Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Niệm Phật đạt công phu nhất niệm

Niệm Phật đạt công phu nhất niệm là khi thức thứ sáu (Ý thức) tống vô, thức thứ tám (A Lại Da Thức) tràn ra, không niệm Phật mà vẫn có tiếng niệm Phật.

Lược trích lời giảng của Sư Thích Giác Khang, vị chân tu vãng sanh lưu xá lợi: Niệm Phật đạt công phu nhất niệm là khi thức thứ sáu (Ý thức) tống vô, thức thứ tám (A Lại Da Thức) tràn ra, không niệm Phật mà vẫn có tiếng niệm Phật. Ý thức là vọng, câu niệm Phật tiêu diệt chủng tử ác từ vô thủy kiếp (một chủng tử dù rất nhỏ vẫn lưu trong A Lại Da), đến khi câu Niệm Phật tràn đầy linh hồn mình rồi thì thức thứ tám hồn nhiên tràn ra, đó gọi là chân vọng hòa hợp, thì đạt nhất niệm.

Hoà Thượng Thích Thiện Hoa đã giảng như sau:

Từ phàm phu cho đến mãn Thất địa, thì thức thứ tám gọi là Tàng thức (A Lại Da Thức).

Từ Bát Địa đến Đẳng Giác thì không còn gọi là A Lại Da mà gọi là Dị Thục Thức.

Đến quả vị Phật, thì dị thục cũng không còn, mà gọi là “Vô Cấu thức” hay “Bạch tịnh thức”.

Thức này tức là Phật tánh, cũng kêu là Như Lai tạng. Do thức thứ bảy (mạt na) chấp Ta, nên nó biến thành tạp nhiễm thì kêu là “A Lại Da” hay “Ngã ái chấp tàng” (thức thứ bảy chính là căn của thức thứ sáu). Nếu thức thứ bảy không còn chấp thì nó lại thanh tịnh, nên gọi là “Như Lai tạng” hay “Phật tánh”.

Trong Kinh Phật nói: “Phật và chúng sinh bình đẳng không hai”. Thiền Tông nói: “Đập bể thùng keo sơn (phá chấp), khi tỏ ngộ rồi, đồng với khi chưa ngộ”. Như nói “Sanh tử tức Niết Bàn” hay “Phiền não tức Bồ Đề”… đều có thể lấy đây để suy xét.

Sở dĩ thành phàm phu cũng từ đó mà ra.
Vậy niệm Phật cũng gọi là Niệm Giác Tánh.

Cái thù thắng của Tịnh Độ là có thêm sức tha lực từ Đức Từ Phụ Di Đà. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát tu đến Đẳng Giác Bồ Tát nhất tâm niệm Phật vãng sanh Tây Phương. Trong thời kỳ Đức Bổn Sư ứng thế, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị thượng thủ trong hàng Bồ Tát chúng, mà cũng là thượng thủ cả chúng hội, ngài thường vì chúng hội mà khải thỉnh nơi Đức Bổn Sư. Ngài cũng là người thường thay mặt Đức Bổn Sư mà khai thị diệu pháp cho chúng hội.

Cực Lạc Thế Giới là tinh hoa của Hoa Tạng Thế Giới. Giả như không phải tinh hoa, thì Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát cần gì phải đi vãng sanh về Cực Lạc? Ngài Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát đều là Đẳng Giác Bồ Tát, đích thật đều trụ ở Hoa Tạng Thế Giới. Vì sao 2 Ngài còn phải đi gặp A Di Đà Phật? Đồng tu chúng ta không chịu nhờ cậy Phật Từ lực, chẳng hóa coi mình hơn cả Đức Văn Thù Phổ Hiền, chẳng phải quá ngạo mạn sao?

Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát cùng phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc. Bài kệ đồng phát nguyện:

Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại
Diện kiến bỉ Phật A Di Đà
Tốc đắc vãng sanh An Lạc sát
Ngã ký vãng sanh bỉ quốc dĩ,
Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện,
Nhất thiết viên mãn tận vô dư,
Lợi lạc nhất thiết chúng sanh giới,
Bỉ Phật chúng hội hàm thanh tịnh,
Ngã thời ư thắng liên hoa sanh,
Thân đổ Như Lai Vô Lượng Quang,
Hiện tiền thọ ngã Bồ Đề ký,
Mông bỉ Như Lai thọ ký dĩ,
Hóa thân vô số bách câu chi,
Trí lực quảng đại biến thập phương,
Phổ lợi nhất thiết chúng sanh giới.

Dịch:

Nguyện tôi lúc mạng sắp chấm dứt,
Trừ sạch hết thảy mọi chướng ngại,
Tận mắt thấy Phật A Di Đà,
Liền được vãng sanh cõi An Lạc,
Tôi đã vãng sanh cõi ấy rồi,
Hiện tiền thành tựu đại nguyện này,
Viên mãn hết thảy không còn sót,
Lợi lạc hết thảy chúng sanh giới,
Chúng hội Phật kia đều thanh tịnh,
Khi đó tôi sanh trong sen đẹp,
Chính mắt thấy Phật Vô Lượng Quang,
Liền được Phật thọ ký Bồ Đề,
Được đức Như Lai thọ ký rồi,
Hóa thân vô số trăm câu chi,
Trí lực rộng lớn trọn mười phương,
Lợi khắp hết thảy chúng sanh giới.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Đạo Phật là gì? Con đường đưa người trở về cố hương giác ngộ

Định Tuệ

Con đường ngắn nhất để thành Phật

Định Tuệ

Người niệm Phật không nên sợ chết

Định Tuệ

Làm sao để dẫn dắt chúng sanh? Làm sao để họ giác ngộ?

Định Tuệ

Niệm một câu A Di Đà Phật có thể diệt trừ tội sanh tử 80 ức kiếp?

Định Tuệ

Tinh xá Kỳ Hoàn trong thành Thất La Phiệt

Định Tuệ

Nhất định phải đoạn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước

Định Tuệ

Chú Dược Sư tiếng Việt và tiếng Phạn, lợi ích khi trì tụng thần chú

Định Tuệ

Tại sao học Phật pháp lại phải tọa thiền?

Định Tuệ

Viết Bình Luận