Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Gặp người ăn xin có nên bố thí hay không?

Ra khỏi cửa thường gặp người ăn xin, không dễ phân biệt rõ những người này là thật sự cần hay là lấy việc này làm thủ đoạn kiếm tiền, gặp phải tình huống này thì bố thí tốt hơn hay là không bố thí tốt hơn?

Câu hỏi: Ra khỏi cửa thường gặp người ăn xin, không dễ phân biệt rõ những người này là thật sự cần hay là lấy việc này làm thủ đoạn kiếm tiền, gặp phải tình huống này thì bố thí tốt hơn hay là không bố thí tốt hơn? Thỉnh thoảng tùy ý bố thí một chút, thỉnh thoảng lại không bố thí, bố thí rồi lại cảm thấy chính mình bố thí quá ít, không bố thí thì lương tâm lại cảm thấy bất an, gặp phải tình huống như vậy, phải nên làm thế nào mới như pháp ạ?

Đáp: Đây đều là do tâm của chính mình không thanh tịnh, tâm không chân thành. Nếu là tâm chân thành thanh tịnh thì bạn sẽ không cần suy nghĩ xem họ là thật hay giả, tâm của bạn đã an rồi. Nếu không thì bất an là gì? Là do nghi ngờ của bạn khiến tâm bạn bất an.

Nghi ngờ của bạn là phiền não tâm sở, không phải là chân tâm, trong chân tâm không có nghi ngờ. Cho dù sử dụng thủ đoạn này để kiếm tiền thì có nên cho họ không? Cũng nên cho họ, bạn phải để cho họ dần dần thức tỉnh lương tâm và quay đầu.

Trước đây khi tôi giảng Kinh đã từng giảng qua mấy lần về câu chuyện của pháp sư Đạo An, tôi học được ở Ngài một hạnh, rất cừ khôi, tín đồ lừa ngài, ngài làm thế nào? Ngài cứ cho, mỗi lần đến lừa đều cho. Người lừa đảo Ngài không biết, cho rằng Lão hòa thượng không biết gì, mỗi lần đều bị lừa, họ tự cho mình thông minh. Họ là đệ tử quy y của Lão hòa thượng.

Buổi sáng nọ tôi đi thăm pháp sư Đạo An, gặp Lão hòa thượng, Lão hòa thượng hỏi tôi, Ngài hỏi có một người nào đó vừa mới đến lừa ta, đi rồi, ông có nhìn thấy họ không? Tôi nói nhìn thấy, gặp họ ở cổng chính, khi tôi bước vào thì họ đi ra. Ngài nói hôm nay lại đến lừa ta, Ngài có đưa cho họ không? Cho họ rồi. Lão hòa thượng hay!

Đến khi nào họ biết mỗi lần lừa Lão hòa thượng, Lão hòa thượng đều biết cả, người ta sẽ thức tỉnh lương tâm, sẽ quay đầu là bờ. Lão hòa thượng không vạch trần họ, đây là độ chúng sanh, lợi ích chúng sanh. Để cho lương tâm của chính họ thức tỉnh, tự mình quay đầu, đây gọi là phương tiện khéo léo.

Cho nên đừng hoài nghi. Người ăn xin trên thế gian này, bạn hoài nghi họ làm gì? Hoài nghi thì dứt khoát không cho, cho rồi thì không hoài nghi.

Ngoài ra còn có một ví dụ, pháp sư Đàm Thiện ở Singapore, Pháp sư vãng sanh rồi. Pháp sư này chân thật là lấy khổ làm thầy. Thầy ấy ở một tịnh xá nhỏ, tôi chưa đến bao giờ.

Tôi từng gặp Thầy mấy lần đều ở miếu Thành Hoàng. Thầy ở miếu Thành Hoàng mở một quầy hàng nhỏ bán tiền vàng, nhang đèn. Những thứ đó giá chỉ một đồng, hoặc mấy hào, Thầy cứ vậy mà gom góp. Đời sống của chính mình, Thầy ăn uống vô cùng đơn giản, chỉ một món, thật sự là lấy khổ làm thầy. Thầy uống nước thì dùng cốc giấy lấy nước máy uống.

Singapore bốn mùa đều là mùa hè, quần áo đều vô cùng đơn giản. Chúng tôi đến là khách quý, vì là khách quý nên Thầy mới tiêu một – hai đồng để mua một chai nước suối, đây là Thầy chiêu đãi khách quý. Nhưng Thầy thật sự có tiền, Thầy giữ không ít tiền, có những ngôi chùa, đạo tràng đến thỉnh Thầy đi giúp, Thầy vô cùng hào phóng rộng lượng.

Tôi nghe nói một người, tôi vẫn chưa gặp mặt họ, ở “Đại Giác Liên Xã” San Francisco, lúc đó có cơ hội mua một nơi để làm một đạo tràng vĩnh cửu. Pháp sư Đàm Thiện là người Phúc Châu, nhóm kia cũng là đồng hương, đã bàn với Thầy về việc này. Mua một căn nhà cần bảy trăm ngàn Đô la Mỹ, bản thân họ chỉ quyên góp được ba trăm ngàn, Lão Hòa Thượng rất hoan hỉ lập tức lấy ra bốn trăm ngàn.

Cả đời chính là vô cùng hào phóng giúp người như vậy, từ trước tới nay chưa từng keo kiệt. Sau khi đưa tiền rồi thì Thầy chỉ nói một câu: “Nhân quả của ai, người đó tự chịu”, từ đó về sau không hề hỏi qua. Cho nên tâm của Thầy thanh tịnh, Thầy không có phiền não.

Các vị làm như thế nào là nhân quả của các vị, tâm của tôi phát ra là thiện tâm, không liên quan đến tôi, đây là chính xác, vĩnh viễn giữ gìn tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi của chính mình.

Bạn có những nghi ngờ này là tâm chân thành của bạn không có nữa, tâm từ bi của bạn không có nữa. Cho nên những gì bạn làm đều không như pháp, cho thì không như pháp, không cho thì cũng không như pháp.

Trích đoạn trong:
HỌC PHẬT VẤN ĐÁP
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CỦA CÁC ĐỒNG TU
Giảng ngày 29 tháng 2 năm 2007
tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông
TẬP 13
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ tám giảng giải

Định Tuệ

Vô thường vô ngã khổ là gì?

Định Tuệ

Người chân tu hành là người nhìn thấu, buông xuống

Định Tuệ

Người tin tưởng pháp môn Tịnh độ, phước báo chẳng thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Ngũ uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn là gì, từ đâu mà có?

Định Tuệ

Mười phương chư Phật đều khuyên chúng ta tu học Tịnh Độ

Định Tuệ

Bốn loại ma Đức Phật nói trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

Định Tuệ

Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh

Định Tuệ

Thế giới này quá nhiều khổ nạn, Tây Phương Cực Lạc là ao thanh lương

Định Tuệ

Viết Bình Luận