Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Mười điều tâm niệm của người niệm Phật cần có

Cầu cho tất cả mọi người đời này và mãi mãi đời sau được theo Chánh pháp của Đức phật để có cuộc sống bình an, hạnh phúc, khỏe mạnh, giàu có, yêu thương.

Dưới đây là mười điều tâm niệm của người niệm Phật cần có:

1. Cung kính tín thuận Phật A Di Đà, quan tâm yêu thương giúp đỡ người khác, đối với bản thân thì khiêm hạ, nhu hòa.

2. Giữ luân thường đạo lý, hết lòng làm tròn bổn phận, bỏ việc tà vạy, giữ lòng chân thành, phụng sự việc công, tuân thủ pháp luật, làm người dân lương thiện.

3. Tự biết mình là kẻ ngu si, tội ác hơn người khác, không có chút tư cách để đánh giá người khác. Chẳng nói thị phi, chẳng nghe thị phi, chẳng truyền đạt thị phi, chẳng so sánh thị phi. Chẳng tìm lỗi người, chẳng nói lỗi người, chẳng kể việc riêng tư của người, chẳng tranh nhân ngã. Chẳng trái nhân quả, chẳng ôm lòng oán hận, chẳng có tâm giả dối, dua nịnh.

4. Kính yêu hòa thuận với lục thân quyến thuộc, tôn sùng đức hạnh, phát tâm nhân từ, thích tu kính nhường. Vẻ mặt hiền hòa, lời nói dịu dàng, vui vẻ mỉm cười, thương tưởng chúng sanh, ân cần với người. Khiêm hạ cung kính, chẳng khởi tâm kiêu mạn, thường thấy hổ thẹn, muốn báo đáp ân Phật.

5. Giúp người an tâm, giúp người vui vẻ, giúp người hy vọng, giúp người lợi ích. Xử sự với lòng chân thật, với lòng yêu thương, với lòng biết ơn, với lòng cung kính. Xử sự phải nắm lấy nguyên tắc căn bản, đồng thời phải khéo biết chừng mực. Xử sự đứng trên lập trường của đối phương để dễ thông cảm tha thứ. Xử sự phải tự mình cam chịu thiệt thòi, không so đo tính toán.

6. Học tâm đại bi của Phật, Phật A Di Đà đối với ta như thế nào thì ta đối với người cũng như thế ấy.

7. Sinh hoạt phải giản đơn, chân chất thật thà. Nói năng phải thành khẩn, hòa nhã. Oai nghi phải khoan thai, không vội vàng hấp tấp.

8. Chối tội, cướp công là hành vi của kẻ tiểu nhân, giấu tội, khoe công cũng là việc bình thường của mọi người. Nhường điều tốt đẹp, công lao cho người là hạnh của người quân tử. Chia sẻ điều xấu của người, cùng gánh lấy lỗi lầm với người dù mình không phạm để cho người giảm bớt áp lực là điều mà người có đức hạnh sâu dày phải làm.

9. Quy luật vận hành của trời đất (luật nhân quả), kẻ kiêu mạn tự mãn thì bị tổn phước, người khiêm tốn thì được giúp cho càng đầy đủ. Trời đất, quỷ thần và mọi người đều ghét kẻ kiêu ngạo, tự mãn thì kẻ ấy làm sao không bị tai họa? Người khiêm hạ tích đức được trời đất, quỷ thần và mọi người ủng hộ thì làm sao không phát đạt và hưởng được nhiều phước?

10. Người ở địa vị thấp hèn muốn hiển đạt, trước tiên phải làm cho người khác cảm nhận rằng người ấy có đức khiêm hạ. vì người ấy có đức khiêm hạ, mới có thể nhận lãnh những lời dạy hay, cho nên người ấy được lợi ích vô cùng.

Cầu cho tất cả mọi người đời này và mãi mãi đời sau được theo Chánh pháp của Đức phật để có cuộc sống bình an, hạnh phúc, khỏe mạnh, giàu có, yêu thương.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

28 điều Ấn Quang Đại Sư khuyên bảo người người nên nhớ

Định Tuệ

Phương pháp giúp gia đạo hưng thịnh của người xưa

Định Tuệ

Nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo toan là vô minh tham ái cố chấp

Định Tuệ

Tất cả vật là vô thường, không có gì bền chắc

Định Tuệ

Người không có phước thì không có nghị lực

Định Tuệ

Bát Phong là gì? Làm sao đạt được Bát Phong xuy bất động?

Định Tuệ

Ăn chay và không ăn chay có chỗ nào không giống nhau?

Định Tuệ

Tiết kiệm, chịu khổ một chút có thể giúp đỡ chúng sanh một chút

Định Tuệ

Thế nào là bình an?

Định Tuệ

Viết Bình Luận