Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ngã là gì? Biết ngã là hư vọng thì liền nhận ra cái ngã chân thật

Các vị tu tập để nhận ra chân ngã từ tự tánh. Đó là từ cái ngã hư dối, mà đạt đến chân ngã. Chỉ cần nhận biết ngã là hư vọng, thì quý vị liền nhận ra cái ngã chân thật.

Với hội Kinh Thủ-lăng-nghiêm, nơi giảng là Tịnh xá Kỳ-hoàn, trong vườn Ông Cấp Cô Độc, trong thành Xá-vệ (Śravāsti), nơi Đức Phật cùng các đệ tử tu tập.

Trong hội kinh này, thính chúng là những Đại tỷ-khưu và Đại bồ-tát.

Khi A-nan nói: “Như thật tôi nghe.” “Tôi” có nghĩa là muốn đề cập đến “giả ngã” của hàng bồ-tát. Có bốn nghĩa khác nhau về Ngã:

  1. Hàng phàm phu vọng kế chấp trước thân mình cho đó là Ngã.
  2. Hàng ngoại đạo do vọng tưởng hư huyễn cho rằng có một thần ngã gọi là ngã nên họ cho ngã chính là Thượng đế.
  3. Hàng bồ-tát tùy thuận thế gian mà thị hiện nên gọi là “giả ngã.”
  4. Đối với Đức Phật, đó là chân ngã pháp thân.

Hàng phàm phu chấp thân của mình là thật ngã, thực ra thân này chỉ là nơi trú ngụ tạm thời, giống như ở khách sạn. Quý vị có thể ở trong khách sạn một thời gian, nhưng rồi cũng phải ra đi, không thể ở đó mãi mãi được. Hàng phàm phu không hiểu được đạo lý này. Họ cho rằng: “Thân xác này là tôi”, nên họ cố gắng tẩm bổ và trang sức cho thân thể thật nhiều, tìm kiếm sự hưởng thụ cho bản thân. Họ ham muốn có nhà sang vườn đẹp. Họ bận rộn trong việc trang sức áo quần sang trọng, ăn uống chất bổ dưỡng và sống thật xa hoa, cốt chỉ để bồi bổ thêm cho túi da hôi thối của họ.

Thân thể con người chỉ là cái túi da hôi thối. Quý vị đừng có tin vào nó. Hãy thử nhìn xem: ghèn tiết ra từ mắt, chất ráy tai đều là thứ bất tịnh. Mũi đầy chất nước nhờn và miệng đầy nước miếng và đờm giãi bất tịnh. Nếu quý vị không đánh răng trong ba ngày, hơi thở sẽ có mùi hôi thối nồng nặc. Nếu trong ba đến bốn ngày, không tắm rửa, thân thể quý vị bắt đầu hôi thối và nếu thân thể tiết ra mồ hôi, thì thân ấy sẽ dơ bẩn chỉ trong một đến hai ngày. Phân và nước tiểu rất là dơ bẩn. Những thứ bất tịnh thường xuyên tiết ra từ cửu khiếu (chín bộ phận trên thân thể) là: mắt, tai, mũi, miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục, những thứ ấy đều là bất tịnh. Có gì để yêu quý cái thân ấy? Quý vị có thể khoác vào cho nó những thứ đẹp đẽ, ướp đầy nước hoa, làm nô lệ săn sóc cho nó suốt ngày với những thứ son phấn như một cô phụ nữ có thói quen thường trang sức cho mình. Tất cả là để làm đẹp cho cái vỏ sò hư huyễn gọi là thân thể này. Bất luận thức ăn dù ngon bổ đến mấy, nó cũng biến thành phân. Trang điểm cho thân thể cũng như trang hoàng cho cái phòng vệ sinh bằng những vật liệu quý báu. Bất luận nhà vệ sinh có sang trọng chừng nào, nó cũng chỉ là nơi chứa đựng những chất dơ bẩn.

Quý vị còn nghĩ rằng bên trong cơ thể con người là sạch sẽ nữa không? Hãy cho tôi biết cái gì tốt đẹp của thân xác? Khi gần đến lúc chết, nó chẳng còn lưu luyến tình cảm gì với quý vị cả. Nó chẳng nói: “Vừa qua bạn đã quá tốt với tôi, nay tôi sẽ sống thêm vài ngày nữa để giúp đỡ bạn.” Nó chẳng thể nào làm như thế. Vậy rốt cục, cái thân có tốt đẹp gì đâu? Vậy mà kẻ phàm phu phải chấp trước vào cái thân ấy và còn cho rằng thân ấy chính là ngã, là ta.

“Đây là thân thể của tôi.” Họ nói:

“Anh đánh tôi! Tôi không cho phép anh làm vậy! Sao anh dám nhục mạ tôi?”

Rốt ráo thì ai là “anh”? Anh ta còn chưa biết được mình là ai, còn nói rằng người khác nhục mạ hoặc đánh đập mình. Anh ta không nhận ra được mặt mũi chân thật của mình mà chỉ biết cái cái thân thật chính là tôi. Tinh thần và chân ngã mới là cái ngã chân thật, nhưng anh ta không nhận ra được điều đó. Ngay cả anh ta còn chưa biết cách để nhận ra chúng, anh ta chỉ ra vẻ mình đang làm những việc chính đáng bằng cách làm nô lệ cho thân xác mình.

Nếu sự quan tâm trước tiên của quý vị là nên dành hơn một nửa cho mình, thì quý vị sẽ không có được suy nghĩ chính xác về cuộc đời. Bất kỳ người nào sống như vậy đều sẽ không thể nào làm được điều gì hợp lý. Anh ta bận tâm vì bản thân mình đến mức loại bỏ hết những người khác. Thế nên tôi chẳng bao giờ bận tâm về mình. Tôi chỉ bận tâm vì lợi ích cho mọi người. Nếu ai cần tôi giúp đỡ, tôi sẽ sẵn sàng giúp họ bất luận trong tình huống nào.

Ngoại đạo chủ trương Thần ngã. Họ nói: “Ngã là cái gì? Ngã là Thượng đế. Có rất nhiều dạng khác nhau của loại thần ngã này, nhưng ở đây không bàn luận nhiều”.

Giả ngã của hàng bồ-tát là gì? Khi A-nan nói: “Như thật tôi nghe,” A-nan là người đã giác ngộ, lúc đó A-nan giúp cho chúng ta nhớ lại lời Phật dạy, A-nan đã chứng quả a-la-hán rồi, thế nên a-nan không còn chút “tự ngã” nào nữa. Khi nói “Như thật tôi nghe,” A-nan chỉ tùy thuận thế gian, đưa ra một giả ngã để cảnh tỉnh cho hàng phàm phu được biết tường tận họ đang bị dính mắc vào tự ngã.

Bồ-tát thì không có một tự ngã riêng biệt, các vị biết rõ hàng phàm phu vướng mắc vào ý niệm sai lầm xem thân xác là ngã. Các vị tu tập để nhận ra chân ngã từ tự tánh. Đó là từ cái ngã hư dối, mà đạt đến chân ngã. Chỉ cần nhận biết ngã là hư vọng, thì quý vị liền nhận ra cái ngã chân thật.

Tại sao bây giờ chúng ta tham cứu Phật pháp? Là vì chúng ta đang tìm cầu đạo lý chân thực này.

Tại sao chúng ta tìm cầu đạo lý chân thực? Vì chúng ta nhận ra tất cả mọi hiện tượng trên thế gian đều là hư giả và chúng ta muốn tìm cái chân thật trong cái hư giả.

Chân ngã từ trong tự tánh mà hàng bồ-tát nhắm tới là gì? Đó là thành Phật. Thành Phật là chân ngã.

Trước khi quý vị thành Phật, cái “tôi” của quý vị là hư vọng. Bồ-tát biết cái “tôi” là hư dối, nhưng kẻ phàm phu lại cho rằng :

“Cái ông nói rằng cái “tôi” là hư dối, nhưng như tôi thấy, thân thể tôi rất tuyệt hảo. Nó rất mạnh khỏe, rất cao, rất cân đối và đẹp trai. Các ông nói nó hư dối, nhưng tôi thấy nó rất thực.”

Anh ta không thể nhìn xuyên suốt, nên không thể buông bỏ được chấp trước. Không xả bỏ được, nên anh ta không thể tự tại được. Câu “Như thật tôi nghe” biểu thị sự chứng ngộ của hàng Thanh văn.

Quý vị có thể nói: “Bây giờ, về cơ bản, là tai nghe. Tại sao không nói “tai nghe như vậy” lại nói “Như thật tôi nghe.”

Dĩ nhiên là tai chẳng thể nào nghe được. Tai chỉ là một bộ phận của bộ máy nghe. Cái thực sự nghe được là tánh nghe, nó luôn luôn hiện hữu. Đó là tâm của cái nghe, cái nghe được là “pháp như thị.”

Quý vị sẽ hỏi: “Pháp nào là như?” Đó là Kinh Thủ-lăng-nghiêm, bản kinh mà Pháp sư Bát-thích-mật-đế chép lại trên tấm lụa mỏng rồi xẻ thịt trên cánh tay và dấu vào trong đó. Ngài mang kinh đến Trung Hoa, được dịch sang tiếng Hán, và bây giờ kinh đã được truyền sang Mỹ quốc và sẽ được dịch sang tiếng Anh. Đó là những gì chính A-nan đã nghe Đức Phật giảng. Đó là tất cả những gì đạo Phật đã truyền sang Trung Hoa, đó chẳng phải là chuyện A-nan dựng nên với tư cách cá nhân. Đó là pháp mà Đức Phật đã giảng nói.

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 1!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm một câu A Di Đà Phật có thể diệt trừ tội sanh tử 80 ức kiếp?

Định Tuệ

Chướng ngại lưu thông Phật Pháp, quả báo là A Tỳ địa ngục

Định Tuệ

Muốn đoạn trừ ngã tướng cần phải không có tâm phân biệt

Định Tuệ

Học Phật pháp mình cần phải có tâm chân thật

Định Tuệ

Mười điều khó ở cõi Ta bà so sánh với mười điều dễ ở Tịnh độ

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Thần Chú Đại Bi

Định Tuệ

Bồ Tát Tái Lai

Định Tuệ

Tỷ-khưu có nghĩa là gì? Thế nào gọi là Chúng?

Định Tuệ

Lợi ích của pháp môn niệm Phật không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Viết Bình Luận