Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người học Phật có cần đoán mệnh hay không?

Người học Phật có cần đoán mệnh hay không? Trong kinh Phật nói cho chúng ta rất nhiều đạo lý. Tướng do tâm sanh, cảnh tùy tâm chuyển.

Người học Phật có cần đoán mệnh hay không? Trong kinh Phật nói cho chúng ta rất nhiều đạo lý. Tướng do tâm sanh, cảnh tùy tâm chuyển. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, đây đều là những điều trong kinh thường nói. Chúng ta nghe đến nỗi quen tai.

Nếu như thực sự hiểu rõ đạo lý này, chúng ta còn cần đoán mệnh hay không? Không cần nữa. Phật Bồ Tát hướng dẫn chúng ta, đây là trong kinh Tiểu thừa thường nói, trong A Nan Vấn Sự Phật Cát Hung Kinh đã nói điều này rất rõ ràng. Chúng ta dựa vào điều gì để hiểu rõ cát hung họa phước, dựa vào điều gì có thể tránh hung rước cát. Đây là thường tình của nhân sinh. Điều này Phật không phản đối.

Phật nói với chúng ta, chỉ cần tâm thái của quí vị tốt, vì sao vậy? Nó tùy tâm chuyển, thân tùy tâm chuyển, quí vị xem cảnh cũng tùy tâm chuyển, vậy chỉ cần tâm tốt, không có thứ gì không tốt. Thứ không tốt cũng có thể chuyển biến thành tốt, hóa hung thành kiết. Hóa tai nạn thành kiết tường. Khả năng này mỗi người đều có, không phân biệt nam nữ già trẻ, tất cả đều có.

Chúng ta do đã mê rồi, không biết dùng như thế nào, Phật dạy cho chúng ta, cổ đức thường nói: sửa tâm, sửa là sửa ý niệm. Hiện tại người ta nói là tâm thái. Cổ nhân chỉ dùng một chữ tâm để nói, phải sửa tâm. Đem tâm bất thiện sửa thành tâm chơn chánh.

Hiện tại chúng ta nói chỉ cần quí vị khởi tâm động niệm đều là thiện niệm, khởi tâm động niệm nói năng hành động, nhất định không có tự tư tự lợi, tai nạn của quí vị liền không còn nữa, họa hoạn liền xa lìa quí vị. Niệm niệm không có bản thân, niệm niệm, cuộc đời chúng ta trên thế gian này, mục đích ở đâu, đến đây lần này là vì điều gì?

Ở trong kinh Phật dạy chúng ta: nghiệp lực chủ tể, quí vị không thể không đến. Trong đời quá khứ tạo ra có nghiệp, gọi là “nhân sinh thù nghiệp”, điều này trong kinh Phật nói như vậy, không sai chút nào. Đã đến nhân gian rồi, chúng ta nên làm những việc gì?

Chúng ta nên sửa đổi nghiệp lực của chúng ta. Chúng ta viễn ly những nghiệp bất thiện, chuyên tu thiện nghiệp. Không những tu thiện nghiệp, mà còn tu tịnh nghiệp. Tu thiện nghiệp phước báo nhân thiên.

Chúng ta hiện nay đã hiểu được, phước báo nhân thiên không ra khỏi lục đạo luân hồi, không thể vượt qua lục đạo luân hồi, sau này sự việc phiền phức vẫn rất nhiều. Không nên làm những sự việc này nữa. Sự việc này không được làm, cho nên phải tu tịnh nghiệp.

Tịnh nghiệp là gì? Đoạn ác tu thiện, trong đó không có tự tư tự lợi, không có danh văn lợi dưỡng, không có ngũ dục lục trần, không có tham sân si mạn, thiện nghiệp này chính là tịnh nghiệp. Tịnh nghiệp có thể giúp đỡ chúng ta, siêu việt tam giới, siêu việt lục đạo.

Người tu tịnh nghiệp niệm Phật, nhất định được sanh Tịnh Độ, đây là điều chúng ta nên nắm vững. Đặc biệt là tuổi trung niên trở lên. Đời người đã qua một nửa rồi, có lẽ phải giác ngộ, nhất định không làm những việc ngốc nghếch nữa. Kinh Kim Cang dạy chúng ta học tập: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Chúng ta phải có thể làm được.

Cũng chính là nói, không nên để những sự việc này trong lòng nữa. Trước đây luôn luôn quan tâm đến bản thân, bây giờ học cách quan tâm đến người khác, không nghĩ đến bản thân, vì sao vậy? Người khác là bản thân mình, mình và người không hai, phân biệt mình và người, đây là lục đạo phàm phu, tự tha không hai, đó chính là siêu việt lục đạo rồi.

Quí vị nghĩ thử xem, lợi người thực sự là lợi ích bản thân, chỉ quan tâm bản thân thực sự là hại bản thân. Vì sao vậy? Vì tăng trưởng ngã chấp, ngã chấp là giả, không phải là thật. Phật Pháp dạy quí vị phá ngã chấp, quí vị ngày ngày đang tăng thêm ngã chấp, tăng trưởng ngã chấp, vậy không nguy hại sao? Làm sai rồi! Cho nên phải buông ngã chấp xuống.

Toàn tâm toàn lực vì người khác phục vụ. Ngày nay chúng ta nói vì chúng sanh khổ nạn mà phục vụ, vì chánh pháp cửu trú để học tập. Chăm chỉ nỗ lực học tập để chánh pháp được cửu trú, tất cả công đức hồi hướng cho chúng sanh, toàn tâm toàn lực giúp đỡ chúng sanh, vậy là đúng rồi. Ngã chấp như vậy là không cần phá mà tự nhiên nó bị nhạt dần, nhạt dần lâu ngày, bất giác liền không còn nữa.

Trích đoạn trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 153
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Minh Tâm
Thời gian: 30.09.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Vãng sanh Cực Lạc không phải là chết, mà là sống mà ra đi

Định Tuệ

Công đức và phước đức khác nhau như thế nào? 

Định Tuệ

Thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu

Định Tuệ

Những tính chất đặc biệt của Đạo Phật

Định Tuệ

Vì sao người vãng sanh về Cực Lạc lại được bất thối chuyển?

Định Tuệ

Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát

Định Tuệ

Nhân quả của lòng tôn kính Phật được quả báo bất khả tư nghì

Định Tuệ

Người tu không khó, chỉ đừng đam mê ngũ dục

Định Tuệ

Phật dạy cho chúng ta điều gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận