Bảo.

Theo giáo lý mà tu hành. Do tu hành mà khế hợp, rồi chứng ba thừa, như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nhưng giai đoạn thứ lớp không đồng, nên gọi là biệt tướng Tăng Bảo. Nơi đây đã bàn xong về biệt tướng Tam Bảo.

Thứ ba là Trụ Trì Tam Bảo. Sau khi Phật diệt độ, Tượng Phật được đắp bằng xi măng, khắc trên gỗ, hay đúc bằng năm loại kim khí, hoặc vẽ trên giấy lụa. Những Tượng Phật này làm ruộng phước cho chúng sanh.

Nếu cung kính như Đức Phật còn tại thế thì công đức thật khó nghĩ bàn. Trụ Trì mãi không tuyệt mất, gọi là Trụ Trì Phật Bảo. Vô luận sách màu vàng, hay lá Cụ Diệp đều là ba tạng Kinh Điển. Mười hai phần giáo của Đại Thừa và Tiểu Thừa khiến người thấy nghe, y theo đó mà hành trì thì đều được hết khổ, đắc an lạc, cho đến thành Phật.

Giảng giải: Hòa Thượng Hư Vân!

Bài viết cùng chuyên mục

Đạo Phật là gì? Con đường đưa người trở về cố hương giác ngộ

Định Tuệ

Trí tuệ của Đức Phật sâu đến mức nào?

Định Tuệ

Bố thí Ba la mật là gì? Sự hào phóng siêu nhiên

Định Tuệ

Niệm Phật nhất định phải nghe kinh, nhất định phải rõ đạo lý

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Công Đức Bảo Sơn Thần Chú

Định Tuệ

Tiết kiệm phước để hưởng lúc lâm chung

Định Tuệ

Phát nguyện cầu vãng sanh cần phải khẩn thiết từ trong tâm

Định Tuệ

Thần linh là gì? Thần linh nếu không biết điều này cũng đọa Địa ngục

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 11 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Viết Bình Luận