Trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm, không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất.
Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm, không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất mà một vị Hòa thượng khuyên bảo!
1. 6 hành vi làm hao tổn phước báo của một người
a. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh
Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: “Người phụ nữ không hay tức giận, thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.”
Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là: “Lửa thiêu rừng công đức”. Chỉ một cơn lửa giận, có thể thiêu cháy hết cả phúc đức.
Người xưa thường khuyên rằng: “Oán giận một lần đối với một người bình thường, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người Đại Đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp.” Hậu quả rõ ràng nhất là: “Phúc mỏng mệnh nông”.
b. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ, người đã sinh ra mình, nuôi mình lớn lên, che chở bảo vệ cho mình khi hoạn nạn, khó khăn, vì mình có thể hy sinh cả thân mạng… Là việc đứng đầu trong những việc làm: “Tổn phúc bại lộc”.
Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công, bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…
Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ, lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy Thiên Nhân, quỷ Thần đều sẽ đến bảo hộ.
Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ, thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ, thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó, sau này lớn nên cũng có thể trở thành người có sự nghiệp.
Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận, nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú. Nói xấu, xuyên tạc bậc Thánh Hiền, Đại Đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.
c. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác
Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở, thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người, một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện.
Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người, thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”
Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì, thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế!
d. Khoe khoang, khoa trương bản thân
Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn, dần dần sẽ khiến quỷ Thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.
e. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác
Nói những điều xấu, điều không đúng về người khác, là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất, chiêu mời tai họa của quỷ Thần giáng xuống.
Hơn nữa, còn dùng những lời nói đồn đại không đúng sự thật, để khoa trương bản thân, cố ý hạ thấp người khác, khiến cho người bị nói tức giận khó chịu, thì làm sao có thể sống bình an đây?
g. Thường xuyên sát sinh
Sát sinh, là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh, thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh.
Bởi vì, sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước, thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.
Hòa thượng Tịnh Không!
2. Phải biết quý tiếc phước báo của mình
Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin.
Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn.
Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều.
Niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, và toàn tâm, tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, luôn luôn lập tâm, xem định bụng như vậy là lòng thiện.
Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý. Người tu hành thật sự, một tờ giấy cũng không phí. Tuy khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày được làm ra rất dễ dàng. Nhưng cũng cần phải e ngại, dè dặt, không thể phung phí. Những gì có thể tiết kiệm, dùng hết khả năng mà tiết kiệm. Như thế, bạn có thêm phước, do đó thọ hưởng không hết.
Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy? Phước không còn, lộc tận, người vong.
Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết.
Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin.
Chúng ta là người học Phật, thường hay tiếp xúc với Kinh giáo. Đối với lý luận này, cơ hội nghe được sự thật chân tướng nhiều hơn. Nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại? Do bởi ảnh hưởng của toàn xã hội. Đại đa số mọi người không tin, cho là lời của Phật và Bồ Tát chưa hẳn là thật.
Cho nên, chúng ta thấy được rất nhiều người học Phật với tấm lòng hoài nghi, tuy nghe rõ ràng, nghe Minh bạch, nhưng cảnh giới hiện tiền vẫn chạy theo cảnh giới trước mắt, không trở đầu lại được.
Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó. Tuyệt đối không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì.
Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì rắc rối vô cùng, lời này là thật. Lời nói này của tôi, trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thầy Thích Pháp Hòa!
3. Phước báu là gì?
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức.
Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
Chúng ta hãy xem người đời và tục ngữ, ca dao nói:
- Có phúc mặc sức mà ăn.
- Phúc đức tại mẫu.
- Phúc như Đông Hải (Phúc nhiều và to lớn như Biển Đông)
- Phước chủ lộc thầy.
- Phúc bất trùng lai.
- Vô phúc đáo tụng đinh.
- Người trồng cây cảnh người chơi. Ta trồng cây phúc để đời cháu con.
- Khi chúc tụng nhau người ta chúc Phúc, Lộc, Thọ. Có Lộc, có Thọ mà vô Phúc thì cũng vất đi. Làm quan lớn, giàu có, quyền thế nhưng vợ con chết hết, cô quả cô độc thì cũng là vô phúc.
- Khi gia đình gặp tai nạn khốn khó hoặc con cái bất hiếu chúng ta nói “Nhà vô phúc”
- Đang giàu có, quyền thế (bây giờ gọi là đại gia, đại tư bản) bỗng nhiên bị truy tố ra tòa, kết án có khi tịch thu gia sản, tử hình người, người đời nói “phước đức hết rồi”.
- Nhà giàu có sang trọng quyền thế, con gái con trai hư hỏng, phá nát của cải của cha mẹ, gây tiếng xấu cho gia đình …người đời gọi đó là nhà vô phúc.
- Con cái không đến nỗi nghèo đói, đuổi mẹ già ra ngoài đường sống như một kẻ ăn mày, người đời gọi đó là “bà mẹ bạc phước”.
Đọc thêm: Phước báu là gì? Phước đức có bị hết hay không?
Tâm Hướng Phật/TH!