Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phê bình người xuất gia là bạn đã tạo nghiệp phỉ báng

Trong nhà Phật, đặc biệt chúng ta nhìn thấy có những người xuất gia hành trì không như Pháp. Chúng ta có thể phê bình họ không? Nhất định là không được!

Họ có xấu có ác thế nào đi chăng nữa, thì trong tương lai chính họ phải chịu quả báo, chúng ta phê bình họ thì tội lỗi của chúng ta không biết là nặng bao nhiêu? Là nguyên nhân gì?

Thật ra mà nói rất ít người hiểu được hình tượng của người xuất gia. Hình tượng mặc lên chiếc áo cà sa này. Bạn nghĩ xem: “Ở bên ngoài đi một vòng sẽ có bao nhiêu người nhìn thấy? Hạt giống Phật đã được trồng vào trong A lại da thức, họ vừa nhìn thấy liền biết đây là Phật”. Ý niệm về Phật của họ liền sanh khởi lên.

Tất cả những việc ác của họ chúng ta không nói. Hình tượng này của họ sẽ khiến cho vô số chúng sanh trồng thiện căn, mặc dù họ có hành vi xấu ác thế nhưng nếu như chúng ta lại đi khắp nơi tuyên truyền về họ khiến cho đại chúng trong xã hội nhìn thấy tất cả người xuất gia, đều cho rằng đây là những người không tốt thì chúng ta đang ở đó tạo nghiệp phỉ báng rồi, tội lỗi này bạn phải tự chịu trách nhiệm.

Cho nên chúng ta thường hay tạo nhân ác này mà chính mình hoàn toàn không biết. Chính mình cho là chuyện rất nhỏ mà không nghĩ là điều này ảnh hưởng rất lớn.

Bất luận là thiện hay là ác, chúng ta nhất định phải quan sát được, thể hội được sức ảnh hưởng của nó lớn như thế nào, ảnh hưởng sâu sắc ra sao, thời gian ảnh hưởng dài bao lâu. Khi bạn vừa suy xét đến phương diện này thì tự nhiên sẽ biết thâu liễn.

Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên – tập 85.
Chủ giảng: Hoà Thượng Tịnh Không.

Ngài Huyền Trang khơi dậy và củng cố niềm tin Người đời vì thấy có những ông tăng không giữ theo giới hạnh nên khởi tâm khinh miệt, không tin vào pháp môn Tịnh độ. Như vậy thật sai lầm. Như thế cũng giống như thấy đạo sĩ tư cách không ra gì lại khinh khi Lão tử; thấy nhà Nho hư hỏng lại xem thường Khổng tử.

Người có trí vốn đã không nên dựa nơi tư cách con người mà đánh giá, bác bỏ lời nói của họ, huống chi lại có thể dựa vào tư cách kém cỏi của những kẻ theo học mà khinh chê Giáo pháp?

Thuở xưa, vua Đường Thái Tông có lần thưa với Pháp sư Huyền Trang: “Trẫm có ý muốn dâng lễ trai tăng, nhưng nghe rằng có nhiều vị tăng không đủ giới hạnh, vậy phải làm thế nào?”

Ngài Huyền Trang đáp: “Đất Côn Sơn có ngọc quý, cũng nằm lẫn trong bùn, cát; huyện Lệ Thủy có vàng, lẽ nào ở đó không có ngói gạch, đá sỏi? Đất sét hoặc gỗ dùng tạo tượng La-hán, khởi tâm cung kính ắt được phước; đồng, thiếc đúc thành tượng Phật, người hủy hoại nhất định có tội. Rồng nặn bằng đất sét tuy không thể làm mưa, nhưng muốn cầu mưa phải dùng rồng đất ấy. Những ông tăng phàm tục tuy không thể ban phúc, nhưng muốn cầu phúc phải biết kính trọng họ.”

Vua Đường Thái Tông nghe qua lời ấy thì kinh hoảng, thưa rằng: “Trẫm từ nay về sau dù gặp chú sa-di nhỏ cũng xin cung kính như Phật.”

Đáng khen thay, vua Đường Thái Tông cố nhiên đã sẵn có phước lành đời trước, nên chỉ dạy qua một lần liền tỉnh ngộ, nhưng ngài Huyền Trang cũng quả thật là bậc chân sư, khéo khơi dậy và củng cố niềm tin cho người.

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ!

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Đức Phật đản sinh vào ngày nào? Ý nghĩa của ngày lễ Phật đản

Định Tuệ

Ân đức của Phật Di Đà rộng lớn sâu xa, ngôn ngữ nói không hết

Định Tuệ

Bồ Tát Tái Lai

Định Tuệ

Quỷ là gì? Vì sao chúng có thể biến hóa thành người, súc sanh?

Định Tuệ

Cái gì mình không muốn, chớ đem cho người

Định Tuệ

Học tập theo tinh thần của Bồ Tát Di Lặc

Định Tuệ

Mục đích cuối cùng của sự giáo hóa của Phật A Di Đà

Định Tuệ

Phản bổn hoàn nguyên là gì? Học Phật thì đừng tham danh lợi

Định Tuệ

Ý nghĩa danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm

Định Tuệ

Viết Bình Luận